Khổ vì quy định lỗi thời – Kỳ 3: Ăn bánh mì… để thi đấu thể thao
Tại Ninh Thuận, chế độ dành cho các vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài… tham gia đại hội điền kinh, hội thi quốc phòng trong ngành giáo dục vẫn còn áp dụng mức chi theo quy địnhcách đây 12 năm.
Hằng năm, cứ đến dịp tổ chức đại hội điền kinh, hội thi quốc phòng của ngành là giáo viên phụ trách bộ môn thể dục – quốc phòng các trường ở Ninh Thuận lại lo lắng cho chuyện ăn, ngủ của những vận động viên (VĐV) khi tham dự cuộc thi. Thầy Q., Hiệu trưởng Trường THPT ở H.Bác Ái cho biết, đã hơn 12 năm sau khi UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành quyết định mức chi cho HLV, VĐV và các đối tượng khác tham gia hoạt động TDTT các cấp thuộc ngành giáo dục nhưng đến nay vẫn không thay đổi. Cụ thể: Chi tiền ăn cho các HLV, VĐV tham dự cấp tỉnh là 10.000 đồng/ngày/người đối với cấp tiểu học 15.000 đồng/ngày/người đối với cấp THCS và cấp THPT là 20.000 đồng/ngày/người tiền thuê phòng ngủ cho VĐV, HLV, các phó trưởng đoàn… thì được thanh toán theo thực tế tại địa phương nhưng tối đa không quá 20.000 đồng/ngày/người. Riêng đối với các VĐV dự thi cấp quốc gia (kể cả thuốc bồi dưỡng) được chi 30.000 đồng/ngày/VĐV…
Những quy định lỗi thời về chế độ bồi dưỡng khiến học sinh không thể đạt được thành tích tốt khi tham gia các đại hội TDTT – Ảnh: Thiện Nhân
Sáng, trưa, chiều độc món bánh mì
Trên thực tế mức kinh phí được chi (20.000 đồng/ngày/VĐV) chỉ đủ mua nước uống cho các em học sinh trong những ngày tham dự giải. Vì vậy, cứ đến dịp có thông báo của cấp trên chuẩn bị tuyển chọn “tài năng” của cấp cơ sở tham gia đại hội TDTT cấp tỉnh là một nỗi lo cho nhà trường. Lo không phải ở khâu tuyển chọn, luyện tập mà là tính toán chi tiêu cho các em được “no cái bụng” trong những ngày tham gia thi đấu.
Video đang HOT
Thầy T., phụ trách bộ môn thể dục – quốc phòng của Trường THPT huyện Bác Ái cho biết, vừa qua nhà trường có phân công đưa gần 40 em học sinh là VĐV các môn bóng đá, bóng chuyền, điền kinh, kéo co… vượt đoạn đường dài hơn 60 km bằng xe buýt xuống phố tham gia hội thi. Tiêu chí đầu tiên trường giao cho trưởng đoàn là phải đảm bảo sức khỏe của các em còn việc giành huy chương là thứ yếu.
Khi đến nơi các thành viên trong đoàn lo chạy khắp nơi tìm chỗ ăn giá rẻ nhất. Tuy nhiên, ở TP.Phan Rang-Tháp Chàm (kể cả vùng nông thôn) không có quán bình dân nào chịu phục vụ 3 bữa cơm với giá 20.000 đồng/ngày/người. Rất may, một thành viên trong đoàn nhanh trí đưa ra sáng kiến, đó là bánh mì bình dân. Không còn cách nào khác, trưởng đoàn đồng ý thực đơn cho cả đoàn: sáng – trưa – chiều đều độc món bánh mì!
Vào cuộc thi, một VĐV điền kinh của trường này đang dẫn đầu đường chạy cự ly 1.500 m bất ngờ ngất xỉu ở những mét cuối về đích. Thầy T. đến hỏi thăm thì em này vô tư trả lời: “Không sao thầy ơi, em xỉu vì đói!”.
Thức trắng đêm vì muỗi đốt
Thầy C., phụ trách bộ môn thể dục – quốc phòng ở Trường THPT Ninh Sơn, kể: “Năm rồi, tôi dẫn hơn 30 em tham dự đại hội điền kinh cấp tỉnh. Trước khi lên đường, chúng tôi có bàn với Hội Cha mẹ học sinh nhà trường hỗ trợ thêm tiền ăn cho các em trong những ngày tham dự giải. Tuy nhiên, khi đến nơi thì phát sinh thêm một việc, đó là chuyện thuê phòng ngủ cho các em”.
