Kho tên lửa hùng hậu của Trung Quốc khiến Nga, Mỹ khó chịu
Với khả năng tấn công các tàu sân bay và căn cứ không quân, kho tên lửa hùng hậu của Trung Quốc đang trở thành mối đe dọa tiềm tàng với các đơn vị quân sự của Mỹ tại Đông Á. Vậy đây có phải là thời điểm để thay đổi INF?
Theo các điều khoản quy định trong “Hiệp ước về Vũ khí hạt nhân Tầm trung” (INF) ký kết năm 1987, Mỹ và Nga đã bị cấm thử nghiệm và triển khai phần lớn các loại tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất cho dù chúng mang đầu đạn hạt nhân hay đầu đạn thông thường với tầm bắn từ 500 – 5.500 km.
Tạp chí The National Interest cho hay phía Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc Moscow đã tiến hành thử nghiệm một cặp tên lửa với tầm bắn nằm ngoài giới hạn được INF đặt ra. Nếu Nga thực sự vi phạm INF, đây sẽ là vấn đề khiến châu Âu lo lắng. Thậm chí, hành động này còn đe dọa chiến lược tái cân bằng khu vực châu Á – Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31A của Trung Quốc.
Chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Viện Đánh giá Ngân sách và Chiến lược Mỹ, Evan Braden Montgomery nhận định trước thời điểm quân đội Nga tiến vào Crimea và ủng hộ lực lượng ly khai, Moscow được xem là nguồn cơn của những rắc rối song mức độ lại không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, khi Nga quyết định sáp nhập Crimea, Mỹ sẽ không thể dám chắc rằng châu Âu sẽ vẫn bình an và tự do trong khi Trung Quốc lại đang thực hiện mưu đồ tái định hình khu vực châu Á.
Do đó, những bất đồng liên quan tới INF có thể khiến tình trạng đối đầu Mỹ – Nga tái diễn. Nhưng đây cũng có thể là cơ hội hiếm có để Washington thay đổi hiệp ước INF vốn đã lỗi thời và tăng cường sự hiện diện quân sự tại Tây Thái Bình Dương.
Kho tên lửa lớn dần
Trong khi Mỹ và Nga bị cấm phát triển các tên lửa tầm trung trong hơn 25 năm qua, thì nhiều quốc gia khác bao gồm Trung Quốc lại đang dồn công sức và tiền của để nghiên cứu và chế tạo.
Hiện nay, Bắc Kinh đang nắm trong tay một kho tên lửa đáng nể mà khả năng nằm trong vòng giới hạn của INF bao gồm các tên lửa di động độ chính xác cao. Đây được xem là mối đe dọa nguy hiểm với các quốc gia láng giềng gần Trung Quốc cũng như các căn cứ quân sự của Mỹ tại Đông Á. Không loại trừ khả năng, trong tương lai, các tên lửa của Trung Quốc cũng sẽ trở thành mối lo ngại với Nga.
Video đang HOT
Trung Quốc bắn thử nghiệm tên lửa hành trình chống hạm YJ-62.
Điển hình, nếu một ngày không xa, Đài Loan bị hợp nhất vào đại lục Trung Quốc theo con đường tự nguyện hay bằng vũ lực, Bắc Kinh sẽ lựa chọn phương án di chuyển các loại tên lửa để đưa đối thủ vào tầm ngắm thay vì giảm số lượng chế tạo. Theo đó, Moscow có thể bị trở thành đối tượng nhắm bắn của Bắc Kinh bất chấp việc hai quốc gia này vừa mới ký kết thỏa thuận mua bán khí đốt lịch sử.
Điều này hoàn toàn phù hợp với việc lâu nay, Nga mong muốn rút khỏi INF. Trong hơn 10 năm qua, các quan chức cấp cao Nga đã nhiều lần bóng gió rút khỏi INF với những người đồng cấp Mỹ. Tuy nhiên, dù Mỹ hay Nga muốn rũ bỏ trách nhiệm khi tham gia INF, họ sẽ buộc phải lôi kéo các quốc gia khác gia nhập. Song một điều chắc chắn, Trung Quốc sẽ dường như không quan tâm tới vấn đề này.
Đối với Mỹ, quốc gia này cũng đang cân nhắc khả năng tái chế tạo một số loại vũ khí mà Washington đã phải từ bỏ khi ký kết INF hồi năm 1987. Trong khi đó, các lực lượng vũ trang của Mỹ tại Đông Á đang phải đối mặt với mối đe dọa ngày càng lớn từ các tên lửa Trung Quốc với mục đích tấn công các căn cứ không quân và tàu sân bay.
Do đó, nhiệm vụ giảm trừ năng lực của các lực lượng tên lửa là một phần trong chương trình hoạt động của quân đội Mỹ tại Tây thái Bình Dương. Mỹ thừa biết rằng các loại tên lửa di động là cực kỳ khó phát hiện và phá hủy dù chúng được phóng từ trên không hay đất liền. Trong khi đó, các loại tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình có thể tấn công nhiều mục tiêu cho dù những mục tiêu này được các hệ thống phòng không hiện đại bảo vệ.
Lựa chọn nào cho Nga và Mỹ?
Vậy lựa chọn thứ nhất cho Mỹ là hủy bỏ INF. Nhưng phương án này lại tạo cơ hội cho Nga triển khai các loại tên lửa vốn nằm trong danh mục cấm của INF.
Lựa chọn thứ hai là đa phương hóa INF tức là đưa Trung Quốc tham gia hiệp ước này. Tuy nhiên, khả năng Bắc Kinh sẽ không mấy mặn mà tham gia INF. Bởi trong 10 năm qua, quốc gia này đã dồn sức chú trọng tới phát triển các lực lượng tên lửa.
