Kho thuốc súng giúp hoàng đế Quang Trung đại phá quân Thanh
Theo chuyên gia vũ khí Vũ Đình Thanh, vào thời Tây Sơn, Hoàng đế Quang Trung đã khai thác phân chim, phân dơi tại Trường Sa, Hoàng Sa để chế tạo thuốc súng và vũ khí hủy diệt phốt pho.
Theo chuyên gia vũ khí Vũ Đình Thanh, lịch sử ghi lại hình ảnh vua Quang Trung – Nguyễn Huệ trong bộ chiến bào sạm đen khói súng dẫn đầu đoàn quân chiến thắng tiến vào thành Thăng Long giữa tiếng reo hò hân hoan của binh lính, dân chúng kinh thành.
Đội quân của vua Quang Trung trong 5 ngày đã tiêu diệt hơn 30 vạn quân xâm lược nhà Thanh. Theo hịch của Tôn Sĩ Nghị (chủ tướng quân Thanh) thì đội quân nhà Thanh khi đó có 50 vạn quân và 50 vạn phu, tổng cộng là 1 triệu quân.
“Vì sao mà chiến bào của vua Quang Trung lại sạm đen khói súng? Đó là vì thời đó không chỉ đội quân của vua Quang Trung mà cả thế giới sử dụng thuốc nổ đen với thành phần chính là diêm tiêu (75%), bột than củi giã mịn (15%), lưu huỳnh (10%). Thành phần của thuốc súng hay là thuốc nổ đen chủ yếu là diêm tiêu mà diêm tiêu là từ phân chim và phân dơi mà có”, ông Thanh cho biết.
Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ là anh hùng kiệt xuất của lịch sử dân tộc.
Nhìn ra thế giới, vua Anh George I ( 1660-1727 ) đã có một đạo luật đặc biệt là tất cả phân chim thuộc về nhà vua, ai mà lấy một chút phân chim thôi là có khi mất mạng. Thời đó, giá của phân chim ngang bằng giá của bạc. Vua nước Anh đã làm như vậy vì phân chim chính là thuốc súng mà súng là sức mạnh của nhà vua, của đất nước đã chiếm được nửa thế giới.
Sau đó, nước Mỹ đã có một đạo luật rất đặc biệt đó là Đạo luật phân chim. Phần đầu của Đạo luật Phân chim ghi rõ: “Bất cứ công dân nào của Mỹ tìm được tích trữ phân chim trên bất cứ hòn đảo nào, đá nào, bãi cát nào mà không thuộc quyền pháp lý của chính quyền khác và không bị công dân của chính quyền khác chiếm cứ thì sẽ thuộc về Mỹ”.
Mỹ dùng cách để chiếm cứ, sở hữu các hòn đảo, bãi đá này một cách hòa bình. Thậm chí, đạo luật quy định chính phủ Mỹ có trách nhiệm mang quân đội bảo vệ quyền sở hữu các đảo có phân chim đó.
Thế kỷ 17-18, người Mỹ coi phân chim quan trọng vì thực dân châu Âu khi đó có một thứ vũ khí vượt trội là súng cho phép họ chiến thắng người bản địa da đỏ. Súng sử dụng thuốc súng với thành phần chính là diêm tiêu và diêm tiêu được sản xuất từ phân chim. Nhờ đó, thực dân châu Âu chiếm được cả châu Mỹ.
“Đạo luật phân chim của Mỹ đã mô tả các đảo như quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam chúng ta. Trên các quần đảo đó có một lượng phân chim, phân dơi khổng lồ. Phân chim và dơi giàu phốt pho, là nguồn nguyên liệu vô tận để làm thuốc súng (hay còn gọi là thuốc nổ đen). Hoàng Sa, Trường Sa chính là nguồn thuốc súng vô tận đủ để vua Quang Trung khẳng định được sức mạnh quân đội vượt trội của mình”, ông Thanh phân tích.
Tại nước ta, chưa rõ súng được sử dụng lần đầu tiên trong quân đội Đại Việt từ khi nào, còn chính sử lần đầu tiên đề cập đến việc sử dụng súng đó là sự kiện trong trận đánh trên sông Hải Triều (nay là khúc sông giáp với hai huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên và huyện Hưng Nhân, tỉnh Thái Bình), tướng nhà Trần là Trần Khát Chân đã sai quân dùng súng bắn vào thuyền chiến, giết chết vua Chiêm là Chế Bồng Nga.