Theo thầy C., khắp TP nhưng không có phòng trọ nào có giá bình dân theo như giá tiền đã quy định, mặc dù đã ghép 6-7 em vào một phòng. Một người dân tốt bụng ở gần địa điểm diễn ra cuộc thi gợi ý cho thầy trò vào ở, chỉ tính tiền điện và nước sinh hoạt. Nhà khá rộng, thầy và trò có chỗ nằm thoải mái nhưng không có chăn màn, chiếu gối nên đành động viên nhau ngủ tạm. Nửa đêm, thầy C. đi dạo một vòng thấy các em hầu như không ngủ được vì muỗi nhiều quá. Sáng ra, mặt mày thầy và trò ai cũng phờ phạc, đỏ hoe vì mất ngủ nhưng vẫn phải ra sân tranh tài. “Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, tôi bị phụ huynh mắng cho một trận vì để cho các em ngủ “bụi” muỗi đốt đỏ cả người. Tôi biết phải giải thích làm sao?”, thầy C. tâm sự.
Theo TNO
Bịt lỗ hà, ra lỗ hổng
Cứ mỗi độ Tết về lại thấy những chuyến xe lặng lẽ chở quần áo, chăn ấm, thực phẩm lên các tỉnh miền núi, chia sẻ, sưởi ấm cho những phận người ăn chưa đủ no, mặc chưa đủ ấm.
- Làm từ thiện hảo tâm từ xưa đến nay đều quý trọng ở sự âm thầm, lặng lẽ. Làm phúc mà lại nói ra thì còn gì là phúc. Đợt rét vừa qua ở Hà Nội, các cô cậu sinh viên đại học miệt mài đạp xe, thức trắng đêm mang quần áo ấm che chở cho những mảnh đời vô gia cư.
- Người nghèo thất cơ lỡ vận, kiếm miếng cơm manh áo, dặt dẹo góc vườn hoa, ngõ hẻm, mái hiên... cũng cần được cưu mang, giúp đỡ. Từ thiện ngay quanh mình cũng quý như đi tới vùng sâu, vùng xa, nghèo khó.
- Chí phải! Theo tôi còn phải từ thiện quanh năm chứ không chỉ theo... mùa, theo phong trào.
- Khốn nỗi người nghèo ở ta hay dễ bị tổn thương vào lúc bão lụt, rét tai hại, lạm phát, nợ công... Chính lúc ấy mới cần tài trợ, hỗ trợ, từ thiện. Còn ngày thường thì bà con tự thân vận động, tự thoát nghèo.
- Nhiều lúc tôi cứ nghĩ lẩn thẩn, bao chương trình mục tiêu giảm nghèo của nước ta được Liên hợp quốc tuyên dương, vậy mà còn hơn 2,5 triệu hộ nghèo và hơn 1,5 hộ cận nghèo. Không biết đến bao giờ mới hết người nghèo, hết làm từ thiện?
- Ngay ở Mỹ giàu cũng còn cả triệu người nghèo, chỉ có điều chênh lệch giàu nghèo không "khủng" như ở ta là bởi có quá nhiều "lỗ hổng" chưa thể bịt được.
- Vậy thì bịt kín những lỗ hổng thất thoát, thua lỗ, tham nhũng là đương nhiên sẽ bớt đi hộ nghèo, người nghèo?
- Chưa chắc, có khi bịt lỗ hà, ra lỗ hổng. Có những quỹ đầu tư hàng chục năm nay như Quỹ Nâng cao chất lượng dân số, nhưng tiền tiêu ra sao, bồi bổ cho người, chống bệnh tật hiểm nghèo thế nào... vẫn mù mờ. Còn nhiều quỹ Nhà nước được đầu tư hàng trăm tỷ mỗi năm mà không biết chi tiêu ra sao.
Theo ANTD
Khổ vì quy định lỗi thời - Kỳ 2: 7.000 đồng/ngày tiền son phấn So sánh định mức, chi phí cho cán bộ, công chức giữa các ngành, có lẽ ngành văn hóa, giáo dục được xếp vào hàng thấp bét bảng và "ốm đói" nhất. Nhiều quy định từ thuở xa xưa giờ vẫn đang tồn tại, chậm sửa đổi kìm kẹp, bó buộc hoạt động nghệ thuật của diễn viên. Tuyên truyền viên N.V.Đ thuộc...