Khó của Huawei – cơ hội cho những ‘người chơi’ khác
Theo giới quan sát, trong bối cảnh Washington đang ngày càng gia tăng áp lực để ngăn chặn Huawei của Trung Quốc tham gia phát triển mạng 5G, đây có thể là thời điểm các công ty như NEC của Nhật Bản và Samsung của Hàn Quốc ‘tỏa sáng’.
Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn đang ‘chờ đón’ những công ty này.
Khó của Huawei – cơ hội cho những ‘ người chơi’ khác.
Trong một thời gian dài, Washington đã thúc đẩy các đồng minh loại bỏ “người khổng lồ” viễn thông Trung Quốc khỏi các dự án xây dựng mạng di động 5G, cáo buộc rằng thiết bị của Huawei có thể được sử dụng cho mục đích do thám và tình báo. Huawei đã phủ nhận các cáo buộc, nhưng áp lực của Mỹ đã phần nào thúc đẩy sự thay đổi, như ở tại nước Anh.
Chính phủ Anh hồi đầu năm nay đã cam kết loại Huawei khỏi các yếu tố “cốt lõi” nhạy cảm nhất của mạng 5G, đồng thời thúc đẩy các kế hoạch chấm dứt sự tham gia của Huawei vào cơ sở hạ tầng 5G của Anh vào năm 2023.
Video đang HOT
Nhưng việc loại Huawei không phải là không có thách thức, bởi vì hiện tại chỉ có hai lựa chọn thay thế ở châu Âu cho các thiết bị 5G như ăng-ten và cột tiếp sóng là Nokia của Phần Lan và Ericsson của Thụy Điển.
Ông Sylvain Chevallier, phụ trách ngành viễn thông tại công ty tư vấn BearingPoint, cho biết phần lớn các thiết bị mạng viễn thông thương mại trên thế giới đến từ ba “ông lớn” Huawei, Nokia và Ericsson. Vốn chỉ có ba nhà cung cấp thiết bị mạng như vậy đã không tốt cho các nhà khai thác, việc giảm xuống hai thậm chí còn tệ hơn.
Tình hình đó đang mở ra một cơ hội tiềm năng hấp dẫn cho các công ty viễn thông như Samsung của Hàn Quốc và NEC của Nhật Bản. Tuy nhiên, việc xây dựng mạng 5G thành công không phải là nhiệm vụ đơn giản.
Đó là một bài học Samsung đã tự mình trải nghiệm. Mặc dù là một “người chơi” lớn trong giai đoạn phát triển mạng 3G, Samsung đã không thể cạnh tranh với ba “ông lớn” nêu trên trong phát triển mạng 4G và phải chật vật để giành được các hợp đồng thương mại.
Ông Daryl Schoolar, một chuyên gia công nghệ di động tại tập đoàn tư vấn Omdia, nói rằng quá trình phát triển mạng 5G sẽ rất nhiều chông gai đối với Samsung. Cho đến nay, Samsung vẫn tập trung phát triển mạng 5G tại Bắc Mỹ và một phần của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Dù vậy, chuyên gia Schoolar cho hay trong khi các nhà khai thác có thể cảm thấy không chắc chắn về Samsung Networks, họ vẫn tiến xa hơn trong quá trình trở thành một “người chơi” toàn cầu trong lĩnh vực 5G so với NEC của Nhật Bản.
NEC có một số lợi thế, bao gồm quan hệ đối tác tại Nhật Bản với nhà điều hành di động Rakuten. Hai công ty này đã hợp tác về xây dựng mạng 4G và hiện đang cùng phát triển hệ thống 5G. NEC cũng là công ty hàng đầu về cáp ngầm, mạng cáp quang và phần mềm quản lý logistics như Netcracker – vốn khá phổ biến với các nhà khai thác mạng ở châu Âu.
Hôm 25/6, NEC đã công bố quan hệ hợp tác với nhà điều hành mạng NTT của Nhật Bản như một phần để tăng tốc độ phát triển mạng 5G của mình.
