Cách tự kiểm tra sức khỏe âm đạo ngay tại nhà, chị em sẽ biết ngay mắc bệnh gì trong vòng 60s
Âm đạo của phụ nữ có cấu trúc rất phức tạp chính vì thế chúng có thể nhiễm bệnh bất cứ lúc nào.
Một trong những cách giúp chị em đảm bảo sức khỏe vùng kín đó là tự kiểm tra âm đạo tại nhà.
Nhờ vào bài kiểm tra trong 1 phút này, bạn sẽ nhận ra những thay đổi xấu trong âm đạo để có cách xử lý kịp thời. Không những thế đây còn là cơ hội để bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình nữa đấy.
Cách tự kiểm tra sức khỏe âm đạo tại nhà
Để thực hiện tự kiểm tra âm đạo, bạn sẽ cần chuẩn bị một số dùng cụ, đó là: Gương, chất bôi trơn âm đạo, xà phòng sát trùng (hoặc rượu) và một chiếc mỏ vịt bằng nhựa (bán ở các hiệu thuốc).
Bước 1: Tìm một nơi riêng tư để có thể thoải mái thư giãn, đó có thể là sàn nhà hoặc 1 chiếc ghế dài.
Bước 2: Rửa tay thật sạch sau đó cởi quần và ngồi dựa vào một chiếc gối lót lưng (hoặc tường, ghế trường kỷ…). Đặt gương dưới chân.
Bước 3: Khụy gối, co bàn chân gần mông, ngả người nhẹ ra sau và dang rộng đầu gối từ từ cho đến khi có thể nhìn thấy âm hộ trong gương.
Bước 4: Bôi trơn mỏ vịt và đưa nó vào trong âm đạo. Điều chỉnh gương để có góc nhìn tốt nhất. Di chuyển mỏ vịt cho đến khi bạn nhìn thấy thành âm đạo và cổ tử cung trong gương.
Bước 5: Chú ý quan sát màu sắc của cổ tử cung cũng như dịch tiết âm đạo .
Bước 6. Sau khi kiểm tra hoàn tất, gỡ mỏ vịt ra, sát trùng bằng xà phòng hoặc cồn rồi lưu trữ cho lần kiểm tra tiếp theo.
Kết quả:
- Nếu bạn thấy đau hoặc thấy những đốm đỏ nổi lên, cảm thấy ngứa môi âm hộ thì nhiều khả năng bạn đã bị kích ứng âm đạo .
- Nếu bạn ngửi thấy mùi khó chịu từ huyết trắng thì có thể bạn đã bị nhiễm nấm âm đạo .
- Nếu nhận thấy bất kỳ bất thường nào hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể hơn.
Lưu ý:
- Nên thực hiện bài kiểm tra này khi bạn đang không trong chu kì kinh nguyệt.
- Cách kiểm tra này chỉ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể bản thân chứ không thể phát hiển ra một số bệnh âm đạo không được chẩn đoán bằng mắt thường.
- Tự kiểm tra âm đạo không có nghĩa là bạn từ bỏ các bài kiểm tra vùng chậu hàng năm, trong đó bao gồm xét nghiệm Pap smear và các xét nghiệm khác có thể phát hiện những thay đổi bất thường trong các mô tử cung và âm đạo.
6 triệu chứng chị em cần đi khám phụ khoa ngay
- Dịch âm đạo ra nhiều, có màu và mùi bất thường: Dịch âm đạo khỏe mạnh thường có màu trắng trong như lòng trắng trứng gà, không có mùi hoặc hơi tanh. Còn khi dịch âm đạo bất thường (cả về số lượng, màu, mùi) thì đó lại là biểu hiện bệnh, khi đó gọi là khí hư. Nếu chị em thấy khí hư dạng bột, có màu vàng, xanh hoặc màu xám, có mùi hôi thì nên đi khám phụ khoa vì đó là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm.
- Ngứa âm đạo, có thể kèm hoặc không kèm đau rát: Ngứa và rát âm đạo có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị một số loại viêm âm đạo. Thủ phạm chính thường do nấm, trùng roi, khuẩn lậu, hoặc tạp khuẩn… gây ra.
- Cảm giác đau, rát khi quan hệ: Những dấu hiệu như đau, rát khi “quan hệ” có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh khô âm đạo hoặc viêm nhiễm trong âm đạo hay bất kì bệnh phụ khoa nào khác.
