Khổ sở vì khô âm đạo, chị em đã biết nguyên nhân đằng sau hay chưa?
Dưới đây là những nguyên nhân gây khô âm đạo chị em cần phải biết.
Mãn kinh là nguyên nhân phổ biến nhất gây khô âm đạo. Đây cũng có thể là một triệu chứng mãn kinh sớm. Việc sản xuất estrogen sẽ giảm mạnh trong thời kỳ mãn kinh. Khi nồng độ estrogen giảm, bôi trơn âm đạo cũng giảm. Do đó, khô âm đạo là tình trạng phổ biến hơn ở phụ nữ lớn tuổi.
Cho con bú
Tình trạng khô âm đạo sẽ tăng lên trong khi phụ nữ đang cho con bú. Trong thời gian cho con bú, việc sản xuất hormone prolactin và oxytocin sẽ tăng lên. Hormone prolactin có thể ngăn chặn quá trình rụng trứng và làm giảm sản xuất estrogen. Tuy nhiên, đây là một nguyên nhân tạm thời. Ngay khi phụ nữ ngừng cho con bú, nồng độ estrogen tăng trở lại và tình trạng khô âm đạo sẽ biến mất.
Mang thai
Trong thai kỳ, việc duy trì sức khỏe âm đạo rất khó khăn. Khi mang thai, nhiều loại hormone được tiết ra trong cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi để tạo ra môi trường an toàn và ổn định cho sự hình thành và phát triển của bào thai. Tùy thuộc vào hormone, việc tiết dịch âm đạo và khô âm đạo là rất phổ biến khi mang thai. Âm đạo sẽ được bôi trơn trở lại bình thường sau khi sinh con.
Thuốc
Video đang HOT
Tác dụng phụ của thuốc chống histamine có thể làm khô cơ thể. Những loại thuốc này phản ứng với chất lỏng trong cơ thể và loại bỏ chất bôi trơn tự nhiên từ âm đạo. Thuốc trị các bệnh về đường hô hấp cũng có thể gây ra tình trạng này. Các loại thuốc khác được sử dụng để điều trị u xơ tử cung và lạc nội mạc tử cung có thể làm giảm mức estrogen, dẫn đến khô âm đạo. Sử dụng lâu dài các loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng của vi khuẩn nuôi cấy âm đạo.
Căng thẳng ảnh hưởng đến nội tiết tố. Ngoài việc giảm mức estrogen, căng thẳng cũng có thể gây cứng cơ. Khi các cơ bắp trở nên cứng, nó có thể khiến lưu lượng máu lưu thông kém và khô âm đạo.
Thiếu tình dục
Không có nghiên cứu có thể chứng minh điều đó, nhưng một số chuyên gia tin rằng thiếu quan hệ tình dục có thể gây khô âm đạo. Họ tin rằng đó là tình trạng tạm thời và có thể được giải quyết theo thời gian.
Ngọc Huyền
Theo Thehealthsite/emdep
Các bệnh dễ mắc ở tử cung
Tử cung hay còn gọi là dạ con (là nơi chứa đựng thai nhi) - một bộ phận sinh dục quan trọng của phụ nữ, vị trí nằm giữa bàng quang và trực tràng.
Trong tất cả các bệnh lý về phụ khoa của phụ nữ thì các bệnh ở tử cung thường gây hậu quả nặng nề nhất bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản cũng như sức khỏe của người bệnh.
Polyp tử cung
Polyp tử cung là sự phát triển quá mức của niêm mạc tạo thành khối u dính vào thành trong lòng của tử cung và sa vào buồng tử cung. Tùy sự phát triển của khối u và thời gian phát hiện ra bệnh mà kích cỡ của u khác nhau. Bệnh thường biểu hiện hành kinh ra máu quá nhiều, rong kinh, ra máu sau thời kỳ mãn kinh, kinh nguyệt thất thường... Đây là nguyên nhân của những căn bệnh phụ khoa khác nguy hiểm hơn như lạc nội mạc tử cung, đa nang buồng trứng... Polyp tử cung nếu để quá lâu cũng có thể gây ra ung thư tử cung hoặc gây vô sinh, hiếm muộn.
U xơ tử cung
Trường hợp bị u xơ tử cung thấy vùng bụng dưới xuất hiện những cơn đau nhức. Cơn đau có thể liên miên hoặc chia thành từng cơn, thường đau nhiều hơn quanh chu kỳ kinh, đau khi giao hợp. Âm đạo xuất huyết bất thường ở giữa kỳ kinh. Kinh nguyệt ra ít hơn và rối loạn trong thời gian dài. Khi nằm ở tư thế ngửa có thể sờ thấy khối u nổi lên dưới lớp da bụng, khi day nhẹ có cảm giác đau.
