Khó dùng quỹ đất công thanh toán BT
Vẫn còn bất cập, khó khả thi trong quy định tại Nghị định 69/2019/NĐ-CP về việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho Nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức BT.
Trường hợp đấu giá mặt bằng 23 Lê Duẩn, quận 1 có giá khởi điểm 550 tỷ đồng, nhưng giá trúng đấu giá lên đến 1.430 tỷ đồng, gấp 2,6 lần giá khởi điểm.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/10/2019, tạo khuôn khổ pháp luật để tiếp tục triển khai, thực hiện các Dự án BT theo phương thức Nhà nước sử dụng tài sản công, trong đó có “quỹ đất, trụ sở làm việc” (gọi tắt là “quỹ đất”) để thanh toán cho Nhà đầu tư.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu Nghị định 69/2019/NĐ-CP và đối chiếu với các quy định của Luật Đất đai; Luật quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Đấu thầu; Luật Đấu giá tài sản, Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) nhận thấy nội dung một số quy phạm pháp luật còn bất cập, chưa đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và có thể bị vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Cụ thể, thứ nhất: Chưa có khung pháp lý cụ thể để thực hiện quy định Nhà nước sử dụng “tiền thuộc ngân sách nhà nước” thanh toán Dự án BT.
Video đang HOT
Thứ hai, có sự thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ giữa quy định về khai thác “quỹ đất” để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng bằng phương thức đấu giá quyền sử dụng đất (theo Luật Đất đai); và quy định sử dụng “quỹ đất” để thanh toán Dự án BT (theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công).
Thứ ba, rất khó để đảm bảo “nguyên tắc ngang giá” khi Nhà nước sử dụng “quỹ đất” để thanh toán Dự án BT, theo kiểu “vật đổi vật”, “hàng đổi hàng”, mà lẽ ra phải dùng tiền để thanh toán Dự án BT, mua lại công trình BT theo kiểu “hàng – tiền”.
Trong vai trò “Bên mua” thì Nhà nước thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư Dự án BT, để mua công trình BT với giá hợp lý nhất (cùng đạt chuẩn chất lượng nhưng có giá thấp nhất).
Trong vai trò “Bên bán”, Nhà nước cần phải thực hiện đấu thầu hoặc đấu giá quỹ đất, trụ sở làm việc để thanh toán Dự án BT, thì mới đảm bảo bán đúng giá thị trường, để lựa chọn nhà đầu tư “dự án khác”.
Thứ tư, bất cập của hệ thống pháp luật hiện nay là Luật Đấu thầu và Luật Đấu giá tài sản chưa có quy định các trường hợp sau đây: Trường hợp vừa đấu thầu “mua” công trình BT, vừa đồng thời đấu thầu dự án có sử dụng đất (“bán” “dự án khác”); Trường hợp vừa đấu thầu “mua” công trình BT, vừa đồng thời đấu giá (“bán”) quỹ đất, trụ sở làm việc để lấy “tiền” thanh toán Dự án BT.
Pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công quy định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư Dự án BT, nhưng lại không quy định đồng thời thực hiện đấu giá “quỹ đất” hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất, mà lại sử dụng “quỹ đất” thanh toán Dự án BT.
Quy định này đã trái với quy định đấu giá đất, hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Đấu giá tài sản, Luật Nhà ở.
Với cách làm này, thực chất là chỉ định nhà đầu tư thực hiện “dự án khác” không qua đấu giá, đấu thầu, có thể dẫn đến làm thất thoát tài sản công và giảm nguồn thu ngân sách nhà nước.
Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước: Bịt lỗ hổng về cơ chế tránh thất thoát ngân sách
Kiểm toán Nhà nước kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, thay thế 36 văn bản nhằm bịt lỗ hổng về cơ chế, tổ chức thực hiện quy định của Nhà nước tránh thất thoát, lãng phí.
Qua công tác kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước phát hiện nhiều đơn vị sai phạm trong quá trình triển khai nhiệm vụ
Trong báo cáo gửi đại biểu Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước cho biết đến 31/10/2019, toàn ngành sẽ hoàn thành tất cả các cuộc kiểm toán theo kế hoạch và phát hành 100% báo cáo kiểm toán trước 31/12/2019.
Tổng hợp kết quả xử lý tài chính đến 30/9/2019 là 61.732 tỷ đồng, trong đó số kiến nghị tăng thu 6.197 tỷ đồng, giảm chi 12.842 tỷ đồng, xử lý khác 42.693 tỷ đồng. Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước cũng đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, thay thế 36 văn bản (04 thông tư, 04 nghị quyết, 10 quyết định và 18 văn bản khác) nhằm bịt lỗ hổng về cơ chế, tổ chức thực hiện quy định của Nhà nước tránh thất thoát, lãng phí; kiến nghị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với nhiều tập thể và cá nhân.
Qua kiểm toán cũng đã phát hiện và kiến nghị chấn chỉnh kịp thời nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công, tài sản công của các bộ, ngành, địa phương và đơn vị được kiểm toán.
Chẳng hạn, kiểm toán việc thực hiện Nghị quyết số 42 của một số tổ chức tín dụng đã chỉ ra tỷ lệ số hồ sơ xử lý theo Nghị quyết 42 còn thấp, các biện pháp xử lý theo Nghị quyết 42 gồm 6 nhóm biện pháp, nhưng chủ yếu mới chỉ thực hiện được theo hình thức thu giữ tài sản đảm bảo và bán nợ theo giá thị trường, các hình thức khác chưa được áp dụng.
Kiểm toán Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cho thấy hoạt động tín dụng thời gian qua của VDB gặp rất nhiều khó khăn, kết quả chênh lệch thu chi năm 2018 của VDB âm 866,5 tỷ đồng, lỗ lũy kế đến 31/12/2018 là 4.873,1 tỷ đồng; nợ xấu tại 31/12/2018 là 46.116,6 tỷ đồng, chiếm 17,2% tổng dư nợ, trong khi đó việc trích lập dự phòng rủi ro chỉ là 5.790,1 tỷ đồng, bằng 12,5% tổng nợ xấu... tiềm ẩn rủi ro lớn trong tổ chức hoạt động; hiện nay, số liệu bù chênh lệch lãi suất mà ngân sách nhà nước phải cấp bù cho VDB tại thời điểm 31/12/2018 rất lớn: 13.496,3 tỷ đồng.
Kiểm toán việc quản lý và sử dụng đất trong và sau khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2017, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính 1.368,8 tỷ đồng, xem xét xử lý 7.591.427m2 và 03 thửa đất tại các địa phương được kiểm toán theo quy định của pháp luật.
Theo Thanh Hoa/thoibaokinhdoanh.vn
Thanh tra Chính phủ vào cuộc vụ Khu Liên hợp thể thao quốc gia cho thuê đất giá "bèo" Cuộc thanh tra được Thanh tra Chính phủ tiến hành sau những thông tin Khu liên hợp thể thao Quốc gia cho thuê đất với giá quá rẻ. Theo thông tin từ Thanh tra Chính phủ, ngày 6/5, Phó Tổng TTCP Trần Ngọc Liêm đã chủ trì công bố quyết định của Thanh tra Chính phủ thanh tra toàn diện việc chấp hành...