Khó khăn trong thực hiện chứng nhận cho các trang trại đạt tiêu chí
Năm 2020, Thông tư 02/2020/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định tiêu chí kinh tế trang trại được ban hành, thay thế cho Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
Tuy trong thông tư mới này có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để các chủ trang trại dễ dàng tiếp cận với những chính sách ưu đãi, nhưng trên thực tế, các địa phương còn lúng túng trong việc theo dõi, thống kê, cập nhật các biến động về chủ trang trại, diện tích đất sản xuất, loại trang trại;… và các chủ trang trại vẫn chưa mặn mà với việc được chứng nhận kinh tế trang trại (CNKTTT).
Trang trại chăn nuôi của gia đình ông Trần Văn Lợi, xã Quảng Hợp ( Quảng Xương).
Theo đó, các trang trại phải bảo đảm 2 điều kiện về diện tích và giá trị sản xuất, như: Đối với các cơ sở trồng trọt, giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 1 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1 ha trở lên; các cơ sở nuôi trồng thủy sản, giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1 ha trở lên; các cơ sở chăn nuôi, giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2 tỷ đồng/năm trở lên và đạt quy mô chăn nuôi trang trại theo đúng quy định của Luật Chăn nuôi;… Bên cạnh đó, giấy CNKTTT được cấp theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13-4-2011 sẽ hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư 02/2020/TT-BNNPTNT có hiệu lực thi hành.
Video đang HOT
Trước sự ra đời của thông tư mới, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị và phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố thực hiện rà soát, theo dõi, thống kê, cập nhật các biến động về chủ trang trại, diện tích đất sản xuất, phân loại trang trại,… Bên cạnh đó, tuyên truyền để người dân thấy được quyền và lợi ích khi trang trại được cấp CNKTTT; đồng thời, hướng dẫn các chủ trang trại về giấy tờ, thủ tục xin chứng nhận. Tuy việc CNKTTT là căn cứ để xác định đối tượng hưởng các chính sách của Nhà nước áp dụng cho kinh tế trang trại nhưng đến nay, việc CNKTTT vẫn còn nhiều hạn chế.
Điển hình như tại huyện Quảng Xương, việc CNKTTT đã được huyện triển khai thực hiện nhiều năm nay; tuy toàn huyện có 104 trang trại đủ điều kiện CNKTTT nhưng từ khi Thông tư 02 được ban hành, đến nay chưa có chủ cơ sở nào chủ động đề nghị được chứng nhận. Đại diện lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Quảng Xương, cho biết: Việc người dân thờ ơ với việc được CNKTTT là do trong điều kiện sản xuất nông nghiệp nhiều rủi ro như hiện nay, khi thẩm định hồ sơ vay vốn, các ngân hàng lại có cách đánh giá riêng để bảo đảm an toàn tín dụng, quy trình thẩm định chặt chẽ, thời gian thẩm định kéo dài, đôi khi không kịp thời giải quyết khó khăn về nguồn vốn cho các trang trại. Các ngân hàng thường chọn giải pháp thỏa thuận với các trang trại vay có thế chấp tài sản, còn theo hình thức tín chấp, các trang trại chỉ được vay với mức thấp. Ông Trần Văn Lợi, chủ trang trại chăn nuôi tại xã Quảng Hợp, cho biết: “Tuy trang trại của gia đình đủ điều kiện nhưng tôi vẫn chưa nộp đơn, do số vốn vay ở ngân hàng không đủ để đầu tư so với quy mô của trang trại. Để xây dựng cơ sở hạ tầng, mua giống, thức ăn chăn nuôi, chúng tôi đều phải vay của người thân nên cũng không quan tâm tới việc được CNKTTT”.
