Khó kiểm soát được thịt bẩn
Nguồn thịt bẩn sau khi đưa vào TPHCM thường được tiêu thụ tại các chợ tự phát, chợ lề đường với giá rẻ hoặc cung cấp cho các điểm chế biến, quán nhậu
Cuối năm, thịt bẩn từ các tỉnh đang dồn dập đổ về TPHCM tiêu thụ. Thông tin từ cơ quan chức năng, nguồn thịt bẩn tràn vào TPHCM bằng nhiều cách, thậm chí nó còn được chế biến từ các địa phương giáp ranh để qua mặt cơ quan chức năng và đưa vào TP tiêu thụ dễ dàng.
Hàng từ miền Trung, miền Bắc
Nguồn thịt bẩn tuồn vào TPHCM nhiều nhất là từ các tỉnh miền Trung, miền Bắc, khu vực Đồng Nai… Tuy nhiên, nguồn thịt bẩn mà cơ quan chức năng bắt giữ được chỉ chiếm chưa tới phân nửa so với con số thực tế do việc phát hiện rất khó khăn.
Trạm Kiểm dịch Động vật Thủ Đức là đơn vị quán xuyến cửa ngõ quan trọng, nơi nguồn thịt từ các tỉnh miền Trung, miền Bắc thường đưa vào. Tuy nhiên, việc kiểm tra gặp nhiều khó khăn, muốn kiểm tra xe phải nhờ đến lực lượng CSGT nên khó chủ động. Thông thường, khi không có tin báo cụ thể thì cơ quan chức năng không thể nào kiểm tra.
Thịt heo thối bị cơ quan chức năng TPHCM bắt giữ ngày 27-11
Video đang HOT
Vì vậy, chắc chắn con số lọt lưới là rất lớn. Một cán bộ Trạm Kiểm dịch Động vật Thủ Đức thông tin: Các loại phụ phẩm như mỡ, da, chân, đuôi, nội tạng trâu, bò thường khó tiêu thụ ở các địa phương khác nên thương lái thu gom với giá rất rẻ rồi vận chuyển vào TPHCM tiêu thụ. Do phải thu gom nhiều ngày, lại vận chuyển xa nên các loại phụ phẩm này thường đã bị hư thối. Khi bị cơ quan chức năng phát hiện, tịch thu hàng thì chủ hàng cũng chỉ mất tiền vận chuyển là chủ yếu, còn việc xử phạt thì chưa đủ sức răn đe, chưa kể khi bị phát hiện, thương lái thường bỏ hàng.
Ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TPHCM, cũng thừa nhận nguồn thịt gia súc không kiểm soát, kể cả thịt hư thối, đang được tuồn vào TP khá nhiều, lực lượng thú y không thể nào quán xuyến nổi. Chi cục cũng đã chỉ đạo các trạm thú y quận – huyện, nhất là các trạm kiểm dịch tại các đầu mối giao thông, cửa ngõ vào TP, tăng cường công tác kiểm tra để phần nào hạn chế nguồn thịt bẩn tuồn vào TP.
Bắt không xuể
Một cán bộ thú y TPHCM còn cho hay qua công tác kiểm tra đã phát hiện một số vụ đưa thịt hư thối vào TPHCM có giấy chứng nhận của cơ quan thú y các tỉnh cho phép vận chuyển ra khỏi địa phương để cung cấp cho các cơ sở chăn nuôi hoặc dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, trên thực tế, nguồn hàng này lại được đưa về các cơ sở chế biến thực phẩm cho người cũng như đưa vào các quán ăn.
Chẳng hạn, mặt hàng mỡ heo hư thối được đưa về các lò nấu mỡ rồi được đóng thùng (can) bỏ mối cho các điểm bán mỡ xung quanh chợ Bình Tây, chợ Cầu Ông Lãnh hoặc bán thẳng cho các quán ăn, điểm chế biến thực phẩm. Chân, nội tạng trâu, bò có vấn đề thì đưa về các “lò” chế biến để cung cấp cho các quán lẩu. Để “làm sạch” những loại này, các cơ sở chế biến thường ngâm hóa chất như chất tẩy trắng, tẩy mùi, chất tạo độ dai. Heo chết, heo bệnh thì được đưa về các lò heo quay…
Theo các trạm kiểm dịch động vật cửa ngõ giao thông TPHCM, gần như ngày nào lực lượng kiểm tra cũng phát hiện các vụ vận chuyển thịt gia súc, gia cầm kém chất lượng. Chẳng hạn, ngày 29-11, Trạm Kiểm dịch Động vật Thủ Đức kết hợp cùng cơ quan chức năng phát hiện một vụ vận chuyển 280 kg lòng heo từ Đồng Nai về TPHCM tiêu thụ.
Đáng chú ý là toàn bộ số lòng heo này đã đổi màu, bốc mùi hôi thối. Qua kiểm tra cho thấy số lòng heo này thuộc dạng heo bệnh và đã chết trước khi giết mổ. Chỉ riêng ngày 27-11, Trạm Kiểm dịch Động vật Thủ Đức phát hiện 3 vụ vận chuyển sản phẩm động vật kém chất lượng từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đồng Nai vào TPHCM tiêu thụ. Tang vật gồm hơn 1 tấn thịt heo sữa, 377 kg da mỡ heo, 240 kg ruột heo và 1,144 tấn thịt. Trước đó, Trạm Kiểm dịch Động vật Thủ Đức cũng phát hiện hàng chục vụ vận chuyển thịt, nội tạng, chân, đuôi, da mỡ gia súc với số lượng gần cả chục tấn hàng hư thối.