Đến thời Hồ, súng đã được sử dụng phổ biến, thậm chí nhà Hồ còn chế tạo cả pháo với chủng loại khác nhau. Sách Việt kiệu thư cho biết, chỉ tính riêng trong trận Lục Giang ngày 21/2 năm Đinh Hợi (1407) giữa quân nhà Hồ với giặc Minh xâm lược, các loại súng pháo sử dụng nhiều, tên đạn trận đó “bắn ra như chớp giật”.
Thuốc nổ đen và phốt pho trong hỏa cầu Tây Sơn đều được chế tạo từ phân chim, phân dơi từ Hoàng Sa, Trường Sa. Ảnh minh họa.
Tại Việt Nam sau đó, súng hỏa mai là thứ vũ khí phổ dụng kể từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19. Vua nhà Lê, vua nhà Mạc, chúa Trịnh, chúa Nguyễn đều trang bị súng hỏa mai với số lượng khổng lồ cho quân đội. Sử sách lẫn văn học đều ghi chép các trận đánh thời đại này là “đạn bay như sao sa” .
Chúa Trịnh đã được đặt cho biệt danh là Thủy Vương vì có một lực lượng hải quân khá hùng hậu trong khi Chúa Nguyễn được gọi là hỏa vương vì quân đội miền nam được trang bị khí giới đầy đủ và tân tiến hơn. Đó cũng là lý do tại sao Đàng Trong tuy kém thế hơn nhưng vẫn cầm cự được mà không bị đánh bại.
Như vậy, chúng ta thấy rõ, quân đội Đại Việt xưa đã được trang bị rất nhiều loại súng, pháo thần công, mà súng, pháo thì cần thuốc súng tức là cần phân chim, phân dơi. Phân chim, phân dơi là nguồn gốc sức mạnh vũ khí của các triều đại phong kiến Việt Nam (từ phát bắn tiêu diệt vua Chiêm Thành Chế Bồng Nga đời nhà Trần, trải qua nhà Hồ, nhà Lê, thời Trịnh – Nguyễn phân tranh tới thời Tây Sơn của Hoàng đế Quang Trung).
Điều này có thể khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa có nguồn phân dơi khổng lồ, rất quan trọng đối với quân đội Đại Việt của vua Quang Trung trong chiến dịch đại phá quân Thanh năm 1789 và khẳng định sức mạnh vượt trội của quân đội Đại Việt.
Phân chim, phân dơi trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không chỉ cung cấp diêm tiêu để làm thuốc súng mà còn cung cấp một thứ vũ khí khác biệt để quân đội Đại Việt của vua Quang Trung chỉ trong có 5 ngày tiêu diệt đội quân xâm lược nhà nghề, từng mở rộng gấp đôi lãnh thổ Trung Quốc.
Video đang HOT
Theo nghiên cứu của ông Thanh (nghiên cứu này đã được sự xác nhận của các đồng nghiệp là các chuyên gia vũ khí từ NPO ALMAZ, Nga), thứ vũ khí để giúp quân đội Đại Việt của vua Quang Trung có thể chiến thắng chóng vánh quân Thanh chính là phốt pho. Phốt pho có rất nhiều từ phân chim và phân dơi trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Các “hỏa cầu” từ thời vua Quang Trung trong bảo tàng có vỏ gang rất dày, hoàn toàn không bị vỡ ra như chúng ta thường thấy ở lựu đạn ngày nay. Thuốc nổ đen thời đó khá yếu, vì thế nếu mảnh có văng ra thì cũng không nguy hiểm.
Hỏa cầu của Tây Sơn được thiết kế với thành dày để khi nổ thì quả cầu đó không vỡ, tạo áp suất tống một thứ hóa chất, như mô tả của quân Thanh: “Nó (chỉ hỏa hổ-hỏa cầu) nhanh như sấm chớp, nóng như thò tay vào vạc dầu. Quân có tinh nhuệ đến mấy cũng không thể nào tránh và chống đỡ được. Gặp vũ khí này thì gươm đao cũng thành vô hiệu, các dụng cụ công thành, khiên mác cũng hóa vô dụng”.
