Khó tin gái nạ ròng được hoàng đế Trung Quốc phong làm hoàng hậu
Trong số các hoàng đế Trung Quốc, Hán Cảnh Đế Lưu Khải được người đời nhớ đến với chuyện tình ‘kinh thiên động địa’ với gái nạ ròng Vương thị. Dù từng có chồng và con riêng nhưng Lưu Khải vẫn rất yêu chiều và sắc phong Vương thị làm hoàng hậu.
Theo sử sách, hoàng đế Trung Quốc Hán Cảnh Đế Lưu Khải có một cuộc tình đặc biệt với gái nạ ròng Vương thị (khuê danh là Vương Chí).
Khác với nhiều phi tần của Hán Cảnh Đế, trước khi nhập cung, Vương thị từng kết hôn với Kim Vương Tôn và sinh cho người này một người con gái tên là Kim Tục.
Dù con gái đã có chồng con nhưng mẹ của Vương thị đi xem bói biết được con mình có số phú quý về sau này nếu bỏ chồng. Vì vậy, bà tìm mọi cách hủy bỏ cuộc hôn nhân của Vương thị.
Theo đó, Vương thị bỏ chồng Kim Vương Tôn và trở về nhà mẹ đẻ. Tiếp đến, mẹ đẻ của Vương thị sử dụng các mối quan hệ để đưa con gái vào cung của Lưu Khải (khi ấy ông là hoàng tử).
Là gái nạ ròng, từng có con riêng nhưng Lưu Khải vẫn rất mực yêu thương, sủng hạnh Vương thị và phong cho bà làm Mỹ nhân. Về sau, Lưu Khải lần lượt được sắc phong làm Thái tử và đăng cơ lên ngôi hoàng đế.
Vương thị trở thành sủng phi của Lưu Khải khi sinh hạ được một người con trai tên là Lưu Triệt. Người con trai này nhờ có mẹ được vua ân sủng nên nhận được đặc ân lớn.
Lưu Triệt được phong thành Giao Đông Vương khi mới 3 tuổi – cùng năm với Lưu Vinh được lập làm Thái tử. Theo luật lệ nhà Hán khi ấy, các hoàng tử không thể được sắc phong cùng năm với thái tử.
Lưu Khải bất chấp mọi quy định và dị nghị của đại thần để sắc phong cho Lưu Triệt. Khi Lưu Triệt 5 tuổi, Bạc Hoàng hậu bị phế truất vì không có con trai cũng như không được Lưu Khải sủng hạnh.
Một năm sau, mẫu thân của Thái tử Lưu Vinh là Lịch Cơ nói lời bất kính với Hán Cảnh Đế trong lúc lâm bệnh nặng. Trong lúc tức giận, Lưu Khải phế Thái tử Lưu Vinh và giáng xuống thành Lâm Giang Vương.
Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Cũng trong năm đó, Vương thị được Hán Cảnh Đế phong làm hoàng hậu và con trai Lưu Triệt trở thành thái tử. Khi Lưu Triệt 16 tuổi, Hán Cảnh Đế băng hà. Theo đó, con trai của Vương thị lên ngôi hoàng đế và bà trở thành thái hậu. Khi qua đời vào năm 126 trước Công nguyên, Vương thị được hợp táng với Hán Cảnh Đế ở Dương lăng.
Mời độc giả xem video: Tái hiện trận chiến lịch sử của hoàng đế Napoleon. Nguồn: VTC14.
Tâm Anh (TH)
Vụ mất tích viên kim cương vàng kỳ bí nhất lịch sử
Viên kim cương vàng Florentine là một trong những báu vật nổi tiếng nhất thế giới. Viên kim cương giá trị này qua tay nhiều đời chủ, trong đó có hoàng gia Áo. Tuy nhiên, về sau bảo vật này biến mất một cách bí ẩn.
Khoảng 5 thế kỷ trước, viên kim cương vàng Florentine được tìm thấy trong một mỏ đá ở Ấn Độ. Sau khi được tìm thấy, nó được các thợ kim hoàn giỏi nhất chế tác. Sau khi hoàn thành, viên kim cương Florentine nặng 132,27 carat nhanh chóng trở thành bảo vật được nhiều người biết đến.
Với giá trị lớn, viên kim cương Florentine đã qua tay nhiều người chủ gồm những người giàu có, quyền lực. Đến những năm 1500, viên kim cương Florentine được cho là bị thực dân Bồ Đào Nha cướp khỏi Ấn Độ và lưu lạc đến châu Âu.
Sau khi hoàn thành, viên kim cương Florentine nặng 132,27 carat.
Trong số những người từng sở hữu viên kim cương Florentine có Công tước xứ Tuscany Ferdinand de Medici. Vị công tước này sở hữu viên kim cương này vào năm 1601. Sau khi Ferdinand de Medici qua đời, viên kim cương được truyền cho thế hệ con cháu của vị công tước này. Bà Anna Maria Luisa de' Medici là người cuối cùng của gia tộc Medici sở hữu viên kim cương giá trị trên.
Sau khi bà qua đời năm 1743, bảo vật này được Francis Stephan of Lorraine (người sau này trở thành Đại công tước Tuscany và Hoàng đế La Mã Thần Thánh) mua để làm quà tặng cho vợ - Hoàng hậu Maria Teresa.
Trong suốt một thời gian dài, viên kim cương Florentine được gắn vào vương miện của hoàng gia Áo. Tuy nhiên, sau khi đế quốc Áo-Hung thất bại trong Chiến tranh thế giới 1, viên kim cương quý giá trên lưu lạc sang Thụy Sỹ. Nhà vua Charles I là người cuối cùng sở hữu viên kim cương Florentine. Kể từ đó, không ai biết tung tích của bảo vật này.
Một số giả thuyết cho rằng viên kim cương Florentine đã được cắt thành nhiều viên nhỏ và đem bán cho những người chủ khác nhau. Cũng có người cho rằng bảo vật này bị đánh cắp nên không ai rõ tung tích của nó. Trong suốt nhiều năm qua, không ít người đi tìm nhưng viên kim cương Florentine vẫn bặt vô âm tín.
Theo Kiến thức
Đại dịch từng giết chết 2.000 người ở Rome mỗi ngày Ở giai đoạn đỉnh cao của đại dịch Antonine, có tới 3.000 người La Mã cổ đại chết mỗi ngày, trong đó 2.000 người tại Rome. Kết thúc dịch, tổng cộng 5 triệu người đã chết, nhưng đến nay người ta vẫn chưa chắc chắn về nguyên nhân gây ra thảm họa này. Tranh mô tả dịch bệnh Antonine (hay dịch Galen) tại...