Khó yêu nhưng đã yêu thì rất thành thật và ngu ngơ…
Những người con gái như nàng, khó yêu, nhưng đã yêu thì chẳng khác con điên: Thành thật và ngu ngơ. Những đứa con gái như nàng, đau thì giấu vào tim, lấy vẻ đẹp tạm bợ của mình để đối phó với thiên hạ.
Nàng khờ khạo, cá tính và ngông. Nhưng không phải cái khờ của một “cô Ngốc”. Đôi khi nàng ước giá mà ngu thật thì tốt, đã đỡ biết bao nhiêu. Đằng này nàng dại khờ trong mắt đàn ông. Người ta dán nhãn cho nàng cái mác “ngồ ngộ”. Nghĩa là gì? Nghĩa là đáng yêu, có chút dễ thương đấy, nhưng chẳng làm được tích sự gì. Cái thứ ấy chỉ để chơi thôi, để ai đấy giải khuây, đổi vị, còn lâu dài với nàng thì xem ra người ta chẳng màng.
Nàng ngộ theo kiểu nửa mùa. Có nghĩa là mỗi thứ biết một chút, để rồi chốt lại là không biết cái gì sất. Phàm là con gái mà bị gọi ngu hẳn có khi còn được đời thương, đằng sau nửa ngây nửa khôn như thế dễ bị liệt vào hàng “giả nai”, làm màu. Thôi kệ, chẳng khôn nổi với thói đời, mà ngu hẳn thì càng khó. Ai muốn nghĩ gì thì nghĩ, nàng cứ là chính mình.
Những cô gái như nàng khi yêu, bấn loạn và hết mình. Yêu như một con thiêu thân, không cần quan tâm tới đời tư, sự nghiệp người ta ra sao . Cho nên, thế mới bảo nàng ngu, nàng khờ. Yêu chẳng giữ lại được chút xíu tự trọng cho lòng mình. Nhưng tình yêu ấy, nó sắc lắm, như con dao luôn được mài sẵn. Vì nàng khờ, nên nàng đứt lưỡi, vì nàng khôn nên nàng biết đau.
Nàng khờ khạo, cá tính và ngông. Nhưng không phải cái khờ của một “cô Ngốc” (Ảnh minh họa)
Lần đầu tiên rung rinh, nàng làm con thiêu thân lần 1. Nhưng một thời gian, nàng phát hiện ra, người ta chỉ đang đặt nàng lên bàn cân với vô số người con gái khác. Với nàng, họ là duy nhất, nhưng với họ nàng chẳng biết mình đứng số nào.
Phải thời gian rất dài sau đó, nàng mới làm con thiêu thân lần 2. Để rồi, một ngày đẹp trời, nàng nhận ra người ta đã có người khác. Nàng hóa ra chỉ là mảnh vá tạm bợ cho những tháng ngày ai đó cô đơn.
Những cô gái như nàng, lúc đau, nhớ người ta lại lẩm nhẩm câu thần chú: Cút ra khỏi cuộc đời tôi. Tuy nhiên, chẳng phải khi nào câu thần chú ấy cũng phát huy được tác dụng.
Video đang HOT
Những cô gái như nàng, lúc đau, nhớ người ta lại lẩm nhẩm câu thần chú: Cút ra khỏi cuộc đời tôi (Ảnh minh họa)
Những người con gái như nàng, khó yêu, nhưng đã yêu thì chẳng khác con điên: Thành thật và ngu ngơ. Những đứa con gái như nàng, đau thì giấu vào tim, lấy vẻ đẹp tạm bợ của mình để đối phó với thiên hạ.
Những cô gái như nàng, ngày nhìn các cô gái khác tay trong tay với ai kia mà lòng tự hỏi tại sao họ không đẹp bằng mình nhưng họ lại hạnh phúc thế kia. Những cô gái giống nàng, lướt facebook nhìn ảnh cưới rạng rỡ của bạn, có chút tủi thân, mình đâu đến nỗi, tại sao lá xanh rồi tới mùa lá rụng, vẫn cứ trơ trọi một mình.
