Khổ sở vì lấy chồng con út
Nhà chồng có ‘truyền thống’ chiều đàn ông. Cuối tuần nào, chồng Oanh cũng ngủ đến 9-10h rồi lại lao đầu vào chơi game.
ảnh minh họa
“Chồng tôi quen được mẹ và chị gái làm cho hết nên lười lắm. Nhiều lần, tôi phải lấy giẻ lau chân cho chồng vì nhắc thế nào, chồng tôi vẫn nằm ườn, không chịu đi rửa chân”, Oanh than thở. Cô cho biết gia đình nhà chồng có “truyền thống” chiều chồng. Bà nội chồng và mẹ chồng chẳng để đàn ông con trai trong nhà phải mó tay vào việc gì. Chồng Oanh là con út, trên còn hai chị gái nữa nên càng được cưng. Khi các chị gái đã đi lấy chồng thì mọi việc trong nhà chỉ có mẹ chồng và Oanh cáng đáng hết. Bà nội tuy đã già nhưng vẫn cầm chổi quét nhà, quét sân, hót rác hàng ngày, trong khi đó bố chồng và chồng thì chỉ có mỗi việc cắm điện chạy máy bơm nước hoặc dắt xe máy cho vợ và con dâu.
“Mẹ chồng tôi đảm đang và ‘cổ hủ’ số một. Lúc nào bà cũng tranh việc trong nhà để làm. Làm nhiều mệt mỏi lại kêu ca than vãn nhưng chẳng bao giờ quên chiều chồng và con trai, kể cả khi ốm” – Oanh bộc bạch. Những việc cơm nước, dọn dẹp, giặt giũ… phụ nữ làm đã đành, đằng này cả việc kê bàn, ghế, đóng đinh treo ảnh, gọi thợ sửa nhà dột… mẹ chồng Oanh cũng làm hết, bảo: “Để bố và chồng con nghỉ ngơi. Đi làm kiếm tiền đã mệt lắm rồi”.
Oanh muốn thay đổi lại “truyền thống” chiều chồng nhưng e rất khó. Oanh bảo, mình sẵn sàng chiều chồng nhưng chiều có điều kiện thôi, đi làm về mệt mỏi thì cũng cần được chồng sẻ chia, đỡ đần việc nhà. Những việc như bưng, bê, kê, vác, dắt xe… thì phải nhờ tới đàn ông, chứ cái gì cũng ôm đồm rồi phát ốm giống mẹ chồng thì Oanh không “phục”.
Tuy nhiên chồng Oanh lười thành nếp, lại quen ỷ lại nên Oanh không tránh khỏi ấm ức. Cuối tuần nào, chồng Oanh cũng ngủ tới 9-10h sáng, trong khi vợ phải chợ búa, nấu nướng, dọn dẹp. Ngủ dậy, chồng Oanh chẳng chịu gấp chăn, màn. Oanh nhắc thì chồng chống chế: “Đằng nào tối chẳng ngủ”… Xong, Oanh thấy chồng lao đầu chơi game trên gác tới khi cơm canh xong xuôi, mẹ gọi vài lần mới uể oải xuống ăn cơm. Ăn xong lại ngồi chờ mẹ và vợ dọn mâm, lấy hoa quả, giấy ăn và tăm, nước tận nơi cho.
Video đang HOT
Cũng có chồng là con út, Như (Từ Liêm, Hà Nội) than thở, toàn phải tự đèo con về bên ngoại cách đó 4km mỗi tuần vì chồng cực lười. “Mẹ tôi có đi đâu cũng chẳng bao giờ nhờ ‘con trai bé bỏng’ đèo vì bà xót con gầy, yếu lại mắt kém. Bà toàn tự đi bộ gọi xe ôm nếu muốn đi lễ, chùa hoặc thăm bạn bè. Không thì nhờ chồng, con gái, hoặc con dâu chở đi. Thế nên chồng tôi lười quen, ngoài đi làm, ‘lão ý’ chẳng bao giờ muốn vác xe đi đâu, kể cả chở vợ con đi chơi, về ngoại. Khi con ốm, cũng chỉ có phụ nữ trong nhà đưa thằng bé đi viện vì mẹ tôi lo con trai mất giấc ngủ hay phải nghỉ làm”, Như tâm sự.