Giữa tháng 11, Trạm Kiểm tra Vệ sinh Thú y chợ đầu mối Bình Điền (Q.8 – TPHCM) phát hiện 2 xe tải chở 80 con heo vào chợ, trong số đó có 17 con đã tái nhợt, rỉ nhớt đang trong quá trình bị phân hủy; nhiều con heo đã bị xuất huyết trên da, mỡ… cho thấy heo bị bệnh chết trước khi giết mổ…
“TPHCM là nơi tiêu thụ, việc kiểm soát chỉ là phần ngọn, do đó không thể nào quản lý triệt để được. Việc quản lý phải từ gốc, tức là cơ quan chức năng các địa phương cần phải tăng cường kiểm soát từ khâu chăn nuôi, giết mổ mới mong giải quyết được”.
Ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TPHCM
Theo Người Lao Động
Cầu Long Biên đang thành chợ
"Ban ngày là những người bán ngô, bán rau. Tối đến lại xuất hiện các quán cóc bán rượu, trà đá. Phải chăng người ta đang cho họp chợ trên cầu Long Biên?". Đó là phản ánh của nhiều bạn đọc đến Đường dây nóng Báo ANTĐ.
Nửa cầu Long Biên (thuộc quận Long Biên) thông thoáng
Mưu sinh trên cầu
Sáng 26-11, lên cầu Long Biên theo lối đường Trần Nhật Duật, chúng tôi đã gặp mấy hàng bánh mỳ ở khúc cua lên mặt cầu. Đi thêm hơn 20 mét nữa, vẫn thuộc nửa bên này của cầu, biểu hiện của chợ "cóc" rõ rệt hơn, có đến 4, 5 người - chủ yếu là phụ nữ và trẻ em ngồi bán ngô và các loại rau xanh. Thậm chí, những người này còn chăng nilon - buộc dây vào thành cầu để che nắng. Cảnh chợ "cóc" trông rất bình yên, nhưng nó lại ảnh hưởng đáng kể đối với người tham gia giao thông, cho dù cầu Long Biên chỉ dành cho xe đạp, xe máy và phân 2 chiều rõ rệt. Đoạn cuối cầu Long Biên thuộc địa bàn quận Long Biên, chúng tôi gặp một tổ công tác công an và tự quản đô thị ứng trực. Trung tá Nguyễn Tuấn Quang - Phó Trưởng CAP Ngọc Thụy đang có mặt tại đây cho biết, đang cùng lực lượng chức năng phường xử lý các trường hợp vi phạm giao thông, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy và không để hàng rong bán trên cầu.
Tối cùng ngày, trở lại cầu Long Biên vẫn theo đường cũ, chúng tôi lại thấy cảnh "họp chợ" ở những vị trí như buổi sáng, chỉ khác về chủng loại hàng hóa. Có khá đông bạn trẻ dựng xe máy, hóng gió trên cầu. Để ý mặt hàng bày bán trong các hàng quán, nhận thấy có rượu, hạt hướng dương, thịt bò khô... đủ cho nhóm bạn ngồi cà kê hết đêm trên cầu. Dừng chân vào một trong số các quán này, chị chủ quán thản nhiên: "chợ "cóc" mà, bị đuổi thì chạy. Không đuổi lại họp".
Chưa đồng bộ
Chợ "cóc" họp trên cầu Long Biên là thật. Việc xóa chợ là cần thiết, để đảm bảo trật tự an toàn giao thông và thực tế cho thấy, không quá khó để làm được điều này. Tuy nhiên, sự vào cuộc của các địa bàn, cơ quan chức năng liên quan đến công tác quản lý ANTT trên cầu lại chưa quyết liệt, chưa đồng bộ. Cầu Long Biên, ngoài sự quản lý của Công ty TNHH một thành viên Quản lý đường sắt Hà Hải, còn thuộc địa giới hành chính của 3 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình và Long Biên. Chính yếu tố giáp ranh này dẫn đến tâm lý đùn đẩy trách nhiệm, thiếu sự phối hợp giữa các địa bàn.
Ông Nguyễn Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm, quận Long Biên cho biết, trung tuần tháng 11, "phía" quận Long Biên đã tiến hành rà soát, lập danh sách số người bán hàng trên cầu để hướng dẫn, ký cam kết yêu cầu không lên cầu bán hàng. Cùng với biện pháp tuyên truyền, lực lượng chức năng quận Long Biên đã lập 6 tổ công tác cắm chốt, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm, gắn với việc duy trì trật tự giao thông. "Chúng tôi xác định đây đang là "điểm đen" về trật tự đô thị và sẽ quyết liệt để từng bước giảm dần, giải quyết triệt để phức tạp trên cầu" - ông Tuấn quả quyết.
Sự vào cuộc từ "phía" quận Long Biên bước đầu đã lập lại được trật tự ở nửa phía bên này cầu. Song, kết quả ấy sẽ khó triệt để, nếu những tồn tại vẫn hiện hữu ở nửa còn lại của cầu, phía địa bàn Ba Đình và Hoàn Kiếm. Đúng là hoạt động của chợ "cóc" trên cầu Long Biên hiện mới manh nha hình thành. Nhưng để quá lâu, nó ắt trở nên phức tạp. Sự phức tạp ấy có phần nguyên nhân "lỗi" thiếu phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các địa bàn, cơ quan chức năng.
Theo ANTD
Nhếch nhác vì chợ tự phát Một số người dân ngụ tại phường Linh Trung, quận Thủ Đức - TPHCM phản ánh cạnh hầm chui Linh Xuân từ lâu hình thành một khu chợ tự phát. Sau những buổi họp chợ sáng và chiều, đường dẫn vào hầm chui đầy rác thải trông rất nhếch nhác và mất mỹ quan đô thị (ảnh). Theo ông Trần Tấn Minh, Chủ...