Những cô gái được gọi là có xíu xiu nhan sắc như nàng, đôi khi vin vào đấy để làm cớ mà cười. Đôi khi, tự khen mình đẹp để tạm quên đi sự bạc đãi của đời. Những cô gái như nàng, cũng gọi là đẹp đấy, mà chắc gì đã có quà như ai.
Theo Guu
Người thông minh nhất trên đời là người thành thật nhất
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều người quan niệm "thẳng thắn thật thà thường thua thiệt", họ thường chấp vào được mất ở trước mắt mà quên rằng, chỉ có dám sống thật với chính mình, chúng ta mới đủ sức vượt qua những khó khăn của cuộc sống và đạt được thành công xuất sắc trong sự nghiệp.
Năm mười ba, mười bốn tuổi, Án Thù đã nổi tiếng khắp nơi về sự học rộng, đa tài của mình. Án Thù là một nhà văn, nhà chính trị nổi tiếng thời Bắc Tống. Những nhà thơ lớn thời đó như Âu Dương Tu, Phạm Trọng Yêm, v.v... đều là học trò của ông.
Năm mười ba, mười bốn tuổi, Án Thù đã nổi tiếng khắp nơi về sự học rộng, đa tài của mình. Các quan lại địa phương rất mến mộ tài năng của ông và đã quyết định tiến cử với triều đình, cho ông đi gặp hoàng thượng.
Thật trùng hợp! Khi Án Thù đến kinh thành thì cũng đúng là lúc đang diễn ra kỳ thi đình. Người tham gia cuộc thì này là đều là những ông cống, ông nghè được các địa phương lựa chọn, cử đi thi. Án Thù không phải tham gia thi tuyển, mà được tiến cử đến gặp nhà vua. Nhưng Án Thù cho rằng, chỉ có thông qua thi cử mới có thể đánh giá mình có tài học thực sự hay không. Vì thế ông chủ động xin được tham dự kỳ thi và đã được nhà vua ân chuẩn.
Tham gia kỳ thi này có hơn 1.000 người. Có nhiều người là học giả cao tuổi đã liên tục ứng thí trong nhiều năm, mái đầu đã điểm bạc. Có nhiều người là thí sinh trẻ tuổi đang tràn đầy sức xuân và người ít tuổi nhất trong kỳ thi này chính là Án Thù.
Sau vài ngày chấm thi vất vả, các quan chủ khảo công bố, Án Thù là một trong những thí sinh có điểm cao nhất và được vào cung điện diện kiến nhà vua để tiến hành thi thêm lần nữa. Lúc đầu, ông cũng hơi lo lắng, nhưng ngay sau đó ông tự trấn an rằng tuổi của mình còn nhỏ, nếu kết quả thi không cao thì điều này chứng tỏ học vấn của mình vẫn còn nông cạn, vốn kiến thức của mình vẫn chưa đủ, cần phải tiếp tục khắc khổ học tập, có gì phải lo lắng, sợ hãi chứ? Sau khi nhận đề thi, Án Thù xem cẩn thận, và cảm thấy ngạc nhiên khi phát hiện đề thi này ông đã từng làm trước đây và được rất nhiều người thầy danh tiếng khen ngợi.
Lúc bấy giờ tâm trạng án Thù rất mâu thuẫn. Quả thực bài văn đó do ông tự viết, bây giờ chỉ cần chép lại, đương nhiên nó cũng phản ánh được trình độ học vấn của bản thân, không thể nói là sao chép được, hơn nữa quan chủ khảo và các thí sinh khác đều không biết. Thế nhưng, ông lại nghĩ bài văn đó do mình ngồi ở nhà viết đương nhiên sẽ thuận lợi hơn ngồi viết ở trong phòng thi. Nếu ở phòng thi thì chưa chắc đã viết tốt được như thế. Án Thù nhớ đến lời dạy của thầy: "Nghiên cứu học vấn cần phải trung thực, nếu như buông lỏng thì chỉ làm hại bản thân mà thôi". Nghĩ vậy, nên ông quyết định nói ra sự thật, yêu cầu quan chủ khảo đổi cho ông đề thi khác. Thế nhưng luật lệ trường thi rất nghiêm khắc. Mấy lần Án Thù định lên tiếng đều bị quan giám thị ngăn lại. Bất đắc dĩ Án Thù phải lấy bài văn đã viết làm cơ sở sau đó tiến hành sửa chữa, thêm thắt. Án Thù đã hoàn thành bài thi một cách nhanh chóng.