Ngoài hỏa cầu phốt pho, quân Tây Sơn còn có hỏa hổ nhìn rất đơn giản chỉ là ống đồng nhưng sức mạnh của hỏa hổ đã được sử sách ghi lại khi đối đầu với quân Trịnh: ” Quân Tây Sơn lấy ống hỏa hổ tung ra, quân Trịnh đều tan vỡ, vứt gươm, bỏ giáo, xô nhau chạy trốn thể như núi đổ, chồng chất đạp lên nhau mà chết”.
Theo ghi chép của sử sách nhà Nguyễn về cấu trúc của hỏa hổ: “Tháng Sáu năm thứ 51 (tức năm Bính Ngọ 1786), Nguyễn Nhạc, Nguyễn Văn Huệ công thành, nghe nói có đến hơn 5 vạn quân, khí giới của chúng phần lớn là giáo mác và hỏa đồng còn có tên là hỏa hổ, có bầu lớn, dài chừng một thước (khoảng 30cm), khi lâm trận phun lửa, trong ống tống nhựa thông ra, trúng phải đâu, lập tức bốc cháy”.
Kỹ sư Thanh đã nghiên cứu kỹ lưỡng hỏa hổ và được sự xác nhận của các chuyên gia vũ khí hàng đầu của Nga, qua đó khẳng định nhựa thông được tống từ hỏa hổ ra trùng hợp với vũ khí lửa Hy Lạp từ thế kỷ 12 của người Ả Rập. Nhựa thông có trộn phốt pho nên không cần mồi, khi hỗn hợp nhựa thông trộn phôt pho gặp không khí lập tức tự bốc cháy với nhiệt lượng cực lớn và không dập tắt được.
Theo kỹ sư Thanh, nếu ngày nay các bạn xem pháo hoa thì đó chính là xem hỏa hổ của thời Tây Sơn khai hỏa.
Về công nghệ sản xuất phốt pho từ phân chim và dơi, ông Thanh cho biết, đây là kinh nghiệm có từ ngàn năm nay của cha ông ta. Chỉ cần lấy đất có hỗn hợp phân và nước tiểu dơi ở các hang dơi về nấu lên rồi cô đọng khí bay ra từ hỗn hợp đó là có ngay chất dễ cháy và đó cũng chính là phốt pho.
Cách làm này của quân đội Đại Việt hoàn toàn trùng hợp với cách làm của Hennig Brand (1630-1710), một nhà giả kim người Đức, đã tình cờ phát hiện ra nguyên tố hóa học phốt pho khi đang tìm kiếm “hòn đá triết gia”, một chất được cho là có thể biến kim loại cơ bản thành vàng, ông cũng được thế giới công nhận là người đầu tiên phát hiện ra phốt pho bằng cách chưng cất nước tiểu người trộn với đất).
Mà như chúng ta đã biết, lượng phốt pho trong nước tiểu người nhỏ hơn hàng nghìn lần so với lượng phốt pho trong phân chim tích tụ trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo các khảo sát mà các nhà khoa học Pháp trên tầu De Lanessan tại Hoàng Sa, vào tháng 6 và tháng 7/1926, lượng phân chim có chứa phốt pho tại riêng Hoàng Sa đã là vô cùng lớn.
Ngày đầu thi vào 10 Hà Nội: Có phụ huynh ngất xỉu, nhiều em đến trường thi sát giờ đóng cổng
Hôm nay, gần 105.000 học sinh Hà Nội bước vào ngày thi đầu tiên kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập.
Đúng 8 giờ sáng nay, thí sinh bắt đầu làm bài thi môn Ngữ văn, thời gian kéo dài 120 phút. Buổi chiều, thí sinh thi môn Ngoại ngữ, thời gian 60 phút, bắt đầu từ 14h. Sáng mai, 11/6, học sinh hoàn thành môn thi cuối cùng là Toán trong 120 phút, bắt đầu từ 8h.
Những thí sinh có nguyện vọng vào các trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, Nguyễn Huệ hay lớp chuyên của THPT Chu Văn An sẽ làm thêm bài thi môn chuyên vào 12/6.
Ghi nhận của PV tại điểm thitrường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam:
Ngay từ 6h sáng, nhiều phụ huynh và học sinh đã có mặt tại trường.
Cùng với đó, lực lượng an ninh, dân phòng phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, có mặt từ trước 6h sáng để làm công tác bảo vệ trật tự, giải toả mặt bằng, tránh cho điểm thi khỏi ùn tắc.
