Khổ không nói hết chỉ vì căn nhà 2 tỷ với 6 phòng ngủ
Giờ nhà mình đang nuôi không hai người thanh niên khỏe mạnh, nhưng chỉ biết ăn ngủ chứ không biết làm gì. Hễ nói thì người này bì tị người kia, không ai chịu ai.
Mấy tháng nay mình đang vô cùng đau đầu. Chả là nhà mình mới xây xong một căn hộ 4 tầng, có 6 phòng ngủ cách đây 1 năm. Nhà đẹpvà rộng thì ai chẳng thích, thế mà giờ mình đang khổ không nói hết và khó xử vô cùng chỉ vì nhà quá rộng đây!
Nhà mình xây gần 2 tỷ, bố mẹ chồng cho 300 triệu và vay hộ vợ chồng mình 300 triệu. Mẹ đẻ mình cho 200 triệu. Còn lại là tiền của hai vợ chồng và tiền vay ngân hàng. Nhà mình có 2 vợ chồng và 1 nhóc nên chỉ dùng có 1 phòng ngủ thôi. Nhà đẹp lại rộng, còn nhiều phòng nên em trai ruột mình và em con nhà dì của chồng cũng đến ở cùng với vợ chồng mình.
Em trai mình cũng mới đi làm bên một công ty xây dựng thuộc nhà nước. Không hiểu công việc, yêu đương kiểu gì mà đi liên miên. Hỏi thì em nói là công việc bận, bận đến mức cả thứ 7, chủ nhật cũng đi làm. Đêm thường nhà mình ngủ rồi em mới về, nhiều hôm em còn không về nhà nữa. Làm nhiều vậy mà không hiểu sao tiền không đủ nuôi thân. Chi phí sinh hoạt không đóng góp gì cho anh chị. Nhiều lần mình bảo em đóng cho có trách nhiệm. Nhưng nói thì em tự ái, nổi khùng lên trách móc mình là chị gái mà keo kiệt. Em còn lên mặt ra vẻ không thèm nhờ vả anh chị, nhưng kết quả vẫn không đóng góp đồng nào.
Mình nói thì em tự ái, nổi khùng lên trách móc mình là chị gái mà keo kiệt. (Ảnh minh họa)
Thỉnh thoảng bố mẹ chồng mình đến chơi, luôn thể hiện rất khó chịu với em trai mình. Ông bà cho rằng em trai mình hư hỏng, nói dối đi làm thực chất là đi chơi, ở không chịu đóng góp dọn dẹp gì, cứ ăn bám vợ chồng mình. Vì thế mà ông bà cũng coi thường em trai mình ra mặt.
Em trai mình lên ở với anh chị được 6 tháng thì mẹ chồng mình cũng “dúi” cháu trai, con nhà dì ruột chồng mình vào. Đứa em họ này đang học năm thứ 2 đại học.
Ngày vợ chồng mình xây nhà, dì cũng cho vợ chồng mình mượn 200 triệu. Đến giờ vẫn còn 100 triệu chưa trả nốt được, nhưng mình cũng khất với dì là đến tháng 6 năm tới sẽ trả đủ. Vì nể dì, với lại chỗ thân tình, nên mình cũng không phản đối khi em đến ở. Tuy nhiên, em đến ở tới nay 3 tháng, nhưng chưa từng đưa cho vợ chồng mình một đồng nào. Thậm chí, cũng chưa từng động tay lau cái bàn hay giặt bộ quần áo. Mọi việc trong nhà đều một tay mình làm.
Video đang HOT
Mình thì nghĩ rằng cho em họ ở nhờ để đỡ chi phí phải thuê nhà thôi như thế là đã giúp đỡ lắm rồi, còn tiền ăn uống, sinh hoạt thì em và gia đình dì phải đóng góp. Mình có nhắc khéo nhưng mẹ chồng lại mắng mỏ mình là ăn cháo đá bát, vừa nuôi em được 3 tháng đã mở miệng đòi tiền. Coi tiền hơn tình nghĩa ruột thịt. Bà hỏi lại rằng em trai mình đã đóng góp được đồng nào chưa mà đòi em họ?
Giờ nhà mình đang nuôi không hai người thanh niên khỏe mạnh, nhưng chỉ biết ăn ngủ chứ không biết làm gì. (Ảnh minh họa)
Vợ chồng mình mới cưới chưa lâu, tham xây nhà đẹp nên vay mượn nhiều, còn rất khó khăn. Nếu phải gánh thêm cả em trai mình lẫn con của dì như thế này thì mình thấy mệt mỏi quá. Mình đã gọi điện nhắc nhở mẹ mình ở quê là bảo em, để em trai đưa cho mình vài đồng. Trước là để không ngại với chồng và gia đình chồng mình. Sau là làm gương cho em họ. Nhưng mẹ mình nói rát cả cổ, em trai mình vẫn không đóng góp gì. Lại còn cáu nhặng là mình nuôi em họ thì được mà em trai thì đòi tiền.
