Khó lường an ninh ở biển Đen
Nga bắt đầu xem mọi tàu thuyền di chuyển qua biển Đen đến Ukraine là mục tiêu quân sự, Ukraine tối qua cũng ra tuyên bố tương tự nhắm vào tàu tới cảng Nga.
Hãng TASS đưa tin Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố xem tất cả tàu thuyền di chuyển qua biển Đen đến các cảng ở Ukraine là các tàu hàng quân sự kể từ 0 giờ ngày 20.7, sau khi thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua vùng biển này hết hạn hôm 16.7. Kiên quyết hơn, Nga nhấn mạnh mọi quốc gia có tàu di chuyển như thế sẽ bị xem là đứng về phía Ukraine tham gia xung đột.
Nga lại tấn công Odessa, đe dọa tàu ngũ cốc
Diễn biến nóng ở các cảng
Bộ Quốc phòng Nga cho hay nhiều vùng biển quốc tế phía tây bắc và đông nam biển Đen đã được tuyên bố tình trạng tạm thời nguy hiểm đối với tàu thuyền. Liên quan tình hình vùng biển này, AFP ngày 20.7 dẫn lời phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ Adam Hodge cảnh báo khả năng quân đội Nga có thể mở rộng việc nhằm vào các cơ sở ngũ cốc của Ukraine sang tàu thuyền dân sự.
Một tàu hàng của Thổ Nhĩ Kỳ ở biển Đen hôm 17.7. Ảnh Reuters
Tối qua, Bloomberg đưa tin Bộ Quốc phòng Ukraine ra tuyên bố tương tự, xem mọi tàu đến các cảng của Nga và cảng của Ukraine ở biển Đen do Nga kiểm soát là mục tiêu quân sự, bắt đầu từ ngày 21.7.
Trước đó, giới chức Ukraine cho hay phía Nga tối 19.7 không kích đêm thứ 3 liên tiếp tại các thành phố cảng Odessa và Mykolaiv, khiến ít nhất 21 người bị thương. Theo trang tin The Kyiv Independent, Không quân Ukraine tố phía Nga ồ ạt tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái (UAV). Một số tên lửa hành trình phóng trúng khu vực chứa ngũ cốc và dầu tại một cảng ở Odessa, làm thiệt hại các thiết bị bốc dỡ hàng và 60.000 tấn ngũ cốc. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky chỉ đạo quân đội tăng cường an ninh tại các cảng, đồng thời cho biết nước này cần thêm các hệ thống phòng không SAMP-T hoặc Patriot.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 20.7 thì cho hay nước này tiếp tục “tấn công trả đũa” Ukraine ở Odessa và Mykolaiv. Theo đó, Nga đã tấn công bằng vũ khí chính xác cao từ biển và trên không, nhằm vào các nhà xưởng và kho chứa xuồng không người lái tại Odessa, đồng thời phá hủy cơ sở hạ tầng nhiên liệu và kho đạn của Ukraine ở Mykolaiv.
Theo Reuters, việc Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc biển Đen và những lo ngại về an ninh tại các tuyến đường biển trong khu vực đe dọa nguồn cung lương thực toàn cầu, do Nga và Ukraine là những nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới. Giá lúa mì hợp đồng tương lai tăng 8,5% hôm 19.7, mức tăng theo ngày cao nhất kể từ khi nổ ra chiến sự. Tổng thống Zelensky cho hay các cảng bị Nga tấn công hôm 19.7 chứa khoảng 1 triệu tấn lương thực lẽ ra đã giao đến châu Á và châu Phi, còn 60.000 tấn nông sản bị thiệt hại vốn dự định giao đến Trung Quốc. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 19.7 cho biết việc Nga rút khỏi thỏa thuận có thể khiến tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu trở nên xấu hơn và làm tăng giá lương thực, nhất là tại các nước nghèo.
Kinh tế Ukraine có phục hồi khi dân số giảm?
Trong cuộc họp với các quan chức chính phủ hôm 19.7, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moscow sẵn sàng quay lại thỏa thuận ngay lập tức nếu mọi điều kiện đã thống nhất trước đó được đáp ứng. Moscow luôn nhấn mạnh việc cần nới lỏng các giới hạn về xuất khẩu lương thực và phân bón của mình, trong khi phương Tây cho rằng đây là đòn bẩy để làm suy yếu các lệnh cấm vận. Ông Putin cáo buộc phương Tây đã “bóp méo hoàn toàn bản chất” của thỏa thuận ngũ cốc, giúp đem lại lợi nhuận cho các công ty châu Âu và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp Nga.
Liên hợp quốc nỗ lực gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen
Ngày 9/11, người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ), bà Stephanie Tremblay cho biết LHQ sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc tham vấn nhằm gia hạn Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen do LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian.
Tàu chở ngũ cốc của Ukraine di chuyển qua Eo biển Bosphorus trên Biển Đen. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kế hoạch, Tổng Thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) Rebeca Grynspan và Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách các vấn đề nhân đạo Martin Griffiths sẽ có cuộc họp với một phái đoàn cấp cao Nga do Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Vershinin dẫn đầu vào ngày 11/11 tại Geneva (Thụy Sĩ). Bà Tremblay nhận định đây là một diễn biến mới trong các cuộc đàm phán, đồng thời nhấn mạnh LHQ tiếp tục kêu gọi các bên thể hiện thiện chí thực hiện sáng kiến trên và tạo điều kiện để các tàu chở ngũ cốc di chuyển kịp thời, an toàn và thông suốt. Bà cũng lưu ý rằng "tuyến cung ứng quan trọng" này cần được duy trì để tiếp tục vận chuyển thêm nhiều lương thực hơn nữa cho thế giới.
Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen là thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen, được ký kết ngày 22/7 tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ. Thỏa thuận có hiệu lực trong vòng 120 ngày, theo đó sẽ hết hiệu lực vào ngày 19/11 tới. Các bên đã nhất trí rằng thỏa thuận này có thể được gia hạn tự động nếu không bên nào phản đối. Tuy nhiên, ngày 29/10, Nga đã đình chỉ tham gia thỏa thuận, tuyên bố không thể đảm bảo an toàn cho các tàu dân sự đi qua Biển Đen sau khi xảy ra một vụ tấn công nhằm vào hạm đội Nga tại Bán đảo Crimea. Ngày 2/11, Bộ Quốc phòng Nga thông báo quyết định tham gia trở lại thỏa thuận sau khi Ukraine, thông qua trung gian LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ, đảm bảo bằng văn bản rằng nước này sẽ không sử dụng hành lang an ninh ở Biển Đen cho mục đích quân sự.
Cùng với sáng kiến trên còn có một thỏa thuận song song tạo điều kiện cho việc xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga. LHQ cho rằng xuất khẩu ngũ cốc của Nga đã tăng, nhưng điều này cần phải được thực hiện để giảm bớt tác động của các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với xuất khẩu phân bón của Nga. LHQ cũng bày tỏ hy vọng các cuộc thảo luận với phái đoàn Nga sắp tới sẽ đạt tiến bộ trong việc tạo điều kiện cho lương thực và phân bón có nguồn gốc Nga được xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Nga khẳng định tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc Nga sẵn sàng quay trở lại thực thi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen với điều kiện các điều khoản cuối cùng phải được đáp ứng. Đồng thời, Moskva tiếp tục xuất khẩu lương thực, có tính đến các mối quan tâm của các quốc gia có nhu cầu. Trên đây là tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao LB Nga Sergei Vershinin...