Khó đảm bảo “quyền có giấy tờ tuỳ thân” cho trẻ đường phố
Quyền có giấy tờ tuỳ thân đã được quy định rõ trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, trong qua trình hỗ trợ thực tế cho trẻ đường phố, đa phat sinh khó khăn: Trẻ không có hộ khẩu không thể làm chứng minh nhân dân, không có chứng sinh không dễ khai sinh…
Ngày 18/12, buổi hội thảo tổng kết dự án “hỗ trợ pháp lý về giấy tờ tuỳ thân cho trẻ em/ thanh thiếu niên đường phố” đã được tổ chức tại TPHCM. Hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển Bền vững (MSD) phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Sở tư pháp TPHCM tổ chức.
Trẻ lang thang ở mái ấm quận 8, TPHCM
Trong buổi hội thảo, các nhân viên xã hội đều cho rằng trẻ em lang thang đều dễ bị tổn thương, yếu thế, gặp nhiều khó khăn nhất trong cả về mưu sinh cũng như việc đảm bảo các quyền cơ bản nhất như giấy tờ tuỳ thân. Việc không có giấy tờ tuỳ thân càng khiến trẻ thiệt thòi trong việc không tiếp cận được các dịch vụ công và các hỗ trợ dành cho trẻ: học việc, tạo việc làm, có nơi cư trú…
May măn lăm mơi có CMND sau 6-10 thang (!)
Bên cạnh các hệ thống pháp luật, nhà nước còn ban hành những chính sách, nghị định, thông tư hướng dẫn… quy định nhằm bảo đảm tốt hơn việc làm giấy tờ tuỳ thân cho trẻ em, thanh thiếu niên. Tuy nhiên, trên thực tế, trẻ em đường phố gặp vô vàn khó khăn.
Với những quy định trong luật cư trú về điều kiện để có hộ khẩu, nhập khẩu với người trên 16 tuổi là phải có chứng minh nhân dân và điều kiện làm chứng minh nhân dân là phải có hộ khẩu.
Điều này khiến cho những thanh thiếu niên lang thang, cơ nhỡ trên 16 tuổi, khó có cơ hội được công nhận là công dân, nếu không có người bảo lãnh cho nhập khẩu. Quy định này khiến cho nhiều trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em đường phố tốn rất nhiều công sức và thời gian để được làm giấy chứng minh nhân dân.
Trong suốt một năm của dự án từ tháng 1 – 12/2014, phối hợp với Trung tâm Trợ giúp Pháp lý Nhà nước, 10 trường hợp làm giấy tờ tuỳ thân cho trẻ em, thanh thiếu niên đường phốtại TP.HCM đã được hỗ trợ. Tuy nhiên mới chỉ chưa đến một nửa trong số đó nhận được giấy chứng minh nhân dân.
Những đứa trẻ bị bỏ rơi từ bố mẹ có HIV/AIDS đang được chăm sóc tại Trung tâm Tam Bình
Phát biểu tại hội thảo, ThS. Nguyễn Phương Linh, Giám đốc MSD phát biểu “Nhìn lại một năm thực hiện dự án, chúng tôi thấy đã nỗ lực rất nhiều, một ca làm giấy tờ tuỳ thân cho các em (trẻ em/ thanh thiếu niên đường phố) có khi mất tời 6 tháng – 1 năm để có thể xác định được nguồn gốc, nhân thân và làm giấy tờ tuỳ thân cho các em, với sự tham gia của rất nhiều các bên liên quan.
Đơn cư, mái ấm Quận 10 có hai nhà nam – nữ với số lượng 45 em, nhiều em bé lang thang, cha mẹ không có một mảnh giấy tờ tùy thân, vô cùng chật vật trong việc khai sinh, làm chứng minh nhân dân cho các em. Nhưng trương hơp đươc goi la “may mắn” cung phai tôn tư 6 – 10 tháng, trẻ mơi có thể sơ hưu đươc chứng minh nhân dân, đo la phai nhơ cây đên sư hỗ trợ của Trung tâm Trợ giúp Pháp lý Nhà nước và sự tham gia của nhiều bên liên quan – môt y kiên chia se tai hôi thao.
