Kho lưu trữ GitHub riêng tư của Microsoft bị tấn công
Kho lưu trữ GitHub riêng của Microsoft đã trở thành đối tượng của nạn trộm cắp dữ liệu với hơn 500 GB dữ liệu bị tin tặc đánh cắp.
Nhiều dữ liệu GitHub riêng tư của Microsoft có thể đã bị đánh cắp
Trong cuộc tấn công này, một tin tặc được cho là đã giành được quyền truy cập không hạn chế vào kho lưu trữ GitHub riêng tư của Microsoft và đánh cắp hơn 500 GB dữ liệu. Hiện tại các hành động vi phạm dữ liệu riêng tư đã trở thành mối quan tâm lớn trong cộng đồng doanh nghiệp, chẳng hạn là khi các dữ liệu chứa nhiều dự án bí mật bỗng nhiên được bán trên thị trường chợ đen với số lượng lớn.
Theo BleepingComputer, hacker có tên Shiny Hunters ban đầu đã lên kế hoạch đưa các dự án bí mật bị đánh cắp từ kho phần mềm GitHub riêng tư lên mạng để rao bán. Nhưng sau đó không hiểu vì lý do gì, tất cả dữ liệu đều được công bố miễn phí. Hiện tại tin tặc không thể truy cập lại vào kho dữ liệu nữa, theo báo cáo cuộc tấn công có thể diễn ra vào cuối tháng 3.2020.
Video đang HOT
Cụ thể, tin tặc đã cung cấp miễn phí 1 GB dữ liệu bị đánh cắp trên một diễn đàn về hacker, nếu người dùng muốn sở hữu toàn bộ dữ liệu thì cần đăng ký tài khoản và trả phí. Tuy nhiên theo xác thực thì lượng dữ liệu này đa số là các tài liệu tiếng Trung Quốc như mẫu mã, dự án thử nghiệm, sách điện tử. Báo cáo kết luận Microsoft không có gì phải lo lắng vì dữ liệu bị rò rỉ dường như không có nhiều giá trị như mã nguồn Windows hoặc Office.
Sự cố lần này đặt ra mối quan ngại xung quanh tính bảo mật của kho lưu trữ GitHub dùng cho tư nhân. Hiện tại Microsoft vẫn chưa có thông báo chính thức về vấn đề này.
CyRadar cảnh báo tấn công lừa đảo qua email mạo danh Microsoft nhắm vào lãnh đạo tập đoàn công nghệ
Trong thông tin cảnh báo về tấn công lừa đảo qua email nhằm vào lãnh đạo tập đoàn công nghệ, CyRadar cho biết, ngày 25/2 lãnh đạo một tập đoàn công nghệ lớn ở Việt Nam đã nhận được email giả mạo Microsoft yêu cầu cung cấp thông tin đăng nhập tài khoản.
Nội dung email giả mạo Microsoft mà một lãnh đạo tập đoàn công nghệ lớn tại Việt Nam nhận được ngày 25/2 vừa qua
Cùng với việc chia sẻ thông tin lãnh đạo của một tập đoàn công nghệ lớn ở Việt Nam vào hôm qua, ngày 25/2/2020 đã nhận được email giả mạo Microsoft yêu cầu cung cấp thông tin đăng nhập tài khoản, trong thông tin mới phát ra, Công ty cổ phần an toàn thông tin CyRadar cũng cho biết: "Với sự cảnh giác và kiến thức nhất định về an toàn thông tin, vị lãnh đạo của tập đoàn công nghệ lớn này đã liên hệ với CyRadar để xác thực".
Các chuyên gia CyRadar cũng cho biết, quá trình phân tích từ hệ thống phân tích mối nguy hại sử dụng trí tuệ nhân tạo CyRadar AI Engine cho thấy, đây là một email lừa đảo từ domain có tên "oneloveseattle[.]com" mới được đăng ký ngày 24/2/2020 và trỏ DNS (máy chủ tên miền - PV) vào ngày 25/2/2020 với mục đích lấy cắp mật khẩu sau khi người dùng làm theo các yêu cầu đăng nhập.
Các chuyên gia CyRadar nhận định, chiêu trò lừa đảo bằng email giả mạo kể trên không còn xa lạ và hiếm gặp, đặc biệt là các cuộc tấn công lừa đảo qua email thường nhắm vào lãnh đạo của các doanh nghiệp, các nhà quản lý của các tổ chức bất kể quy mô nào.
"Không chỉ bị lấy cắp, thay đổi thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng dẫn đến mất mát về tài sản; các email giả mạo và website lừa đảo còn có thể khiến cả hệ thống mạng chứa thiết bị đăng nhập bị ảnh hưởng do lây lan, phát tán mã độc", chuyên gia CyRadar cho hay.
Theo khuyến nghị của các chuyên gia, trường hợp nghi ngờ nhận được các đường dẫn giả mạo hoặc lừa đảo, người dùng, đặc biệt là các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng nhiều thiết bị truy cập mạng Internet cùng lúc, cần liên hệ với các đơn vị chuyên cung cấp giải pháp an toàn thông tin như CyRadar để được trợ giúp kịp thời.
Các chuyên gia bảo mật đã đưa ra dự báo Phishing - tấn công lừa đảo trong năm 2020 vẫn tiếp tục là một xu hướng tấn công mạng nổi bật mà các doanh nghiệp, tổ chức và người dùng cần quan tâm để phòng tránh
Trước đó, các chuyên gia bảo mật đã đưa ra dự báo Phishing - tấn công lừa đảo trong năm 2020 vẫn tiếp tục là một xu hướng tấn công mạng nổi bật mà các doanh nghiệp, tổ chức và người dùng cần quan tâm để phòng tránh. Bởi lẽ, theo phân tích của các chuyên gia, tấn công lừa đảo vẫn là một phương pháp hiệu quả để các nhóm hacker đánh cắp thông tin, dữ liệu cá nhân cũng như phát tán mã độc.
Trên thực tế, theo ghi nhận của Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT, thời gian vừa qua, số vụ tấn công lừa đảo luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn cả trong tổng số các cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam dẫn đến sự cố.
Cụ thể, trong tổng số 283 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam trong tháng 1/2020, số cuộc tấn công lừa đảo lên tới 213 cuộc, chiếm hơn 75%. Còn trong hai năm 2018 và 2019, tỷ lệ các cuộc tấn công lừa đảo lần lượt chiếm 58% và 61% tổng số cuộc tấn công vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam.
Để đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống của đơn vị mình, trong đó có việc phòng tránh hình thức tấn công lừa đảo, các chuyên gia bảo mật khuyến nghị một biện pháp quan trọng mà các doanh nghiệp, tổ chức cần quan tâm thực hiện, đó là tăng cường đào tạo, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, nhân viên và đối tác, đồng thời tích hợp các ứng dụng quản lý lỗ hổng để ngăn chặn hacker thu thập được dữ liệu của bạn thông qua Phishing.
Theo ITC News
Microsoft khuyên người dùng khi bị tấn công đòi tiền chuộc: Đừng dại đưa tiền cho hacker! Các cuộc tấn công đòi tiền chuộc (ransomware) đang dần trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Nhưng điều đáng tiếc là ngày càng có nhiều nạn nhân đồng ý trả tiền cho hacker để lấy lại quyền truy cập tài liệu hoặc máy tính. Một cuộc tấn công đòi tiền chuộc thường bắt đầu khi hacker tấn công máy tính của...