Khó quên xôi cẩm xứ Lạng
Đến với xứ Lạng (Lạng Sơn) bạn sẽ được thưởng thức món xôi cẩm đậm đà màu tím thủy chung, chứa đựng lòng mến khách.
Xôi cẩm xứ Lạng có màu tím nhờ nước luộc thứ lá gọi là lá cẩm, rộ nhất vào tháng tư tháng năm. Lá cẩm sau khi luộc sẽ được lấy nước đem ngâm với nếp qua một đêm.
Lá cẩm, thứ nguyên liệu chính để tạo màu tím thủy chung cho xôi
Hạt nếp trắng tinh sau khi ngâm sẽ chuyển sang màu tím mà nhiều người thường đùa nhau đó là vì đã bị “thuốc tím” bám vào. Màu của xôi cẩm cũng chính là màu của hạt nếp sau khi được ngâm.
Đồ xôi xẩm cũng đơn giản như đồ xôi gấc, xôi đỗ. Khi đồ, để có thêm vị đậm đà bạn có thể cho vào một chút muối trắng, trộn đều, hoặc nạo thêm một ít cùi dừa trộn vào nếp để có vị béo. Nếu muốn, bạn cũng có thể dùng đỗ xanh bỏ vỏ đồ cùng xôi cẩm để tạo nên màu xanh và màu tím trên đĩa xôi.
Video đang HOT
Mùi hương bốc lên khi đồ xôi cẩm cũng rất đặc biệt so với mùi thơm của những loại xôi khác, có lẽ là vì hương lá cẩm thấm vào xôi.
Xôi cẩm có màu tím rất bắt mắt và rất dễ ăn. Một chút muối lạc ăn cùng xôi cẩm cũng rất tuyệt!
Xôi cẩm rất dễ ăn. Chỉ cần một ít muối vừng hoặc muối lạc giã to là có thể có bữa ăn rất ngon miệng. Đặc biệt, xôi cẩm càng nhai kỹ thì vị ngọt càng đậm đà.
Nếu như xôi gấc thường được dùng trong các đám cưới thì xôi cẩm được người xứ Lạng dùng trong các bữa đón khách từ xa đến. Người xứ Lạng nói rằng xôi cẩm có màu tím, không chỉ là màu của thủy chung mà còn là màu thể hiện lòng mến khách.
Với những khách du lịch đi về trong ngày, xôi cẩm lại là món quà quê cho người ở nhà hoặc có thể mua một bó lá cẩm về nhà tự chế biến món xôi cho gia đình. Nếu có dịp lên tỉnh biên giới vùng đông bắc, bạn nhớ thưởng thức món xôi cẩm này nhé!
Theo Ihay
Nhớ xôi đậu phộng thời ấu thơ
Xôi đậu phộng không chỉ là món ăn sáng yêu thích của tôi mà còn là "bùa may mắn" trước mỗi kỳ thi, phải chăng nhờ hạt đậu béo bùi?
Xôi đậu phộng bùi béo nhờ hạt đậu phộng non - Ảnh: Kim Ngân
Nhà tôi ở ngoại thành, lại đông anh em. Thời tiểu học, tôi ít khi được mẹ chở đi ăn sáng với món này món kia, mà thường chỉ được dúi vào tay một gói xôi hay chiếc bánh bao nhỏ để kịp giờ mẹ đưa tiếp anh hai đến trường.
Chỗ dừng xe quen thuộc của mẹ là xôi bà Chín ngay đầu ngõ. Bà Chín quê ở Long An, nên chõ xôi của bà chủ yếu là nếp miền sông nước.
Thời ấy tôi chẳng phân biệt nỗi xôi ngon, đến chi cả hương nếp. Chỉ biết trong 4 loại xôi của bà là xôi gấc, xôi vò, xôi lá cẩm và đậu phộng thì loại cuối cùng ngoài nếp ra có thêm những hạt đậu bùi béo, chọn một mà được hai.
Lựa chọn tuổi thơ đơn giản như thế. Vậy mà khi lớn lên, tôi vẫn thích món xôi này đến tận những năm đại học, đặc biệt là giai đoạn thi cử tranh thủ ăn "đậu" cho yên tâm.
Học đến cuối năm ba, bà Chín tuổi đã cao tính chuyện về quê ở hẳn với con cháu. Tôi biết mình sắp mất một món ăn tinh thần quan trọng. Vậy mà trước khi đi, bà gửi mẹ tôi hai gói xôi đậu phộng bọc trong chiếc lá chuối quen thuộc cùng với mảnh giấy chỉ cách nấu xôi "gia truyền" của mình. Bí quyết hóa ra đơn giản nằm ở phần nước dừa dão.
Ai cũng biết nước cốt dừa rưới lên xôi trong giai đoạn hong sẽ giúp xôi có vị béo ngậy. Bà bật mí luôn lấy xác dừa bỏ đi vắt thêm thành một đợt nước dão, lọc bỏ xác rồi ngâm chung với nếp vài giờ thì vị béo mới ngấm sâu vào từng hạt gạo.
Nhờ chỉ dẫn cặn kẽ của bà, tôi đã nấu được món ăn sáng yêu thích suốt thời đi học. Và mỗi lần gia đình có dịp giỗ cúng, tôi xắn tay làm món xôi này và nhận được không ít lời khen.
Thei SGAT
[Chế biến] - Xôi hạt me Hạt me lựt xựt trong lớp áo xôi dẻo và thơm phức mang đến những "viên xôi" tráng miệng ngon lành và hấp dẫn. Nguyên liệu Hạt me: 100gr; Nếp than: 300gr Nếp ngon: 300gr; Thịt chà bông: 50gr Chả lụa: 50gr; Hành phi: 1 muỗng canh Lạp xưởng: 1 cây; Tỏi bằm: 1 muỗng cà phêHành tím bằm: 1 muỗng cà phêTrứng...