Như bảo, trong mắt mẹ chồng, chồng Như bao giờ cũng là “cậu con bé bỏng” nên chẳng bị mẹ sai việc gì. Anh chị chồng và các cháu thỉnh thoảng về chơi, tất bật lo cơm nước trong khi chồng Như được thản nhiên ngồi xem tivi hay chơi game trên điện thoại di động. “Nhiều lúc cũng nhờ được chồng việc này, việc kia nhưng hầu như tôi phải làm hết. Tôi chẳng biết thay đổi chồng làm sao khi mà cả nhà chồng đều chiều chuộng anh ấy”, Như nói.
Khi chồng quen được chiều
Nhiều chị em than thở chồng là con út quen được chiều, sinh lười biếng, ỷ lại. Tuy nhiên không phải anh chồng nào lười cũng là con út hoặc ngược lại, không hẳn cứ là con út thì lười. Lười hay chăm còn do nhiều yếu tố chi phối, chẳng hạn tính cách, thói quen sinh hoạt, cách dạy dỗ của gia đình… Không ít anh chồng vẫn lười dù là con cả, không sống chung với bố mẹ, phải tự lập khi đi học, đi làm nhưng lấy vợ rồi lại ỷ vào vợ…
Ở vào hoàn cảnh này, người vợ không nên vội vã ấm ức, bi quan hoặc cam chịu mà có thể từ từ khích lệ để chồng chăm lên. Có thể vui vẻ nhờ chồng làm một số việc nhà như nhặt rau, cắm cơm, phơi quần áo, quét nhà… đừng ngại sẽ bị mẹ chồng ngăn cản hay can thiệp. Nếu e ngại thì người vợ sẽ rơi vào lối mòn chiều chồng quá, tự tay làm hết mọi việc sẽ khiến chồng lười càng lười thêm.
Người vợ có thể trao đổi với mẹ chồng để hai vợ chồng được đảm trách một việc nào đó như lau nhà, nấu cơm… trong khi mẹ chồng bận việc khác hoặc nghỉ ngơi. Hoặc cũng có thể chọn những công việc mà các thành viên trong nhà đều làm được như dọn nhà, chuẩn bị cơm nước…
Theo VNE
Khổ vì lấy chồng con út
Nhà chồng có 'truyền thống' chiều đàn ông. Cuối tuần nào, chồng Oanh cũng ngủ đến 9-10h rồi lại lao đầu vào chơi game.
"Chồng tôi quen được mẹ và chị gái làm cho hết nên lười lắm. Nhiều lần, tôi phải lấy giẻ lau chân cho chồng vì nhắc thế nào, chồng tôi vẫn nằm ườn, không chịu đi rửa chân", Oanh than thở. Cô cho biết gia đình nhà chồng có "truyền thống" chiều chồng. Bà nội chồng và mẹ chồng chẳng để đàn ông con trai trong nhà phải mó tay vào việc gì. Chồng Oanh là con út, trên còn hai chị gái nữa nên càng được cưng. Khi các chị gái đã đi lấy chồng thì mọi việc trong nhà chỉ có mẹ chồng và Oanh cáng đáng hết. Bà nội tuy đã già nhưng vẫn cầm chổi quét nhà, quét sân, hót rác hàng ngày, trong khi đó bố chồng và chồng thì chỉ có mỗi việc cắm điện chạy máy bơm nước hoặc dắt xe máy cho vợ và con dâu.
"Mẹ chồng tôi đảm đang và 'cổ hủ' số một. Lúc nào bà cũng tranh việc trong nhà để làm. Làm nhiều mệt mỏi lại kêu ca than vãn nhưng chẳng bao giờ quên chiều chồng và con trai, kể cả khi ốm" - Oanh bộc bạch. Những việc cơm nước, dọn dẹp, giặt giũ... phụ nữ làm đã đành, đằng này cả việc kê bàn, ghế, đóng đinh treo ảnh, gọi thợ sửa nhà dột... mẹ chồng Oanh cũng làm hết, bảo: "Để bố và chồng con nghỉ ngơi. Đi làm kiếm tiền đã mệt lắm rồi".
Oanh muốn thay đổi lại "truyền thống" chiều chồng nhưng e rất khó. Oanh bảo, mình sẵn sàng chiều chồng nhưng chiều có điều kiện thôi, đi làm về mệt mỏi thì cũng cần được chồng sẻ chia, đỡ đần việc nhà. Những việc như bưng, bê, kê, vác, dắt xe... thì phải nhờ tới đàn ông, chứ cái gì cũng ôm đồm rồi phát ốm giống mẹ chồng thì Oanh không "phục".