Tuy nhiên, ông Schoolar nói rằng con đường phía trước của NEC sẽ còn nhiều khó khăn. Việc phát triển mạng 5G đòi hỏi nhiều yếu tố khác ngoài kỹ thuật, như đầu tư vào những người có thể tích hợp hệ thống, bán hàng, hỗ trợ khách hàng, thiết kế mạng và điều hướng kỹ thuật. Thêm vào đó, NEC sẽ cần xây dựng niềm tin của nhà điều hành rằng họ sẽ ở đó để hỗ trợ những nhà điều hành này sau 5 – 10 năm nữa, khi các mạng 5G đó sẽ còn tiếp tục phát triển.
Song giới quan sát cho rằng việc Washington ủng hộ sử dụng các công nghệ không độc quyền như Open RAN trong phát triển mạng 5G vẫn mở ra cơ hội cho NEC trong việc tạo ra một mô hình làm “rung chuyển” các nhà sản xuất thiết bị truyền thống.
Anh xem xét loại thiết bị 5G của Huawei
Thủ tướng Anh Boris Johnson muốn giảm vai trò của Huawei trong phát triển mạng 5G ở nước này, đúng lúc hãng Trung Quốc gặp khó vì quy định mới của Mỹ.
Theo Financial Times, Thủ tướng Anh đang xem xét lại hợp đồng và yêu cầu loại bỏ các công nghệ của Huawei khỏi mạng 5G quốc gia, đồng thời loại hoàn toàn những thiết bị còn lại của hãng này trong mạng viễn thông từ năm 2023.
Huawei liên tục nhận "tin xấu" trong tháng 5. Ảnh: Reuters.
Trước đó, hồi tháng 1, ông Johnson cho phép Huawei triển khai 5G tại nước này dù giới hạn mức thị phần dưới 35% và tham gia vào những thành phần "không nhạy cảm". Không chỉ là hãng sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới, Huawei còn là nhà cung cấp thiết bị mạng viễn thông lớn nhất toàn cầu. Dù Mỹ nhiều lần cảnh báo, Anh và Đức vẫn tiếp tục hợp tác với Huawei vì cho rằng công nghệ của hãng này vượt xa 12-18 tháng so với các đối thủ khác.
Quyết định trên của Thủ tướng Anh vấp phải sự chỉ trích của các thành viên Đảng Bảo thủ, cũng như được cho là đã khiến tổng thống Mỹ Donald Trump tức giận. Mỹ cho rằng Huawei có mối quan hệ mật thiết với chính phủ Trung Quốc và có thể âm thầm cài cửa hậu trên các thiết bị của hãng để thu thập thông tin bí mật rồi gửi về Bắc Kinh. Huawei nhiều lần phủ nhận cáo buộc này.
Làn sóng phản đối của các nghị sĩ Đảng Bảo thủ càng tăng cao khi Covid-19 bùng phát và chưa thể kiểm soát ở Anh, buộc Thủ tướng Anh phải xem xét lại thỏa thuận với Huawei.
Tin không vui này đến với hãng Trung Quốc đúng lúc họ đang gặp rắc rối vì Mỹ mở rộng lệnh cấm, yêu cầu các doanh nghiệp không thuộc Mỹ phải xin giấy phép sử dụng công nghệ của Mỹ nếu muốn sản xuất chip do Huawei thiết kế. Quy định mới này được đánh giá là "cú đấm hủy diệt", làm giảm đáng kể sức cạnh tranh của Huawei thời gian tới.
Anh cân nhắc vai trò của Huawei trong phát triển mạng 5G Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 27/1 tuyên bố, ông sẽ đưa ra quyết định về vai trò của tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei trong phát triển mạng 5G của nước Anh. Theo đó sẽ cung cấp cho người dùng những lợi ích của công nghệ mới mà không tổn hại tới an ninh quốc gia. Biểu tượng của Huawei và...