Sau vài ngày chấm thi vất vả, các quan chủ khảo công bố, Án Thù là một trong những thí sinh có điểm cao nhất và được vào cung điện diện kiến nhà vua để tiến hành thi thêm lần nữa.
Khi gặp Án Thù, nhà vua vui mừng nói: "Bài thí của nhà ngươi trẫm đã đích thân xem rồi, không ngờ nhà ngươi nhỏ tuổi mà có tài học vấn sâu rộng như thế?". Nghe nhà vua nói thế, Án Thù vội vàng quỳ xuống tâu rằng mình có tội. Rồi ông kể lại cho nhà vua nghe về sự may mắn trong kỳ thi vừa rồi, đồng thời xin nhà vua ra cho mình một đề thi khác để làm ngay trong cung điện.
Sau khi nghe Án Thù nói xong, cung điện bỗng im phăng phắc. Ai cũng ngạc nhiên, nghĩ thầm: "Cậu bé này quả là ngốc, người khác mong được may mắn như vậy mà không được, thế mà cậu ấy còn muốn đổi đề khác để thi lại". Một lát sau, nhà vua cười lên thật to và nói: "Quả thật trẫm không nhìn nhận ra. Nhà ngươi không những có tài học vấn uyên bác, mà còn rất thành thật. Được rồi trẫm sẽ cho ngươi được toại nguyện". Ngay lập tức, nhà vua cùng các đại thần bàn bạc với nhau, rồi đưa ra một đề bài có mức độ khó hơn để Án Thù làm ngay trước mặt mọi người. Án Thù cố gắng kiềm chế sự căng thẳng, hồi hộp, tập trung tâm trí nhanh chóng hoàn thành bài thi và nộp cho nhà vua. Mọi người xem xong đều trầm trồ khâm phục. Nhà vua cũng rất vui mừng, khen ngợi Án Thù không ngớt lời và phong ngay cho ông học vị tương đương với tiến sĩ. Đồng thời nhà vua còn dặn dò các đại thần phong cho Án Thù một chức quan, để ông có điều kiện rèn luyện, hy vọng sau này ông sẽ trở thành rường cột của đất nước. Ngay sau đó, Án Thù được bổ nhiệm một chức quan nhỏ ở viện hàn lâm, nhưng vì bổng lộc ít nên cuộc sống của ông hết sức chật vật.
Án Thù suốt ngày đóng cửa đọc sách, không bao giờ tiệc tùng chơi bời. Thời bấy giờ thiên hạ thái bình, trong kinh thành đâu đâu cũng thấy cảnh vui chơi, đàn hát. Các quan trong triều ai cũng ba ngày một tiệc lớn, năm ngày một lần đi du ngoạn. Cuộc sống thật nhàn hạ, thoải mái. Án Thù cũng rất thích uống rượu, làm thơ và mong muốn được giao lưu với các văn nhân khắp thiên hạ nhưng hiềm một nỗi không có tiền nên ông không thể thực hiện được ý muốn của mình. Ngày nào cũng vậy, sau khi làm xong công việc, ông lại trở về thư phòng đọc sách, hoặc cùng bạn bè bàn luận về văn chương.