Cuộc huấn luyện trên núi của Quân đoàn Pháo Binh số 2 Trung Quốc.
Lựa chọn thứ ba là thay đổi các điều khoản trong INF. Thay vì duy trì lệnh cấm sử dụng các tên lửa nằm trong danh mục cấm của INF trên toàn cầu, Mỹ và Nga có thể cân nhắc cho phép triển khai các loại tên lửa này tại châu Á nhưng không sử dụng tại châu Âu.
Trên thực tế, trong các cuộc thảo luận chính thức về INF, Moscow đã bày tỏ mong muốn duy trì hoạt động của một số loại tên lửa tại khu vực phía Đông thay vì tiêu hủy chúng. Nhưng, Mỹ đã quyết liệt phản đối. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh chiến lược hiện nay, lựa chọn sử dụng các loại tên lửa bị INF cấm tại châu Á sẽ giúp cả Mỹ và Nga đối phó với sự lớn mạnh của lực lượng tên lửa Trung Quốc.
Song việc thay đổi hiệp ước là chuyện không hề dễ dàng. Các đồng minh của Mỹ tại châu Á không mong muốn tên lửa của Mỹ hiện diện trên lãnh thổ của họ hoặc tên lửa của Nga tại các nước láng giềng. Còn các đồng minh tại châu Âu sẽ lo ngại rằng trong một ngày không xa, bất cứ loại tên lửa mới nào của Nga cũng sẽ nhắm bắn tới họ. Trong khi đó, Trung Quốc hoàn toàn có khả năng đáp trả bằng việc mở rộng lực lượng tên lửa với số lượng đông đảo.
Đặc biệt, nếu năng lực quân sự của Trung Quốc tiếp tục gia tăng và Bắc Kinh vẫn có những hành động quả quyết, các đồng minh châu Á như Nhật Bản và Philippines sẽ trở thành nơi tiếp nhận lực lượng tên lửa của Mỹ và sẵn sàng hỗ trợ triển khai các loại vũ khí của Nga nhằm ngăn chặn Trung Quốc.
Trong khi đó, các đồng minh trong khối NATO cũng bớt được nỗi lo nếu các tên lửa được triển khai tại châu Á thay vì Washington đưa thêm lực lượng không chiến tới châu Âu.
Cuối cùng, mặc dù đủ khả năng để tự tăng cường năng lực tên lửa, song Trung Quốc không hề mong muốn khơi mào cho một cuộc chạy đua vũ trang với hai cường quốc trên thế giới.
Điều quan trọng nhất là Trung Quốc không muốn đặt mình vào thế khó và gánh toàn bộ trách nhiệm. Hay nói cách khác, Bắc Kinh không muốn phải chứng kiến những tiến bộ quân sự của mình bị phá hủy. Khi không còn lựa chọn nào khác, Trung Quốc sẽ buộc phải ngăn chặn việc Nga và Mỹ triển khai lực lượng tên lửa bằng cách tổ chức các cuộc đàm phán với đề xuất giới hạn lực lượng tên lửa quốc gia.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.
Theo Infonet
Nổ đường ống khí đốt ở Ấn Độ, ít nhất 16 người thiệt mạng
Hiện ngọn lửa đã được dập tắt và hoạt động cứu hộ đang tích cực được triển khai.
Hãng tin AP dẫn nguồn tin từ chính quyền bang Andhra Pradesh, miền Nam Ấn Độ cho biết, có ít nhất 14 người chết và hơn 15 người bị thương sau khi một đường ống dẫn khí đốt phát nổ ở bang này sáng nay (27/6).
Hiện trường một vụ nổ đường ống khí đốt (ảnh minh họa) (Nguồn: techsonia)
Vandana Chanana, một quan chức của Tập đoàn Dầu mỏ và Khí đốt Quốc gia (ONGC) - đơn vị chủ quản của hệ thống đường ống khí đốt nói trên cho biết, vụ nổ đường ống đoạn qua làng Nagaram, quận East Godavari, bang Andhra Pradesh không chỉ gây thương vong mà còn phá hủy nhiều nhà cửa, buộc người dân trong khu vực phải di tản.
Cũng theo vị quan chức này, hiện ngọn lửa đã được dập tắt và hoạt động cứu hộ đang tích cực được triển khai.
Cơ quan chức năng sở tại cho hay, những người bị thương đã được đưa tới bệnh viện gần đó, trong số những người bị thương, có ít nhất 4 trường hợp trong tình trạng nguy kịch.
N. Chinna Rajappa, một lãnh đạo bang Andhra Pradesh cho biết, vụ nổ xảy ra vào khoảng 5h30' sáng 27/6 (theo giờ địa phương) ở Nagaram - ngôi làng cách Hyderabad khoảng 560 km về phía đông, ngọn lửa bốc cao trong khoảng hơn 3 tiếng trước khi được khống chế.
Cũng theo ông Chinna Rajappa, "mức độ thiệt hại đang được các cơ quan chức năng đánh giá. Hiện vẫn còn quá sớm để có thể nói về nguyên nhân của vụ nổ"./.
Theo VOV
Ấn Độ: Nổ đường ống dẫn khí đốt, ít nhất 16 người chết Đường ống dẫn khí đốt quốc gia đoạn đi ngang qua bang Andhra Pradesh, miền nam Ấn Độ, đã phát nổ dữ dội vào ngày 27.6, khiến ít nhất 16 người thiệt mạng và thổi bay nhiều căn nhà. Một công nhân đang xem xét đường ống dẫn khí ở thành phố Ahmedabad (Ấn Độ) - Ảnh: Reuters "Ít nhất đã có 16...