Giờ nhà mình đang nuôi không hai người thanh niên khỏe mạnh, nhưng chỉ biết ăn ngủ chứ không biết làm gì. Hễ nói thì người này bì tị người kia, không ai chịu ai. Ấy là chưa kể, nhiều lần hai em còn cãi nhau chỉ vì người nọ mở nhạc to làm người kia không ngủ được… Mình quá mệt mỏi và không biết làm thế nào để “đuổi” được hai ông tướng này ra khỏi nhà. Chồng mình thì nể nang, vì một bên là em vợ, một bên là em họ. Anh cũng không biết giải quyết ra sao. Mọi người cho mình lời khuyên với.
Theo Afamily
Tôi đã trở thành cha của một đứa trẻ bị vứt bỏ trong tiệm cơm
Từ giây phút bước chân ra khỏi gia đình bạc bẽo ấy, tôi đã quyết định trở thành cha của đứa trẻ bị bỏ rơi này.
Đọc ài tâm sự "Ngày đầu năm mới đầy hồi hộp và hạnh phúc của tôi" của tác giả Khang Tuấn, tôi cũng muốn viết đôi dòng tâm sự về mình và đứa con tôi vô cùng yêu thương.
Tôi năm nay đã 32 tuổi, là kiến trúc sư của một công ty xây dựng. Tuy chưa có vợ nhưng đã có một đứa con trai gần hai tuổi. Chắc nhiều bạn sẽ thắc mắc điều này nhưng đó là sự thật. Cuộc đời tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ làm một ông bố của một đứa trẻ bị bỏ rơi vào cái tuổi 30.
Cách đây hai năm, lúc đó mẹ tôi là giáo viên về nghỉ hưu. Sau khi về an dưỡng ở nhà được vài tháng, vì chán cảnh nhàn rỗi nên bà muốn mở một tiệm cơm trước cổng bệnh viện tỉnh để làm từ thiện. Công việc chính của bà là hằng ngày nấu từng suất cơm chỉ với giá 5 ngàn đồng cho gia đình có bệnh nhân. Đồng thời bà còn nấu thêm nồi cháo để tặng cho những bệnh nhân già cả neo đơn gặp hoàn cảnh khó khăn.
Công việc thầm lặng của mẹ tôi kéo dài như vậy được vài tháng thì chuyện lớn xảy ra. Hôm ấy đúng là ngày 28 tháng Chạp, mẹ tôi vẫn làm việc đều đặn ở quán cơm. Trong lúc đang hí hoáy nấu nướng thì có một cô gái chừng khoảng 20 tuổi mang theo một giỏ xách nhỏ vào nhận cơm.
Nhưng điều lạ kỳ nhất là bên trong chiếc giỏ xách chứa áo quần đó, có một bé trai khoảng chừng hơn tuần tuổi đang nhắm mắt ngủ ngon lành. Cô gái kia bảo với mẹ tôi rằng mới sinh con xong, đang chuẩn bị đợi chồng đến đón nhưng đói bụng quá liền sang quán ăn cơm. Thấy cô gái đó ăn mặc nghèo khổ nên mẹ tôi đã miễn phí cho cô một đĩa cơm to. Ăn xong thì cô gái nhờ mẹ tôi trông hộ đứa con để chạy qua tiệm thuốc mua mấy miếng băng gạc rốn.
Tôi sẽ không để một cháu bé tội nghiệp như vậy chịu cảnh bỏ rơi được. (Ảnh minh họa)
Nhưng kỳ lạ là cô gái trẻ đã đi hơn 30 phút nhưng mãi không thấy về lại. Mẹ tôi hốt hoảng nhờ người trông hộ quán rồi đến tiệm thuốc hỏi thì bà bán thuốc bảo không thấy cô gái nào như vậy. Mẹ tôi điếng người quay trở về thì đúng lúc thằng bé tỉnh giấc và khóc thét đòi bú mẹ. Bà không biết làm thế nào liền vội vàng bế thằng bé ra khỏi giỏ xách vỗ về thì bất ngờ một lá thư cùng 200 ngàn rơi ra.
Lá thư ấy có nhiều chữ bị nhòe mờ như người viết đã khóc trong khi viết. Nội dung bức thư chính là lời xin lỗi cũng như khẩn cầu tới mẹ tôi rằng xin bà hãy mang đứa trẻ này đến trao cho gia đình được ghi địa chỉ cụ thể trong thư vì cô không đủ khả năng nuôi dưỡng đứa bé. Cô gái kia còn viết đó là nhà bố của bé trai này.
Mẹ tôi thực sự choáng váng khi đọc xong bức thư kia, bà nghĩ một cô gái mới đẻ, còn trẻ lại có thể vứt bỏ đứa con trai của mình như vậy thì chắc chắn có nổi khổ tâm gì đây.