Một thời gian sau, triều đình muốn tuyển chọn một viên quan phò giúp Thái tử, với điều kiện học vấn cao và phẩm hạnh phải tốt. Các đại thần phụ trách việc tuyển chọn rất thận trọng trong lần tuyển người này. Họ tiến hành xem xét, sàng lọc nhiều lần, nhưng vẫn chưa lựa chọn được ai. Nếu chọn lựa người không đảm đương được nhiệm vụ họ sẽ bị nhà vua quở trách.
Một hôm, nhà vua ra chiếu chỉ, yêu cầu các quan phụ trách việc tuyển lựa phải đưa Án Thù vào danh sách các ứng viên. Vì thời gian trôi qua đã lâu nên rất nhiều đại thần không biết Án Thù là ai. Sau khi dò hỏi, họ mới biết đó là một viên quan nhỏ trong viện hàn lâm. Mọi người đều cảm thấy kì lạ bởi không hiểu tại sao nhà vua lại đánh giá Án Thù cao như vậy.
Thì ra, nhà vua nghe nói Án Thù suốt ngày đóng cửa đọc sách, không bao giờ tiệc tùng chơi bời, lại nghĩ đến sự thể hiện của Án Thù trong cung điện, nên ông cho rằng Án Thù không chỉ là người có tài năng mà còn là người chăm chỉ, thật thà. Lựa chọn một người như thế phò tá cho Thái tử quả là rất thích hợp. Chính vì thế, nhà vua đích thân đề cử Án Thù.
Các đại thần phụ trách việc tuyển chọn người dạy dỗ cho Thái tử đã sàng lọc rất nhiều người nhưng không tìm được ai. Nhà vua chợt nhớ đến Án Thù và đã quyết định chọn ông. Trước khi nhận chức vụ mới, theo thông lệ Án Thù phải đến cảm tạ nhà vua. Sau khi căn dặn Án Thù, nhà vua khen ngợi ông: &'&'Ngày ngày đóng cửa đọc sách, không tiệc tùng rượu chè, quả là một tấm gương sáng cho mọi người học tập".
Án Thù nghe xong, bèn cúi đầu nói: "Thần không phải là không muốn rượu chè, vui chơi cùng với văn nhân trong thiên hạ. Nhưng chỉ vì thần nghèo túng, không có tiền nên không thể giao du cùng với họ. Nếu thần có tiền, chắc chắn thần cũng sẽ làm như người khác. Thần cảm thấy hổ thẹn trước lời khen của bệ hạ!".
Nhà vua nghe xong rất cảm động và nghĩ bụng: Nhất định mình phải trọng dụng những người thành thật như thế này.
Từ đó trở đi, chức quan của Án Thù ngày càng cao, danh tiếng cũng càng ngày bay xa. Nhưng ông luôn giữ được đức tính thành thật và tinh thần cần cù chịu khó cho đến tận những ngày cuối cùng của cuộc đời.
Một nhà văn nổi tiếng đã từng nói: "Có sự thành thật, cuộc sống con người sẽ tràn ngập ánh nắng". Biểu hiện cụ thể của đức tính thành thật là dám nói lên sự thật, không nói những điều dối trá. Làm việc nghiêm túc, nói năng thật thà, đó là phẩm chất đạo đức mà một người muốn đạt được thành công xuất sắc trong sự nghiệp cần phải có.
Người dân cho xây tượng để tưởng nhớ tài đức vẹn toàn của Án Thù. Một vị chính trị gia lớn đã từng nói: "Những người tự cho mình là thông minh thường không có được những kết cục tốt đẹp. Người thông minh nhất trên thế giới là người thật thà nhất. Bởi vì chỉ có những người thành thật mới vượt qua được sự thử thách của lịch sử và thực tiễn".
Theo Guu
Cái giá của hành động trung thực Tôi đã chọn cách làm ăn thành thật, kể cả trong lúc khó khăn nhất. Và kết quả khiến tôi không bao giờ phải hối hận với thái độ kinh doanh mà mình lựa chọn Đây là câu chuyện xảy ra vào buổi trưa tháng 8/2010 tại thành phố New York, Hoa Kỳ. Harris và một đồng nghiệp trong công ty quảng cáo...