Nhiều phụ huynh không quên dặn dò con kiểm tra kỹ lại đồ dùng trước khi vào phòng thi. Những cái bắt tay, ôm chặt được phụ huynh trao cho con để động viên tinh thần.
Chị Huyền (quận Bắc Từ Liêm) có con là Trần Đình Thắng, học sinh trường THCS Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm. Năm nay Thắng có nguyện vọng thi trường THPT Minh Khai (Q.Bắc Từ Liêm). Ngoài ra em cũng thi vào một loạt trường chuyên ở Hà Nội.
Đã là lần thứ 3 đưa con đi thi nhưng chị Huyền vẫn rất căng thẳng. Một phần bởi vì ngày hôm trước đi thi chuyên Khoa học tự nhiên, Thắng dính trận mưa nên ốm. Sáng nay, chị dậy từ 5h để nấu cơm, chuẩn bị đồ cho con ăn chắc bụng để đi thi. Khi con vào cổng trường, chị vẫn đứng lại ngóng con.
Chị cho hay: "Lát mình về nhà nấu cơm rồi mang lên trường thi cho con ăn cho đảm bảo. Vợ chồng mình cũng thuê sẵn nhà nghỉ ở gần trường rồi". Chị Huyền chia sẻ trước ngày thi, Thắng không bị căng thẳng, thoải mái tinh thần.
Chị Huyền (quận Bắc Từ Liêm)
Anh Phạm Hoàng Hải (Q.Hai Bà Trưng), có con tên Phạm Ngọc Anh (THCS Lê Ngọc Hân) năm nay đặt NV1 vào trường THPT Việt Đức. Hôm nay, anh dậy từ 5h30 để chuẩn bị đưa con đi thi.
Trước ngày thi, cả gia đình không căng thẳng, con anh ôn thi rất thoải mái. Một phần vì lực học của Ngọc Anh ở mức khá, có thành tích thi Học sinh giỏi môn Tiếng Nhật cấp Thành phố. Năm nay ngoài nguyện vọng vào THPT Việt Đức thì Ngọc Anh cũng thử sức thi vào THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Giống như chị Huyền, anh Hải đưa con đi thi xong cũng không vội về luôn mà nán lại đến 8h.
Anh Phạm Hoàng Hải (quận Hai Bà Trưng)
Gần 7h, học sinh đến điểm thi đông dần. Nhiều phụ huynh quyết định không về mà ở lại chờ con thi xong.
Nhiều phụ huynh vẫn ở lại điểm thi dù thí sinh đã vào phòng thi, chuẩn bị làm các thủ tục.
một phụ huynh đứng ngóng con.
Tại điểm thi trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, một tình huống hi hữu đã xảy ra khi có phụ huynh ngất xỉu, nôn tại cổng trường. Ngay lập tức, bộ phận y tế của điểm thi đã tiến hành sơ cứu, đồng thời gọi xe 115.
Khoảng 7h30, nhiều em học sinh hối hả chạy vội đến điểm thi. Các em được lực lượng chức năng, lực lượng tình nguyện hỗ trợ đi vào trường thật nhanh.
Năm nay, toàn thành phố Hà Nội có hơn 129.000 học sinh tốt nghiệp bậc THCS, trong đó, 104.917 thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào lớp 10 công lập (tăng 1.000 thí sinh so với năm trước), tỷ lệ chọi trung bình 1/1,79. Năm ngoái tỷ lệ chọi vào lớp 10 công lập trung bình 1/1,67 và năm 2021 là 1/1,61. Như vậy, tỷ lệ chọi vào lớp 10 năm nay dự kiến cao nhất trong 3 năm qua.
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các điểm thi phân công cán bộ coi thi theo nguyên tắc, mỗi phòng thi bố trí 2 cán bộ coi thi ở 2 trường khác nhau; một cán bộ coi thi không coi thi quá 1 lần tại 1 phòng thi.
Khám phá mới về loài thực vật ăn thịt lớn nhất thế giới Triphyophyllum peltatum là loài thực vật ăn thịt lớn nhất đã được xác nhận trên thế giới, nhưng bản chất ăn thịt của nó mãi đến năm 1979 mới được biết đến. Trong số khoảng 370.000 loài thực vật đã biết mọc trên bề mặt Trái đất, số cây "ăn mặn" vốn đã hiếm. Và chỉ có một loại cây được biết là...