- Đau tức vùng bụng dưới, đau lưng, tiểu buốt, tiểu dắt, nhất là trong những ngày có kinh nguyệt: Đây là dấu hiệu rất nguy hiểm, có thể gây nhiều biến chứng xấu cho sức khỏe , khả năng làm mẹ của chị em. Do đó chị em cần đi khám ngay và điều trị tích cực.
- Ra máu bất thường, nhất là khi quan hệ, thường ra máu đen hoặc lẫn với khí hư: Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng tổn thương do viêm nhiễm phụ khoa, hoặc thậm chí cả khả năng bạn đang bị ung thư, phổ biến là ung thư cổ tử cung .
- Kinh nguyệt bất thường: Kinh nguyệt không đều có thể là nguyên nhân của những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Bên cạnh đó, tình trạng máu kinh ra nhiều, kéo dài cũng có thể là dấu hiệu của bệnh u xơ tử cung. Nếu có những cơn đau liên tục kéo dài, mức độ dữ dội thì rất có thể bạn đã mắc bệnh lạc nội mạc tử cung.
Theo aFamily
Phân biệt rò rỉ nước ối và són tiểu, mẹ bầu cần nắm rõ để đảm bảo sức khỏe thai nhi
Rỉ ối vào bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ đều khiến bạn lo lắng. Nhưng biết rõ các dấu hiệu và cách thức kiểm soát hiện tượng này có thể giúp bạn duy trì trạng thái cảnh giác và ngăn ngừa bất cứ biến chứng nào.
Dịch ối bao bọc và bảo vệ thai nhi trong túi ối đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với thai kỳ. Thông thường, dịch ối sẽ trào ra khi bạn chuyển dạ. Nhưng đôi khi, nó có thể chảy một chút qua âm đạo, khiến bạn băn khoăn không biết đó là rỉ ối, là són tiểu hay dịch tiết âm đạo. Biết cách phân biệt chính xác ba trạng thái trên có thể giúp bạn cần làm gì tiếp theo.
Hiện tượng rỉ ối thường xảy ra vào giai đoạn nào?
Thông thường, phụ nữ có khoảng 500-1000ml dịch ối, mặc dù thế nào là lượng ối bình thường có thể khác nhau tuỳ thuộc vào tuổi thai nhi. Quá ít hay quá nhiều dịch ối có thể gây rắc rối cho thai kỳ. Bác sĩ thường kiểm tra lượng ối nhờ siêu âm.
Lượng ối trung bình của sản phụ ở tuần thai thứ 12 là 60ml. Nó tăng lên 175ml trước tuần thai thứ 16. Lượng ối đạt mức cao nhất khi thai phụ ở tuần thai 34-38, khoảng 400-1.200ml. Lượng ối giảm sau tuần thai thứ 38 và trước tuần thai 40, xuống mức 800ml.
Giai đoạn chuyển dạ có thể bắt đầu khi lượng ối giảm và hiện tượng rỉ ối thường xảy ra ở giai đoạn này. Nhưng để đánh giá xem đó thực sự là dịch ối rỉ ra hay chỉ là són tiểu, bạn nên kiểm tra các dấu hiệu khác.
Quá ít hay quá nhiều dịch ối có thể gây rắc rối cho thai kỳ. Bác sĩ thường kiểm tra lượng ối nhờ siêu âm (Ảnh minh họa).
Phân biệt rỉ ối và són tiểu
- Dịch ối trong và không màu. Nước tiểu thì có màu vàng nhạt.
- Dịch ối có mùi riêng biệt. Còn nước tiểu hoặc dịch tiết âm đạo có thể có mùi khai hoặc tanh.
- Dòng chảy của dịch ối bị rò rỉ ra không ngừng lại nhanh như nước tiểu.
Bạn có thể dùng băng vệ sinh hoặc băng vệ sinh hàng ngày để kiểm tra những yếu tố trên. Một cách khác để nhận biết liệu bạn có bị rỉ ối hay không là siết chặt cơ khung chậu trong vòng vài giây. Nếu là nước tiểu thì việc rỉ ra sẽ ngừng lại. Nếu nó không ngừng lại, có thể đó là dịch ối.