Video đang HOT
“Trong tổ chức của chúng tôi, hiện có một trường hợp là ba chị em, có em đã 16 tuổi, học khá giỏi, nhưng không có chứng minh thư nên không thể nộp đơn thi đại học, không thể có hợp đồng lao động,” Đại diện Christina Noble – Children’s Foundation, cho biết.
Hay hiên nay tại các bệnh viện, để tránh trường hợp bệnh nhân sau khi sinh, trốn viện, không đóng viện phí, các nơi thường giữ lại giấy chứng sinh của đứa trẻ. Điều này khiến cho việc đăng ký khai sinh gặp nhiều khó khăn va keo đên hê luy khac đo la cung co bô me vi “nan” nên cung “chăng them” lam khai sinh cho con (!?).
Thêm vào đó, theo quy định, các cơ sở y tế được phép hủy hồ sơ bệnh án trong 10 năm để giải quyết vấn đề quá tải về lưu trữ, làm cho các trường hợp trẻ em xin nhận lại giấy chứng sinh sau 10 năm khó thực hiện được.
Khó tiếp cận dịch vụ y tế, học hành
Theo ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Giám đốc Trung tâm Trợ giúp Pháp lý Nhà nước TP.HCM, trẻ lang thang, có hoàn cảnh đặc biệt gặp rất nhiều thiếu sót về mặt giấy tờ: giấy chứng sinh khai sai, làm sao đăng ký khai sinh; trẻ có giấy khai sinh, nhưng không biết mẹ ở đâu, không người đăng ký giám hộ; trẻ bị bỏ rơi, mất giấy chứng sinh; cha mẹ không đăng ký kết hôn; cha mẹ không có giấy tờ tùy thân…
“Tôi từng tiếp nhận xin trợ giúp cho trường hợp của cháu Tăng Thị Thanh T. (Bình Hưng, Bình Chánh) khá đặc biệt. Mẹ bỏ đi, cha đã chết. Gần 15 tuổi, nhưng cháu không có giấy khai sinh, bởi lúc sinh, cũng vì quá túng quẫn nên mẹ trốn viện, không kịp làm giấy chứng sinh cho cháu. Khi tiếp nhận, chúng tôi đã tìm đến BV Từ Dũ để trích lục giấy chứng sinh, nhưng hồ sơ bệnh án đã bị tiêu hủy vì đã lưu trữ trên 10 năm.
Để thay thế cho giấy chứng sinh, chúng tôi đã tìm người thân duy nhất của cháu – ông nội, viết tờ tường trình cam đoan về những thông tin mà ông cung cấp là đúng sự thật và được xã Bình Hưng xác nhận chữ ký. Sau khi xác nhận mẹ cháu T. không có nơi cư trú ổn định, cuối cùng chính quyền địa phương nơi cháu Trúc hiện cư ngụ đã phải đứng ra đăng ký khai sinh cho cháu”.
Hiện nay, TPHCM có khoảng 1,8 triệu trẻ em, trong đó gần 400.000 trẻ nhập cư từ các tỉnh thành khác, số trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khoảng 70.000 em, 1.450 trẻ lang thang. Trẻ em nhập cư khó có cơ hội tiếp cận đầy đủ nhóm dịch vụ và phúc lợi xã hội.
Tại hội thảo, nhiều đề xuất đã được đưa ra nhằm tạo điều kiện cho trẻ em/thanh thiếu niên đường phố có cơ hội hơn khi được cấp các giấy tờ tùy thân như: một số vấn đề phát hiện và kiến nghị về hành lang pháp lý hỗ trợ như: quyền trẻ em có giấy tờ tuỳ thân (giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, hộ khẩu) cần được đưa vào Luật. Trong Luật Bảo vệ và Giáo dục Trẻ em năm 2004 và Luật trẻ em đang sửa đổi quy định Quyền được khai sinh và có quốc tịch (Điều 11) cho trẻ em; tuy nhiên, quyền về chứng minh thư nhân dân chưa được nhắc đến. Đề nghị sửa đổi thành Quyền có giấy tờ tuỳ thân cho trẻ em.
