Khoa học công nghệ góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô
Sáng 21/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KHKT) Hà Nội đã tổ chức Hội thảo ‘ Sáng tạo Khoa học Công nghệ với sự nghiệp phát triển Thủ đô’ nhằm nâng cao hiệu quả trong việc tuyên truyền, tổ chức.
Và triển khai áp dụng Giải thưởng sáng tao Khoa học Công nghệ (KHCN) Việt Nam tổ chức hàng năm.
Giải thưởng sáng tạo KHCN Việt Nam được tổ chức từ năm 1995. Ngay từ những ngày đầu, hoạt động sáng tạo này đã được TP Hà Nội quan tâm, thành lập Ban Tổ chức Giải thưởng Sáng tạo KHCN và Hội thi sáng tạo Kỹ thuật TP Hà Nội, trong đó, Hội Liên hiệp KHKT Hà Nội là cơ quan thường trực giải thưởng.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội KH&KT Hà Nội Lê Xuân Rao cho biết, đây là dịp để các nhà khoa học trao đổi về kết quả việc triển khai ứng dụng công trình từ sau khi đạt giải đến nay và hiệu quả mang lại; đề xuất, kiến nghị về cơ chế chính sách và các biện pháp đổi mới trong việc tuyên truyền, tổ chức và triển khai giải thưởng. Đây cũng là dịp để cơ quan tổ chức giải thưởng lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các tác giả, qua đó có những cách thức đổi mới tổ chức giải thưởng theo hướng ngày càng tốt hơn, uy tín hơn.
Video đang HOT
Quang cảnh Hội thảo
Tại Hội thảo, các doanh nghiệp, nhà khoa học là tác giả các công trình nghiên cứu đã trình bày tham luận, bao gồm nội dung về kết quả nghiên cứu, kết quả ứng dụng và kiến nghị đề xuất. Trong đó, nhiều công trình nghiên cứu đạt giải thưởng VIFOTEC, đã được ứng dụng thực tiễn, mang lại lợi ích trong phát triển Thủ đô trên mọi lĩnh vực như: công trình nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất đông trùng hạ thảo trên nhộng tằm sống và trên nguồn cơ chất tổng hợp quy mô công nghiệp; Quy trình xử lý xác thực chống hàng giả (CheckVN); Quy trình và hệ thống thiết bị sấy rác sử dụng thiết bị thu hồi nhiệt có khối vật liệu thu nhiệt không chuyển động; Công nghệ chế tạo và ứng dụng lồi cầu và thân xương hàm dưới bằng vật liệu y sinh PEEK; Tăng kinh phí cho nghiên cứu khoa học…
Cũng tại Hội thảo, các đại biểu đã thẳng thắn chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng nhằm nâng cao chất lượng, vị thế của giải thưởng, cách tháo gỡ những khó khăn trong nghiên cứu hoa học cũng như những băn khoăn của doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ. Trong đó đề xuất, tăng cường kinh phí cho hoạt đông nghiên cứu hoa học; Có những cơ chế, chính sách, hỗ trợ các đề tài nghiên cứu khoa học sớm được đưa vào ứng dụng cũng như đăng ký bản quyền sáng chế; Hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong vay vốn đầu tư sản xuất và quỹ đất để đặt xưởng sản xuất. Trong giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ, cần đưa tính sáng tạo, tính chuyển giao, ứng dụng theo đúng tên giải thưởng; Đổi mới trong tư duy đánh giá và công nhận các công trình khoa học có giá trị cao; Cần có quy chế riêng đối với các công trình phát minh sáng chế;…
Theo Kinh Tế Đô Thị
Nhật Bản ra Sách Trắng về khoa học công nghệ năm 2019
Chính phủ Nhật Bản vừa thông qua Sách Trắng về khoa học và công nghệ năm 2019, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải cải thiện năng lực nghiên cứu cơ bản của nước này.
Trong Sách Trắng, Chính phủ Nhật Bản đã khẳng định tầm quan trọng của nghiên cứu cơ bản, coi đây là nền tảng cho sự phát triển của xã hội và có thể đem lại các giá trị mới cho xã hội cũng như cuộc sống của người dân trong tương lai.
Sách Trắng được đưa ra trong bối cảnh số lượng các báo cáo khoa học có chất lượng của nước này có dấu hiệu suy giảm trong những năm gần đây. Điều này cũng khiến vị trí của Nhật Bản trên trường quốc tế xét về số lượng các báo cáo khoa học có chất lượng cao bị kéo tụt.
Dẫn ví dụ về công trình nghiên cứu điốt phát ra ánh sáng xanh đạt giải Nobel của giáo sư Hiroshi Amano thuộc Đại học Nagoya - người đã phải tiến hành các thí nghiệm tới hơn 1.500 lần, Sách Trắng nhấn mạnh cần phải có một tầm nhìn dài hạn bởi vì, nghiên cứu cơ bản đòi hỏi thời gian và công sức.
Ảnh minh họa
Theo thống kê được đưa ra bởi NHK News, lĩnh vực nghiên cứu cơ bản của Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Cụ thể, mặc dù ngân sách dành cho khoa học công nghệ của Nhật Bản lên tới 3.800 tỷ yên (33,8 tỷ USD) trong năm 2018, cao nhất từ trước tới nay, nhưng chỉ bằng 1/5 ngân sách dành cho nghiên cứu cơ bản của Trung Quốc năm 2016.
Bên cạnh đó, tỷ lệ các nhà nghiên cứu trẻ dưới 35 tuổi ở các trường đại học quốc lập đang giảm, từ con số 17,5% năm 1998 xuống còn 9,6% năm 2016.
Mặt khác, số lượng nghiên cứu khoa học được công bố cũng giảm. Trong giai đoạn 2004-2006, Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 4 trong số các cường quốc khoa học hàng đầu thế giới về báo cáo nghiên cứu. Đến giai đoạn 2014-2016, nước này đã tụt xuống vị trí thứ 9 trong danh sách này.
Theo VietQ
DMC với triển vọng phát triển dịch vụ khoa học kỹ thuật dầu khí Vừa qua, Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí - CTCP (DMC) phối hợp cùng Viện Khoa học Vật liệu - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (IMS-VAST) tổ chức Hội thảo 'Triển vọng phát triển Dịch vụ khoa học kỹ thuật dầu khí'. Tham dự Hội thảo có PGS.TS Đoàn Đình Phương - Viện...