Khi bị u xơ tử cung gây rối loạn kinh nguyệt, sây thai, sinh non hoặc thai nhi bị dị dạng do khối u chèn ép, đồng thời gặp rối loạn các vấn đề sinh lý khiến người bệnh bị tiểu buốt, tiểu rắt hoặc táo bón. Bệnh u xơ tử cung làm tăng tỉ lệ vô sinh ở phụ nữ. Khi khối u quá to dẫn tới tình trạng ra máu, rong kinh và không cầm được máu khiến vô cùng nguy hiểm cho người bệnh.
Chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện các dấu hiệu bệnh.
Lạc nội mạc tử cung
Bệnh lạc nội mạc tử cung là bệnh lớp lót phía trong tử cung lại di chuyển lạc ra bên ngoài của tử cung và phát triển tại đó. Lớp lót này được coi như một cái "đệm" để nâng đỡ cho thai nhi nằm. Khi lớp nội mạc này ở không đúng chỗ và phát triển đến một lúc nào đó sẽ cho người bệnh cảm giác đau bụng dữ dội, cơ thể mệt mỏi, nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt. Xuất huyết bất thường, đau khi giao hợp là những biểu hiện thường gặp của bệnh lạc nội mạc tử cung.
Nguyên nhân của bệnh đó là khi hành kinh, máu kinh chảy ra ngoài mang theo những mảnh vụn của lớp lót này được bong ra ở thời kỳ hành kinh, nhưng việc nó chảy ra không sạch mà bị bám lại ở phía ngoài tử cung chính là nguyên nhân của lạc nội mạc tử cung. Quan hệ "chăn gối" trong chu kỳ kinh nguyệt làm cho máu kinh đáng lý phải được thoát ra ngoài cơ thể lại bị chảy ngược vào trong hoặc ứ lại không chảy ra được khiến cho các mảnh vụn của nội mạc bị dính lại ở trong.
Biến chứng nặng nề nhất của lạc nội mạc tử cung chính là có thể gây vô sinh ở phụ nữ, đau và mất máu nhiều gây suy nhược cơ thể.
U nang tử cung
U nang tử cung là những u xuất hiện ở trong tử cung giống như những túi nhỏ. Thường gặp ở phụ nữ đã có gia đình hoặc đã có quan hệ hoặc quan hệ không an toàn; người đã có tiền sử bị bệnh viêm loét tử cung, viêm âm đạo có nguy cơ cao dẫn tới u nang tử cung; do rối loạn nội tiết tố...
Cũng giống như các căn bệnh về tử cung khác thì u nang là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vô sinh. Biến chứng nguy hiểm nhất của u nang tử cung chính là ung thư tử cung, ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh.
Ung thư nội mạc tử cung (UTNMTC)
Là ung thư hình thành từ trong tế bào nội mạc tử cung - nơi bào thai phát triển. Các trường hợp thừa cân, mắc bệnh tiểu đường hay nồng độ estrogen trong cơ thể quá cao đều có thể là những nguy cơ tiềm ẩn của căn bệnh này. Biểu hiện của UTNMTC rất đa dạng như:
Âm đạo tiết dịch, ra máu bất thường: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất, xảy ra tới 90% các trường hợp mắc UTNMTC. Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh mà thấy rối loạn chu kỳ, ra máu giữa kỳ kinh, âm đạo có khí hư, mùi khó chịu... thì nên chú ý vì có thể đây sẽ là những dấu hiệu của UTNMTC.
Đau vùng xương chậu: Lúc này, vùng bụng dưới sẽ có cảm giác nặng nề hơn trước nên gây đau khi quan hệ hoặc đi vệ sinh.
Thay đổi bất thường khi đi tiểu: Khi phải chịu áp lực ở vùng xương chậu thì có thể khiến người bệnh đi tiểu thường xuyên hơn, số lần đi tiểu nhiều hơn.
Chị em phụ nữ nên khám phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện các dấu hiệu bệnh. Khi thấy các dấu hiệu khác thường từ cơ quan sinh sản thì cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra bởi nếu phát hiện bệnh sớm thì việc điều trị sẽ có cơ hội khỏi bệnh cao hơn.
BS. Băng Tâm
Theo SK&ĐS
Giải đáp các câu hỏi thường gặp về kinh nguyệt và đau bụng kinh Dù đã được giáo dục từ nhỏ về kinh nguyệt và đau bụng kinh nhưng đây là vẫn là mối quan tâm của phụ nữ. Cùng giải đáp những câu hỏi thường gặp về kinh nguyệt. Kinh nguyệt và đau bụng kinh là mối quan tâm của phần lớn phụ nữ Chu kỳ kinh nguyệt là đặc quyền cũng là nỗi khổ của...