Thứ hai, đề nghị thay đổi quy trình, có giấy khai sinh thì làm được cấp chứng minh nhân dân mà không cần hộ khẩu; có chứng minh thư nhân dân có thể làm được hộ khẩu mà không yêu cầu phải có nhà;
Thứ ba, hồ sơ của bệnh viện cần được mã hoá, tin học hoá dữ liệu tạo điều kiện cho người dân trích lục sau 10 năm. Ngoài ra đề nghị mở rộng quyền yêu cầu trích lục giấy chứng sinh, cho các nhân viên xã hội và người giám hộ thay vì chỉ cho phép người thân.
Thứ tư, để tạo điều kiện cho việc hỗ trợ quyền tư pháp về giấy tờ tuỳ thân cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, các tổ chức xã hội có tư cách pháp nhân được quyền xác nhận nhân thân của trẻ, giám hộ trẻ.
An Quý
Theo Dantri
"Chúng tôi không vi phạm quyền nhân thân của cố nhà văn Ngô Tất Tố"
Trong khi gia đình cố nhà văn Ngô Tất Tố bức xúc cho rằng hai cuốn "Lều chõng" và "Việc làng" ấn hành 2014 có nhiều vi phạm quyền nhân thân tác giả thì Phó ban biên tập NXB Hội nhà văn, nhà văn Tạ Duy Anh và đại diện Nhã Nam lại phủ nhận vi phạm trên.
Là Phó ban biên tập NXB và cũng là người biên tập trực tiếp hai cuốn sách "Lều chõng" và "Việc làng" do NXB Hội nhà văn và Nhã Nam ấn hành năm 2014, nhà văn Tạ Duy Anh có thể nói gì khi gia đình cố nhà văn Ngô Tất Tố cho rằng bản in 2014 của NXB Hội Nhà văn và Nhã Nam đã vi phạm quyền nhân thân, được quy định trong luật Sở hữu trí tuệ?
Tôi có biết phản ứng của ông Cao Đắc Điểm và giải đáp của Nhã Nam. Nhiều báo đã đưa tin khá kỹ về chuyện không đáng ầm ĩ này. Quan điểm của cá nhân tôi và với tư cách người biên tập thì Nhã Nam có cơ sở của họ khi cho rằng họ không hề vi phạm quyền nhân thân (điều đó cũng có nghĩa NXB không vi phạm quyền trên).
Nếu tôi được quyền đại diện cho NXB thì tôi sẽ đồng thuận quan điểm với Nhã Nam. Tuy nhiên tôi cũng tôn trọng ý kiến của ông Cao Đắc Điểm trên phương diện tình cảm. Tôi cho rằng vấn đề chỉ là mỗi bên hiểu về quyền nhân thân theo một cách khác nhau. Hai bên chỉ cần mời luật sư làm trọng tài là vấn đề được giải quyết và theo tôi nghĩ việc đó quá đơn giản, không nên làm cho to chuyện khi chưa hiểu thấu đáo vấn đề và chưa có kết luận của giới chuyên gia pháp lý.
Nhà văn Tạ Duy Anh, người trực tiếp biên tập hai cuốn "Lều chõng" và "Việc làng" ấn hành năm 2014
Cụ thể, theo gia đình cố nhà văn bản in 2014 bị cắt bỏ nhiều từ, đoạn. Hai bản in cũng in sai một số từ và cụm từ?
Ông Cao Đắc Điểm và Nhã Nam dựa vào hai văn bản khác nhau. Nhã Nam dựa trên bản in của NXB Mai Lĩnh, trong khi ông Cao Đắc Điểm lại dựa vào bản in trên báo. Là người biên tập, tôi khẳng định Nhã Nam không hề cắt xén bất cứ đoạn, câu văn nào so với bản in của Mai Lĩnh mà Nhã Nam trình nhà xuất bản.