Ngày hôm ấy, mẹ tôi đóng cửa tiệm rồi quyết định bế đứa trẻ bị bỏ rơi về nhà. Đến chiều khi đi làm về, tôi thực sự ngạc nhiên khi từ ngoài cổng đã nghe thấy tiếng của trẻ nhỏ khóc trong nhà. Và rồi tôi đã lặng đi khi được mẹ kể lại từ đầu câu chuyện xảy ra ở tiệm cơm. Ngay ngày hôm sau, tôi đã cùng mẹ bắt xe chở cháu bé ra tận nhà được ghi rõ địa chỉ trong bức thư.
Người đàn ông được cho là cha đứa bé quả là nằm ngoài sức tưởng tượng của tôi và mẹ. Đó là một cậu học sinh mới tốt nghiệp xong cấp ba. Tuy nhiên cậu ta và cả bố mẹ giàu có của cậu ta đều không chấp nhận đứa bé là con cháu của nhà họ. Cả buổi sáng hôm ấy, tôi cùng mẹ thuyết phục rồi đưa bức thư ra ba mặt một lời giải thích cháu bé có huyết thống với gia đình họ nhưng đều vô hiệu. Thậm chí, bác trai được cho là ông nội của thằng bé đã cầm gậy để đuổi hai mẹ con tôi ra khỏi nhà.
Bước chân ra khỏi gia đình bạc bẽo ấy, tôi bỗng nhận ra chính mình và mẹ không cần thiết phải cầu xin hay năn nỉ họ làm gì nữa. Bởi vì từ giây phút này thì tôi đã quyết định làm bố đứa trẻ. Tôi sẽ không để một cháu bé tội nghiệp như vậy chịu cảnh bỏ rơi được. Nó vô tội và cần được che chở chứ không phải là sự ghẻ lạnh và hắt hủi từ những người được cho là ông bố bà mẹ ruột. Huống chi, nó có duyên với mẹ tôi, nên mẹ tôi cũng rất yêu thương nó.
Thời gian ở bên nó khiến cho tôi quên đi nghĩa vụ phải lấy vợ ở cái tuổi 32 mà mẹ hằng ngày vẫn thúc giục. (Ảnh minh họa)
Tôi biết quyết định đó của mình sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai cũng như sự nghiệp của tôi. Tôi sẽ phải cân bằng thời gian giữa công việc và chăm sóc nó. Một người đàn ông 30 tuổi chưa vợ, chưa nếm mùi của gia đình con cái thì biết phải làm thế nào đây?
Ấy vậy mà đã hai năm trôi qua, tôi và mẹ đã làm được. Đứa trẻ bị bỏ rơi ngày nào bây giờ đã gần hai tuổi, rất kháu khỉnh và dễ thương. Nhìn nó lớn lên từng ngày, tôi càng thấy thương nó. Mỗi ngày đi làm về, tôi lại thấy ấm áp lạ thường vì được chơi đùa với nó, được nó gọi bố đầy yêu thương. Càng yêu con, tôi lại trách những ông bố bà mẹ ở cái tuổi còn quá non nớt chưa có kinh nghiệm sống, lại sinh ra một đứa bé rồi vội vàng hắt hủi nó như vậy.
Thời gian ở bên nó khiến cho tôi quên đi nghĩa vụ phải lấy vợ ở cái tuổi 32 mà mẹ hằng ngày vẫn thúc giục. Tôi nghĩ mình sẽ phải đau đầu, căng thẳng trong vấn đề này lắm đây. Vì phải có một người con gái sẵn sàng yêu thương tôi và chấp nhận yêu thương thằng bé vô điều kiện như tôi thì tôi mới yên tâm được.
Lại một cái Tết đã qua, tuổi tác thì ngày một tăng, trách nhiệm cũng nặng nề hơn. Con trai ngày một lớn hơn và hiểu biết hơn, không biết trong tương lai, người vợ của tôi có đủ sức bao dung thằng bé không?
Trên đây chỉ là đôi dòng cảm khái của tôi, cảm ơn mọi người đã lắng nghe và chia sẻ với tôi! Chúc mọi người năm mới vui vẻ, ấm áp.
Theo Afamily
Đêm Valentine, 3 người chúng tôi xấu hổ mặc lại quần áo trước ánh mắt của nhau Bạn trai tôi còn đang cởi quần dở nên luống cuống ngã đập người xuống cái bàn bên cạnh giường ngủ. Còn tôi và cô gái kia thì cứ hét liên tục vào mặt nhau. Sắp tới Valentine, nhìn những đôi tình nhân ríu rít hẹn hò nhau chờ đón ngày này mà lòng tôi quặn đau. Tôi cũng đã từng mong ngóng...