Thông thường, dịch ối rỉ ra khi màng ối bị rách. Hiện tượng này chủ yếu xuất hiện khi thai nhi đã đủ ngày đủ tháng hoặc bạn đang trong quá trình chuyển dạ mà nguyên nhân chính là các cơn gò tử cung hoặc màng ối bị yếu đi. Đôi khi, bác sĩ chọc thủng màng ối. Thủ thuật này được thực hiện trong giai đoạn chuyển dạ chủ động khi cổ tử cung mở 4cm. Nó giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dạ và cho phép bác sĩ kiểm tra xem em bé có thải ra ít phân xu nào không.
Chuyện gì xảy ra khi sản phụ bị rỉ ối?
Nhiều sản phụ chuyển dạ trong khoảng 24 giờ khi dịch ối trào ra hoặc bị rò rỉ. Nếu quá trình chuyển dạ không bắt đầu trong vòng 24 giờ, bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp để kích thích chuyển dạ nhằm phòng ngừa bất cứ biến chứng nào. Rỉ ối quá sớm có thể dẫn tới những nguy cơ dưới đây:
- Nhiễm trùng (cả mẹ và bé)
- Nhau thai bị chia tách khỏi tử cung
- Các vấn đề liên quan tới dây rốn
- Phải mổ sinh
Nhiều sản phụ chuyển dạ trong khoảng 24 giờ khi dịch ối trào ra hoặc bị rò rỉ (Ảnh minh họa).
Khi nào nên gọi bác sĩ?
Khi bạn phát hiện dịch rò rỉ từ âm đạo không phải nước tiểu hay dịch tiết âm đạo mà là dịch ối, hãy tới gặp bác sĩ ngay. Bạn cũng có thể gọi cho bác sĩ:
- Khi phát hiện dịch ối có màu xanh lá hoặc nâu hoặc có mùi khó chịu.
- Khi bạn bị sốt hoặc nhịp tim tăng.
- Nếu bạn bị đau bụng.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng của bạn dựa trên tuổi thai và cũng sẽ tiến hành khám nội khoa cho bạn trước khi tiếp tục với biện pháp điều trị.
Trong lúc chờ đợi kết luận, bạn cố gắng giữ bình tĩnh và không cho bất cứ thứ gì, ví dụ tampon hay mảnh vải, vào âm đạo để ngăn tình trạng rỉ nước. Chỉ cần để ý xem lượng dịch rỉ ra là bao nhiêu và màu sắc của nó để thông báo cho bác sĩ biết.
Điều trị khi bị rỉ ối hay vỡ ối sớm như thế nào?
Biện pháp điều trị sẽ khác nhau theo từng sản phụ bởi nó phải dựa trên tuổi thai. Nếu rỉ ối xảy ra trước hoặc ở tuần thai thứ 34, bạn có thể được chỉ định thuốc corticosteroid trước sinh để đẩy nhanh quá trình trưởng thành của phổi thai nhi. Sau khi quan sát, các bước tiếp theo có thể bao gồm:
- Kê đơn kháng sinh nhằm ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
- Thuốc để ngừa hiện tượng chuyển dạ sớm, nếu có thể.
- Chuẩn bị cho việc sinh nở sớm trong trường hợp bác sĩ cho rằng cần thiết.
- Nhập viện để được quan sát và chuyển tới bệnh viện có cơ sở vật chất tốt phục vụ cho việc chăm sóc đặc biệt trẻ sơ sinh phòng trường hợp em bé chào đời sớm.
Rỉ ối có đồng nghĩa với sảy thai?
Rỉ ối không phải là một trong những nguyên nhân phổ biến của sảy thai. Tuy nhiên, nếu nó xảy ra ở tam cá nguyệt thứ hai hoặc đi kèm các triệu chứng khác như đau bụng, nó có thể là dấu hiệu cho thấy nguy cơ sảy thai. Dù vậy, bạn nên đi khám bác sĩ trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.
Theo Helino
Những dấu hiệu tiết lộ vùng kín đang cố gắng cảnh báo vấn đề sức khỏe nghiêm trọng chị em cần để mắt tới Nếu không quan tâm thường xuyên tới sức khỏe của "vùng kín", bạn có nguy cơ phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe vùng kín nghiêm trọng. Hiện nay, mạng xã hội tràn ngập những lời khuyên về chăm sóc sức khỏe vùng kín. Tuy nhiên, phần lớn trong số đó đều không chính xác và thậm chí có thể gây...