Khoa học chứng minh: Gừng càng già càng cay, người càng già càng share nhiều tin fake trên Facebook
Một phát hiện từ các nhà nghiên cứu ở Mỹ đã chỉ ra sự thực khá thú vị về chuyện thế hệ các cô dì chú bác dùng Facebook ngày nay.
Mới đây, một cuộc điều tra từ các nhà nghiên cứu ở Đại học Princeton và Đại học New York (Mỹ) đã cho thấy phần lớn người dùng Facebook càng lớn tuổi sẽ càng có xu hướng chia sẻ nhiều tin tức giả mạo, vô căn cứ nhiều hơn. Hiện tượng này xảy ra không kể giới tính, dân tộc, cập bậc giáo dục, học vị hay thu nhập trong cuộc sống.
Tất nhiên, thông tin này chẳng có gì là tích cực cả, nhất là khi thời đại ngày nay đang chứng kiến sự nổi dậy chiếm lĩnh của mạng xã hội len lỏi vào cuộc sống của tất thảy mọi người. Được biết, số người click vào các fake news bị chia sẻ đi chưa hẳn đã nhiều, nhưng tốc độ lan truyền của nó rất nhanh và dễ dàng vượt xa giới hạn Facebook, không ai có thể dám chắc chắn về các nguy cơ đi kèm.
Không phải ai cũng nắm rõ được những kỹ năng check độ xác thực của thông tin trên Facebook.
Video đang HOT
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã tiến hành xem xét hành vi dùng mạng xã hội của 3500 người, bao gồm các các đối tượng có và không dùng Facebook. Ngày 16/11 vừa qua, họ đã yêu cầu nhóm có dùng Facebook cài đặt thêm một ứng dụng riêng bên ngoài, có tác dụng hỗ trợ gửi các bài đăng cũng như dữ liệu cá nhân của mình về cho nhóm phụ trách theo dõi và phân tích.
Sau cùng, dựa vào ứng dụng riêng đó, họ có thể kiểm tra các thông tin về những link được chia sẻ trên trang cá nhân của từng người. Hóa ra, phần lớn trong số đó đều là những cái tên thuộc làu dính líu thường xuyên đến lịch sử lan truyền tin giả mạo. Đặc biệt, số người lớn tuổi hơn lại rất dễ bị cám dỗ và nhấn nút share cho những link như thế này, với thống kê nhiều gấp gần 4 lần so với giới trẻ 11% so với 3%). Hơn nữa, tổng số lượng tin tức giả được lan truyền bởi những người từ 65 tuổi trở lên sẽ nhiều gấp đôi những ai tử 45-65 tuổi, gấp 7 lần nhóm 18-29 tuổi.
Dù vậy, nhóm nghiên cứu không kết luận chính thức về nguyên nhân gây ra thói quen đó, mà chỉ nêu lên 2 giả thuyết: (1) những người lớn tuổi thường tiếp xúc với công nghệ và Internet ít hơn, muộn hơn so với thế hệ trẻ nên sẽ không có kỹ năng kiểm soát thông tin tốt như số đông; (2) tốc độ suy nghĩ và xử lý thông tin nhận thức của người già sẽ ít tích cực người trẻ nên dễ nhẹ dạ cả tin.
Gần đây nhất, một trò lừa copy paste dòng trạng thái với nội dung “bảo vệ quyền riêng tư cá nhân trên Facebook” vừa mới xảy ra, cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm và hưởng ứng của nhiều cô dì chú bác dùng Facebook, thường dễ bị ảnh hưởng bởi tu tưởng đám đông mà làm theo. Chính tài khoản đại diện Facebook Việt Nam cũng đã lên tiếng xác nhận đó là tin nhảm nhí và khuyến nghị không nên tin theo.
Theo Tri Thuc Tre
Người cao tuổi chia sẻ tin giả nhiều nhất trên mạng xã hội Facebook
Theo một phân tích mới của các nhà nghiên cứu tại Đại học New York và Princeton, những người cao tuổi (từ 65 tuổi) là nhóm đối tượng chia sẻ tin tức giả mạo (fake news) trên Facebook nhiều nhất.
Ảnh minh họa. (Nguồn: The Telegraph)
Theo một phân tích mới của các nhà nghiên cứu tại Đại học New York và Princeton, những người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) là nhóm đối tượng chia sẻ tin tức giả mạo (fake news) trên Facebook nhiều nhất.
Người dùng cao tuổi chia sẻ nhiều tin tức giả hơn những người dùng trẻ tuổi bất kể trình độ học vấn, giới tính, chủng tộc, thu nhập hay số lượng liên kết họ chia sẻ.
Vai trò của tin tức giả trong việc ảnh hưởng đến hành vi cử tri đã được tranh luận liên tục kể từ chiến thắng của ông Donald Trump trước bà Hillary Clinton trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
Ít nhất một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tin giả ủng hộ Trump có khả năng thuyết phục một số người bỏ phiếu cho ông thay vì ủng hộ bà Clinton. Do vậy tin giả có khả năng ảnh hưởng đến kết quả cuộc bầu cử.
Trong khi đó, một nghiên cứu khác cho thấy tương đối ít người nhấp vào các liên kết tin tức giả - nhưng tiêu đề của chúng có thể đi xa hơn thông qua News Feed, khiến cho việc định lượng phạm vi tiếp cận thực sự của chúng trở nên khó khăn.
Việc phát hiện những người dùng cao tuổi có nhiều khả năng chia sẻ tin tức giả mạo có thể giúp người dùng phương tiện truyền thông xã hội và bộ phận thiết kế nền tảng có các biện pháp can thiệp hiệu quả hơn để ngăn chặn nhóm đối tượng này khỏi bị lừa.
Nghiên cứu trên được công bố trên trang Science Advances, đã kiểm tra hành vi của người dùng trong những tháng trước và sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Theo VietNamPlus
"Song Đức" sáng rực mạng xã hội sau trận Việt Nam thắng Philippines Song Đức cùng tỏa sáng trong chiến thắng của đội nhà trước đối thủ Philippines, cộng đồng mạng đua nhau chế ảnh bá đạo. "Song Đức" cùng tỏa sáng. CĐM mạng ví Đức như là "thiên thần". Đúng là "gừng càng già càng cay" mà. "Họa Đức" lại tiếp tục hót vang. "Tài năng trẻ 33 tuổi" Anh Đức của đội tuyển Việt...