Tuy nhiên chồng Oanh lười thành nếp, lại quen ỷ lại nên Oanh không tránh khỏi ấm ức. Cuối tuần nào, chồng Oanh cũng ngủ tới 9-10h sáng, trong khi vợ phải chợ búa, nấu nướng, dọn dẹp. Ngủ dậy, chồng Oanh chẳng chịu gấp chăn, màn. Oanh nhắc thì chồng chống chế: "Đằng nào tối chẳng ngủ"... Xong, Oanh thấy chồng lao đầu chơi game trên gác tới khi cơm canh xong xuôi, mẹ gọi vài lần mới uể oải xuống ăn cơm. Ăn xong lại ngồi chờ mẹ và vợ dọn mâm, lấy hoa quả, giấy ăn và tăm, nước tận nơi cho.
Cũng có chồng là con út, Như (Từ Liêm, Hà Nội) than thở, toàn phải tự đèo con về bên ngoại cách đó 4km mỗi tuần vì chồng cực lười. "Mẹ tôi có đi đâu cũng chẳng bao giờ nhờ 'con trai bé bỏng' đèo vì bà xót con gầy, yếu lại mắt kém. Bà toàn tự đi bộ gọi xe ôm nếu muốn đi lễ, chùa hoặc thăm bạn bè. Không thì nhờ chồng, con gái, hoặc con dâu chở đi. Thế nên chồng tôi lười quen, ngoài đi làm, 'lão ý' chẳng bao giờ muốn vác xe đi đâu, kể cả chở vợ con đi chơi, về ngoại. Khi con ốm, cũng chỉ có phụ nữ trong nhà đưa thằng bé đi viện vì mẹ tôi lo con trai mất giấc ngủ hay phải nghỉ làm", Như tâm sự.
Như bảo, trong mắt mẹ chồng, chồng Như bao giờ cũng là "cậu con bé bỏng" nên chẳng bị mẹ sai việc gì. Anh chị chồng và các cháu thỉnh thoảng về chơi, tất bật lo cơm nước trong khi chồng Như được thản nhiên ngồi xem tivi hay chơi game trên điện thoại di động. "Nhiều lúc cũng nhờ được chồng việc này, việc kia nhưng hầu như tôi phải làm hết. Tôi chẳng biết thay đổi chồng làm sao khi mà cả nhà chồng đều chiều chuộng anh ấy", Như nói.
Khi chồng quen được chiều
Nhiều chị em than thở chồng là con út quen được chiều, sinh lười biếng, ỷ lại. Tuy nhiên không phải anh chồng nào lười cũng là con út hoặc ngược lại, không hẳn cứ là con út thì lười. Lười hay chăm còn do nhiều yếu tố chi phối, chẳng hạn tính cách, thói quen sinh hoạt, cách dạy dỗ của gia đình... Không ít anh chồng vẫn lười dù là con cả, không sống chung với bố mẹ, phải tự lập khi đi học, đi làm nhưng lấy vợ rồi lại ỷ vào vợ...
Ở vào hoàn cảnh này, người vợ không nên vội vã ấm ức, bi quan hoặc cam chịu mà có thể từ từ khích lệ để chồng chăm lên. Có thể vui vẻ nhờ chồng làm một số việc nhà như nhặt rau, cắm cơm, phơi quần áo, quét nhà... đừng ngại sẽ bị mẹ chồng ngăn cản hay can thiệp. Nếu e ngại thì người vợ sẽ rơi vào lối mòn chiều chồng quá, tự tay làm hết mọi việc sẽ khiến chồng lười càng lười thêm.
Người vợ có thể trao đổi với mẹ chồng để hai vợ chồng được đảm trách một việc nào đó như lau nhà, nấu cơm... trong khi mẹ chồng bận việc khác hoặc nghỉ ngơi. Hoặc cũng có thể chọn những công việc mà các thành viên trong nhà đều làm được như dọn nhà, chuẩn bị cơm nước...
Theo VNE
Khi tên yêu râu xanh đột lốt chủ quán nước hại đời cháu bé Ngày 2.6 vừa qua, Cơ quan CSĐT Công an huyện Hoài Đức đã quyết định bắt tạm giam đối tượng Phạm Văn Trung (20 tuổi, trú tại xóm Đồng, xã An Thượng, huyện Hoài Đức, TP.Hà Nội) 4 tháng để điều tra, làm rõ hành vi dâm ô với bé gái hàng xóm mới 8 tuổi. Sự việc không chỉ gây bức xúc...