Theo số liệu của Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, đến nay, toàn tỉnh có 722 trang trại, tuy nhiên số trang trại được CNKTTT ở các địa phương chiếm tỷ lệ thấp. Trong đó, nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là việc triển khai rà soát các điều kiện của từng loại trang trại, như: diện tích đất sản xuất, giá trị sản xuất,… còn chưa thực sự quyết liệt; các khâu theo dõi, thống kê, cập nhật các biến động về chủ trang trại, lập sổ theo dõi phát triển kinh tế trang trại còn vướng mắc. Ngoài ra, còn xảy ra tình trạng một số trang trại đã được cấp giấy từ nhiều năm trước, hiện đã hết hiệu lực nhưng các chủ trang trại lại không đăng ký để được thẩm định CNKTTT theo thông tư mới. Cùng với việc không mang lại lợi ích thiết thực, đây không phải là thủ tục bắt buộc nên một số chủ trang trại còn thờ ơ với việc đăng ký chứng nhận. Mặt khác, việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho các chủ hộ về quyền và lợi ích khi được cấp CNKTTT còn nhiều hạn chế. Có nhiều chủ trang trại thậm chí còn không biết đến có loại chứng nhận này, dẫn tới việc họ không chủ động làm thủ tục chứng nhận. Để đẩy nhanh hoạt động rà soát, CNKTTT cho các trang trại trên địa bàn tỉnh, các địa phương cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa. Bên cạnh việc triển khai các chính sách ưu đãi của Nhà nước, các địa phương nên xây dựng thêm các chính sách hỗ trợ cho đối tượng bảo đảm phù hợp với thực tiễn để các chủ làm trang trại thấy rõ quyền, lợi ích khi được CNKTTT. Bên cạnh đó, có cơ chế, chính sách giao đất ổn định, lâu dài để các chủ trang trại yên tâm đầu tư, mở rộng sản xuất để kinh tế trang trại không chỉ giúp tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, tạo điều kiện cho các chủ trang trại được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, có thể tín chấp bằng các công trình đầu tư trên đất…
Thanh Hóa: Cách ly 11 ngư dân trở về từ vùng biển Vân Đồn
11 ngư dân ở xã Quảng Nham (Quảng Xương, Thanh Hóa) đã được các lực lượng chức năng địa phương yêu cầu cách ly tại nhà, để phòng ngừa dịch Covid-19.
Lực lượng chức năng kiểm tra chiếc tàu cá và yêu cầu 11 ngư dân phải cách ly y tế tại nhà, để phòng ngừa dịch Covid-19.
Chiều nay (3/2), thông tin từ UBND huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) cho biết: Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của huyện và lực lượng biên phòng Đồn Biên phòng Sầm Sơn đã kiểm tra y tế, yêu cầu cách ly tại nhà đối với 11 ngư dân vừa đánh cá từ vùng biển Vân Đồn (Quảng Ninh) về địa phương.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 18 giờ ngày 2/2, trong lúc đang tuần tra kiểm soát tại cửa Lạch Ghép (xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương), Trạm kiểm soát biên phòng Quảng Nham thuộc Đồn Biên phòng Sầm Sơn phát hiện tàu cá cập bến.
Quan kiểm tra, chiếc tàu cá mang số hiệu TH 6340 TS, do ông Thạch Văn Tiến (SN 1980), ở thôn Bình, xã Quảng Nham, làm chủ tàu. Chiếc tàu này đang đưa 11 lao động làm việc tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trở về địa phương.
Những ngư dân nêu trên sau đó đã khai báo y tế, được kiểm tra sức khỏe, đo thân nhiệt.
Theo chủ tàu khai báo, tàu cá hoạt động tại vùng biển gần 1 đảo nhỏ và không vào vùng đất liền thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Tuy nhiên, để phòng chống dịch Covid-19, lực lượng chức năng đã yêu cầu toàn bộ 11 người này tự cách ly tại gia đình, có sự giám sát của chính quyền địa phương.
Theo báo cáo của ngành y tế, Thanh Hóa đang tổ chức cách ly cho trên 5.000 người trở về từ các vùng có dịch. Trong đó có 277 người cách ly tại 19 cơ sở cách ly tập trung trong tỉnh và 4.909 người cách ly tại nhà.
Trước tình hình phức tạp của dịch bệnh Covid-19, từ hôm nay ngày 3/2, tỉnh Thanh Hóa thành lập 4 chốt kiểm soát tại 4 cửa ngõ giao thương ra vào tỉnh.
Các chốt kiểm soát, gồm: Quốc lộ 1A (địa bàn thị xã Bỉm Sơn và thị xã Nghi Sơn) đường Hồ Chí Minh (đoạn qua huyện Thạch Thành và huyện Như Xuân). Các chốt kiểm soát trực 24/24 giờ cho đến khi có thông báo mới.
Hiệu quả mô hình nuôi ong tại xã Định Hải Là xã bán sơn địa, ngoài diện tích sản xuất nông nghiệp, xã Định Hải (thị xã Nghi Sơn) còn có nhiều diện tích đất đồi rừng. Để phát huy tiềm năng, lợi thế của diện tích rừng trong phát triển kinh tế của địa phương, những năm gần đây, chính quyền xã Định Hải đã khuyến khích các hộ dân trong xã...