Còn chuyện có một số lỗi, trong đó có lỗi thuộc về biên tập, có lỗi do chế bản, thì là một điều đáng tiếc và nói thật tình là vô cùng khó tránh khỏi nếu không muốn nói in đúng tuyệt đối là bất khả. Tuy nhiên, cả NXB và Nhã Nam sẽ phải nghiêm túc khắc phục những sai sót trên nếu có cơ hội.
Anh có thể chia sẻ quá trình biên soạn hai bản in này và sử dụng nguồn tư liệu như thế nào? Ông Cao Đắc Điểm cho biết từ hơn 10 năm nay, ông và vợ đã thực hiện các công trình khảo cứu về văn bản nhằm khôi phục, giám định nguyên bản gốc và khảo cứu các sai lệch khi tái bản các tác phẩm của Ngô Tất Tố. Tuy nhiên, khi NXB Hội Nhà văn và Nhã Nam in sách đã không chịu tham khảo công trình khảo cứu của họ?
Khi Nhã Nam đưa bản thảo của hai cuốn sách Lều chõng và Việc làng, vốn là hai bản in của NXB Mai Lĩnh đến xin giấy phép, chúng tôi trước hết kiểm tra xem hai bản sách có còn đủ số trang (tức là nội dung) như khi nó ra đời hay không? Nó có bị thêm bớt, sửa chữa gì khiến văn bản bị khác đi hay không? Khi không phát hiện các lỗi trên, chúng tôi cấp phép để Nhã Nam tái bản cuốn sách theo như nội dung trong hai bản in đó và Nhã Nam đã thực hiện đúng như tôi vừa trình bày ở trên, tức là không thêm bớt, cắt xén hoặc thay đổi gì.
Tôi cho rằng mọi việc như vậy là đều đúng luật. Còn việc ông Cao Đắc Điểm có trong tay bản thảo mà theo ông là hoàn chỉnh hơn, thì cũng đáng để giới nghiên cứu nước nhà xem xét, tham khảo, giám định, coi như một công trình khoa học và nếu xã hội có nhu cầu thì một lúc nào đó sẽ in theo văn bản đó (bản thân tôi cũng rất tò mò).
Nhưng điều đó không nên bị nhầm lẫn rằng đó là văn bản chuẩn bắt mọi người phải công nhận để không ai được in các văn bản khác mà họ cho rằng chuẩn xác và đáng tin hơn (dựa vào đâu để bảo văn bản nào đó là chuẩn, khi chỉ có tác giả mới đủ quyền và tư cách đưa ra khẳng định). Lại càng không nên nhầm lẫn giữa việc công nhận bản quyền của cơ quan sở hữu trí tuệ với những công trình nghiên cứu khảo sát cụ thể về tác phẩm của Ngô Tất Tố, đồng nghĩa với việc công nhận tính chuẩn xác của văn bản tác phẩm (cụ thể ở đây là tác phẩm Việc làng và Lều chõng) đã được người khảo sát bổ sung khi khảo sát.
Trong hai văn bản của Nhã Nam và ông Cao Đắc Điểm, chưa có cơ sở nào để kết luận văn bản nào là ý muốn của tác giả, hoặc đơn giản là đáng tin hơn về nội dung. Bởi vì trong sáng tác và in ấn, bản đầy đủ hơn (nói dễ hiểu là dài hơn) chưa chắc đã là bản tác giả muốn.
Theo chỗ tôi biết, cho đến nay, nếu không có di chúc của nhà văn Ngô Tất Tố, chưa có bất cứ quyết định nào mang tính pháp lý quy định văn bản nào trong hàng chục văn bản liên quan đến hai tác phẩm đó là chuẩn.
Tác phẩm Lều chõng và Việc làng do NXB Hội nhà văn liên kết cùng Nhã Nam phát hành trong năm 2014
Trước phản ứng bức xúc từ đại diện gia đình cố nhà văn, quan điểm của anh như thế nào? Phía NXB Hội Nhà Văn có động thái trả lời phía gia đình cố nhà văn hay chưa?
Tôi được biết, sắp tới giám đốc NXB sẽ có văn bản chính thức trả lời gia đình. Với tư cách cá nhân và cũng là một người sáng tác, tôi hoàn toàn thông cảm với những bức xúc của vợ chồng ông Cao Đắc Điểm. Tôi muốn mọi việc được dàn xếp ổn thỏa dựa trên sự cảm thông và hiểu biết. Nhưng khi không thể giải quyết bằng tình cảm, thì chúng ta phải nhờ cậy đến pháp lý thôi, tức là các bên phải chờ ở cơ quan có thẩm quyền.
Ở vị trí biên tập của NXB Hội Nhà văn, phía NXB đã gặp phản ánh nào tương tự như hai cuốn sách trên?
Vai trò của biên tập rất hạn hẹp. Nếu hỏi tôi về những cuốn sách do tôi biên tập đã bao giờ gặp sự cố tương tự, thì tôi xin trả lời, đây là lần đầu.
Trao đổi với phóng viên Dân trí sáng 18/12, ông Vũ Hoàng Giang, Phó giám đốc công ty Nhã Nam, người trực tiếp làm việc với nhóm sưu tầm sách cũ năm 1940 và 1941 của Ngô Tất Tố để tái bản trong năm nay cho rằng họ không hề vi phạm quyền nhân thân của tác giả. Ông Vũ Hoàng Giang khẳng định ấn bản Lều chõng và Việc làng năm 2014 của Nhã Nam không tự ý cắt bỏ bất cứ một đoạn văn nào so với hai bản in của NXB Mai Lĩnh kể trên. Nhóm làm sách và đơn vị xuất bản không hề làm "phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả", những yếu tố thuộc quyền nhân thân do luật quy định. Ông nói, làm việc với nguyên tắc tôn trọng tối đa văn bản vì đó chính là tiêu chí đầu tiên của nhóm chủ trương tủ sách này. Bởi vậy, theo ông, đặt vấn đề "vi phạm quyền nhân thân" ở đây là không đúng và nghe rất nặng nề.
Phần cắt "đầu đề bài thi" (thể hiện ở trang 80 bản 1941, và trang 85 bản in 2014) và "làm thuê bài thi" đều không có dấu ấn gì về sự cắt do kiểm duyệt trong bản 1941(Ảnh: Nhã Nam) Về lỗi in sai một số từ, cụm từ theo phản ánh của ông Cao Đắc Điểm- ông Vũ Hoàng Giang nhận trách nhiệm trước độc giả vì những lỗi morat trong quá trình biên tập và chế bản 2 cuốn sách. Theo ông, đó là những lỗi sai đáng tiếc mà không một đơn vị xuất bản nào mong muốn. Ông Giang nói, sẽ kiểm tra lại và nếu đúng thì sẽ chỉnh sửa khi tái bản. Về ý kiến gia đình cố nhà văn chỉ trích việc viết trên trang lót của 2 cuốn sách: "Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ. Mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phân phối dưới dạng in ấn hoặc văn bản điện tử, đặc biệt là việc phát tán trên mạng internet mà không có sự cho phép bằng văn bản của NXB là vi phạm pháp luật và làm tổn hại đến quyền lợi của NXB và tác giả". Ông Vũ Hoàng Giang giải thích: "Tôi nghĩ ông Điểm đã hiểu lầm. Đoạn "Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ..." (tiếng Anh: "All rights reserved") là những mẫu câu phổ biến mà các đơn vị xuất bản thường ghi trên sách để chống nạn làm sách giả. Các đơn vị xuất bản khác ở Việt Nam hay ở các nước Anh, Mỹ, Pháp... đều làm như vậy. Khi cho rằng đoạn văn này nói riêng về các tác phẩm của Ngô Tất Tố thì đơn giản là hiểu lầm mà thôi."
Nguyễn Hằng
Theo dantri
Đề nghị xác định rõ quyền và trách nhiệm của Thủ tướng Nhiều đại biểu đề nghị cần ghi rõ chức năng và quyền hạn của Thủ tướng để tăng tính trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ trước Quốc hội, trước dân, nhất là trong trường hợp phải xử lý các sự cố quan trọng. Chiều 21/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa...