Khổ chỉ vì gặp phải bố chồng quái tính
Huệ luôn phải sống trong tình trạng đói rách, cùng quẫn như một kẻ ăn xin trong nhà, nguyên do chính bởi cô có một người bố chồng quái tính.
Huệ lấy chồng đã gần 2 năm nay, con trai của cô vừa tròn 11 tháng. Vì hồi mang thai cô rất yếu, bị động thai nên đành nghỉ việc ở nhà dưỡng thai, sinh xong đến giờ vẫn chưa đi làm lại.
Vợ chồng cô ở với bố mẹ chồng, cả nhà trông chờ vào lương của mình chồng Huệ. Thực ra lương của chồng cô đủ chi tiêu cho cả nhà 5 người nhưng cô luôn phải sống trong tình trạng đói rách, cùng quẫn như một kẻ ăn xin trong nhà, nguyên do chính bởi cô có một “mụ” bố chồng.
Không như những gia đình khác, người nắm kinh tế và chi tiêu mọi thứ trong nhà cô chính là bố chồng chứ không phải mẹ chồng. Khi chồng cô và chị gái còn bé thì kinh tế gia đình đã do một mình ông quản rồi. Chồng Huệ bảo, tính ông như thế, mẹ anh mà tranh giành là chết với ông! Sau này chị gái anh và anh đi làm có lương, ông cũng đòi quản hết. Không đưa là ông gây chuyện rồi chửi mắng con cái không ra gì. Thôi thì đằng nào cũng là bố mình, được cái ông chi tiêu căn ke lắm nên chả bao giờ sợ mất mát được đâu, thế là con cái yên tâm giao tiền cho ông.
Lâu dần thành nếp, chị gái anh đi lấy chồng thì không nói, nhưng đến tận lúc lấy vợ về mà chồng Huệ vẫn giữ nguyên thói quen đưa lương cho bố quản. Cô có “xui” chồng giành lại quyền độc lập tự chủ nhưng không ăn thua. Ông phán xanh rờn: “Chúng mày lập gia đình rồi nhưng vẫn ở cái nhà này. Nhà có 4 người thôi, nên để tiền nong quy về một mối. Cái nếp nhà này đã quen bao nhiêu năm thế rồi, đừng hòng vì có thêm một cô con dâu mà thay đổi!”. Thế là thôi, ước mộng lật đổ “chế độ cai trị” của bố chồng cô đã tan thành mây khói.
Bố chồng cô bảo thủ vô cùng, không nghe lí lẽ, lại càng chẳng màng đến những điều văn minh hiện đại (Ảnh minh họa).
Chồng cô đi làm tháng lĩnh lương về đều đưa hết cho bố chồng, chỉ bớt lại tí tiền tiêu vặt. Mà cấm có quỹ đen quỹ đỏ được với ông đâu nhé. Cũng chả hiểu ông có cách nào điều tra được nữa, nhưng lương thưởng hay phụ cấp của anh có bao nhiêu, ông nắm rõ trong lòng bàn tay. Còn Huệ ở nhà chợ búa chi tiêu thì có gì lại đến trình bày và xin lĩnh ở chỗ bố chồng. Cô xin thêm tiền để trong ví dự trù có gì gấp thì ông phán: “Cơm bố mẹ nuôi, ở nhà thôi thì cần mua gì mà đòi tiền!”. Không có tiền trong người, hỏi chồng tiền thì anh cũng hết sạch, nên có tháng cô đành muối mặt đến xin ông tiền mua… băng vệ sinh.
Video đang HOT
Có lần con trai phải nằm viện, cô xin nhưng bố chồng nhất định không chịu chi tiền cho cô lo cho con trong viện. Cô biết, ông xót của. Hễ phải tiêu gì, cô lại vay chị dâu nhà bác cũng có con nằm viện cùng. Vậy mà tối cô từ viện về lấy cơm thì bố chồng than: “Tháng này tiêu nhiều quá rồi đấy nhé. Ở nhà đẻ quen tiêu nhiều giờ tiêu ít không chịu nổi phải không?”. Cô tức lắm, đi mách chồng nhưng anh cũng chỉ có thể bảo cô cố nhịn mà thôi, tiền nong bố không đưa thì anh sẽ xoay sở. Cô lại mặt dầy nhắc tiền thì bố chồng chịu đưa, nhưng trời đất, cháu ông nằm viện mà ông đưa được cho 50 nghìn.
Đợt con trai ho mấy ngày kèm sốt nhưng bố chồng cô nhất định không cho đi khám mà bảo ở nhà uống thuốc hạ sốt. Chung quy cũng là ông sợ tốn tiền mà thôi. Cô phải bắt chồng đi vay tiền về đưa con đi khám, kết quả thì bị viêm phổi. Nếu như cứ nghe lời “mụ” bố chồng keo kiệt thì con cô chắc càng bệnh nặng mất.
Lần khác, con cô nổi ban từ đỉnh đầu đến gót chân kèm sốt 38.5 độ. Cô sợ con sốt phát ban thì nguy hiểm, lại đến chỗ bố chồng xin mở “ngân khố”. Nhưng bố chồng vẫn không duyệt chi kinh phí cho cháu đi viện mà bắt ngâm cháu trong nước lá khế. Chồng cô thì đi công tác xa, cô thật sự rơi vào túng quẫn. Cô gọi chồng, anh cũng chỉ biết bảo cô cố đợi hôm sau anh về. Kết quả là đêm đó 2 mẹ con cô ôm nhau khóc cả đêm vì con sốt cao, quấy không ngủ.
Đó là những chuyện “kinh điển” phản ánh sâu sắc nhất bản chất của bố chồng cô. Chứ còn những chuyện lẻ tẻ kiểu lông gà vỏ tỏi thì có mà cô kể cả ngày không hết.
Cô ở nhà làm việc nhà mệt ngoài, tranh thủ lúc nghỉ mở máy tính lên mạng mà ông xông đến rút phựt phích cắm điện rồi dậm chân bảo: “Ở nhà làm việc nhà thì dùng máy tính làm gì, tốn điện!”. Cô vừa mở ti vi ông lại chạy tới tắt luôn và quát: “Đã không làm ra được đồng tiền nào còn xem tivi lắm, tốn điện!”. Trung thu, cô xin tiền mua đồ chơi cho con thì ông la lối: “Việc gì phải mua cho nó! Nó đã biết gì đâu mà mua!”.
Hai vợ chồng cô muốn đi đâu đổi gió, ra ngoài ăn vặt cái gì cũng chẳng có tiền mà đi vì hầu bao đã bị lột sạch rồi còn đâu. Cô cũng khóc lóc, kể lể rồi cãi nhau với chồng rất nhiều lần rồi nhưng chẳng giải quyết được gì. Việc đơn giản là giờ anh không đưa lương cho bố chồng nữa nhưng nói thì dễ còn làm thì khó khăn cô cùng. Với tính khí của ông thì trong nhà nhất định sẽ có cơn phong ba lớn và khả năng bố con không nhìn mặt nhau là rất cao. Đó là điều chẳng ai muốn. Ra riêng cũng là bất khả thi vì chồng cô là con trai một.
Bố chồng cô bảo thủ vô cùng, không nghe lí lẽ, lại càng chẳng màng đến những điều văn minh hiện đại. Ông là cứ ý ông thì ông làm mà thôi. Mẹ chồng cô hiền lành, cam chịu cả đời như thế rồi, đến giờ việc bà có thể “vùng lên” là điều không tưởng. Biết là tiền cũng chẳng lọt đi đâu mất, sau này ông bà có mệnh hệ gì thì cũng là của mình thôi nhưng cô thấy ngột ngạt và bí bách kinh khủng khiếp.
Mới chưa nổi 2 năm mà Huệ đã thấy ngạt thở tưởng sắp chết đi được, cứ kéo dài thế này mãi thì chắc cô không sống nổi thật mất. Cô cũng đã gửi hồ sơ xin việc khắp nơi, hy vọng được đi làm sớm, có vậy mới mong cải thiện được tình hình. Nhưng cô lại lo, chẳng biết đến lúc đó “mụ” bố chồng của cô cô liệu có đòi quản luôn tiền lương của con dâu không?!
Theo trithuctre
Choáng váng vì con dâu "cưa đứt đục suốt"
Nhiều năm làm dâu, cháu chưa từng gây ra điều tiếng gì. Cháu không hỗn hào, cãi lão với ai. Nhưng, tôi lại có cảm giác quan hệ giữa cháu và mọi người cứ xa xôi thế nào.
Tôi có hai người con, một trai và gái. Trên chồng cháu có chị chồng. So sánh về hoàn cảnh, kinh tế của gia đình chị chồng cháu có phần khá giả hơn, vững vàng hơn một chút. Chị chồng cháu không phải là người hẹp hòi, ích kỷ, chỉ biết bo bo cho bản thân. Vì thế, mỗi khi có dịp chị cháu thường mua tặng các em đồ này thức nọ, khi thì chiếc áo cho mẹ, lúc là cặp sách, đồ chơi cho các con. Tôi nghĩ, chị cho em, bác cho cháu quà cũng là bình thường. Có quan tâm, yêu mến nhau thì người ta mới làm vậy.
Không ngờ, chính những món quà đó lại khiến con dâu tôi phải khổ sở. Cháu cũng ra sức mua quà để... tặng lại, coi như một cách "trả nợ" nhà chị chồng. Nhưng, như thế chưa đủ. Cháu còn để tâm xem món quà đó trị giá bao nhiêu thì khi trả lại cũng phải tương ứng. Có một lần, chị chồng mua tặng em dâu chiếc áo sơ mi. Về nhà, con dâu tôi cũng nhận áo nhưng sau đó thì phải hỏi bằng được... giá tiền chiếc áo thế nào. Ngày hôm sau, cháu đi tìm mua ngay cho chị một thỏi son môi và để cả cái hóa đơn tính tiền xêm xêm trị giá cái áo mang đến tặng chị chồng.
Ảnh minh họa
Ban đầu, tôi chỉ nghĩ đó là sự tình cờ. Về sau, sự việc lắp đi lặp lại rất nhiều lần, thì tôi mới biết hóa ra con dâu không muốn nợ nần ai. Sinh nhật con mình, anh chị em tặng quà cho cháu đồ gì, giá bao nhiêu cháu đều ghi nhớ để rồi sinh nhật các cháu, con dâu kiểu gì cũng... tìm cách "trả lại" y chang Nếu ai không tặng thì... đến lượt cháu cũng... sẽ quên để đáp trả. Dần dà, chị chồng cháu ngại, không dám tặng gì cho nhà em trai nữa vì sợ... lại phải nhận quà.
Với bố mẹ chồng cũng vậy. Chúng tôi là ông bà nội lẽ nào không thể bỏ tiền mua cho các con đồ này thức nọ. Nhưng, ông bà tặng rồi thì con dâu lại... tặng lại ông bà khiến chúng tôi chẳng biết nên đối xử với con dâu thế nào. Một lần, tôi bị ốm, phải nằm bệnh viện. Con dâu cũng vào thăm nuôi, mua cho mẹ chồng hộp sữa cân cam. Con dâu về rồi hai vợ chồng tôi nhìn nhau tự hỏi, với quan điểm sống có đi có lại của con, thì ông bà có nên... mua đồ trả lại con không. Bởi biết đâu, con dâu sẽ &'ghi sổ' ngày này tặng ông bà thứ này mà sau khi ra viện, chưa thấy ông bà mua lại cho mình thứ gì.
Sau cưới con dâu và con trai sống chung với vợ chồng tôi. Chúng tôi đều đã về hưu, vẫn còn sức khỏe nên cứ hy vọng có thể đỡ đần các con ít nhiều, nhất là trong việc chăm sóc các cháu nội. Nhưng, phải thú thật, từ lúc cháu ra đời đến nay đã 5 tuổi, chúng tôi chưa từng có cơ hội nào để chăm cháu đúng nghĩa. Đơn giản bởi con dâu tôi rất khách sáo, cháu không bao giờ nhờ ông bà nội giúp đỡ cho. Sau khi sinh con phải đi làm, cháu mới 5 tháng đã bị mẹ đem gửi một bác hàng xóm già cạnh nhà. Ai đời chỉ cách nhau có một bức tường, bên này thì bà nội ngồi chơi xơi nước, bên kia thì cháu nội phải đi gửi người ngoài.
Tôi thương cháu mà nói kiểu gì con dâu cũng không chịu để cháu lại cho bà trông. Cháu một mực bảo: "Thôi bà ạ, con chẳng giúp gì cho bà thì thôi, còn bắt bà trông con cho con. Bây giờ, bà và ông cứ an tâm vui tuổi già, thích làm gì thì làm, xem phim thì xem. Con nhờ người ngoài cho tiện". Đến lúc cháu nội đủ tuổi đi học mẫu giáo con dâu lại nhất quyết gửi con vào trường tư thay vì trường công chỉ bởi một lý do duy nhất: ở trường tư có dịch vụ trông trẻ ngoài giờ.
Con dâu con trai tôi đều bận rộn, nhiều hôm tối xẩm mới tan làm, nếu gửi ở trường công phải đón lúc 4h 30 là không thể. Nhưng, khó gì đâu, tôi và ông cháu đều có thể đưa đón cháu thay mẹ nó được mà. Một lần nữa, con dâu tôi lại không chịu. Cháu thà đóng thêm tiền ở trường tư để họ trông thêm con cho tới khi cháu về tới nơi.
Cứ như vậy cái gì làm được là con dâu kiên quyết tự làm. Sống cùng một nhà mà chưa bao giờ con mở lời mẹ ơi giúp con cái này, hộ con cái kia. Thương con, tôi toàn phải là người "xin việc" trước nhưng phần lớn đều nhận ở con cái khoát tay, lắc đầu "con không phiền ông bà". Chồng tôi nhiều lúc bực bội, chẳng biết nói với ai bèn quay sang mắng tôi: "Thôi, ăn có mời, làm có khiến, nó cần phải nhờ bà. Đằng này, bà xin mà nó còn mắng cho. Thôi thì kệ, xem nhà nó tự lập được tới mức nào".
Quả đúng, con dâu tôi quyết tâm "tự lập" trong mọi việc thật. Thường ngày, chúng tôi chỉ giao tiếp mỗi lúc ăn cơm tối, còn sau đó, con dâu tôi lên phòng, đóng cửa lại. Nhiều hôm cháu nội ốm, khóc cả đêm, tôi chạy lên xem cháu thế nào thì con dâu chỉ bảo: "Bà cứ nghỉ, con tự lo được". Thậm chí kể cả khi đã mệt rũ, cháu cũng không nhờ vả bà thay phiên cho. Lại có lần, tôi thấy cháu nội về nhà phàn nàn cô giáo nhắc mẹ đóng tiền học mà mãi mẹ không đến đóng. Tôi hỏi thì con dâu mới thú nhận hóa ra mấy tháng qua con dâu bị chậm lương, chồng cũng đang gặp khó khăn nên hiện chưa có tiền. Không chỉ cháu nội bị thiếu tiền học mà các khoản khác của con cũng đều bị cắt giảm.
Tôi sửng sốt, trách con sao không nói với bố mẹ một tiếng. Chúng tôi già nhưng vẫn có lương hưu, có chút tiền tiết kiệm, lẽ nào không thể đưa cho con hay sao. Con dâu tôi giải thích: "Không, con tự lo được. Bố mẹ cứ an tâm". Quả nhiên sau đó, tôi thấy con gọi điện tứ tán để vay tiền. (chắc là con ngại khi bố mẹ biết chuyện kinh tế gia đình con đang gặp khó). Mọi việc rồi cũng xong nhưng sao tôi thấy xót xa vô cùng. Chẳng lẽ, con dâu thà vay người ngoài chứ không chịu làm phiền người thân.
Tôi cứ giữ mãi tâm tư trong lòng, mới rồi định bụng đợi con dâu về thì nói thẳng hết cho con nghe. Tối đó, cơm nước xong xuôi, tôi mới nhẹ nhàng lên phòng con, nhưng vừa tới cửa thì nghe tiếng con dâu đang nói chuyện với ai đó. Đầu dây bên kia chắc là của một cháu nào đó mới lập gia đình. Con dâu tôi nói: "Em nhé, có một bí quyết là ngay từ đầu phải rành mạch với nhà chồng. Tuyệt đối không nhờ vả, không xin xỏ bởi mình nhờ họ một chút là sau rách việc lắm. Có khi nhờ đón con một buổi mà sau này về già, ông bà cứ kể hoài là nhờ có ông bà cháu mới được thế này. Lúc đó, mình há miệng mắc quai. Chi bằng tự thân vận động. Đố ông bà nào dám kể công. Nợ tiền thì dễ chứ nợ tình thì khó trả lắm em ạ"...
Im lặng một lát, chắc là nghe cô bạn tâm sự gì đó, con dâu tôi lại nói tiếp: "Chủ trương của chị là sống biết điều, không lạnh lùng nhưng cũng không quá vồ vập. Ai cho sao thì mình trả lại vậy".
Tôi nghe đến đây thì chẳng còn biết nói gì với con dâu được nữa. Con dâu ơi, liệu con có thể nghĩ rằng, sống rành mạch là có thể trả hết nợ ân tình của bố mẹ?
Theo VNE
Cố gắng giỏi "chuyện ấy" nhưng lại bị chồng chê "dâm đãng" Thực sự là em không hề cố ý vậy, em không thể giải thích vì anh cho rằng em ngụy biện. Anh cho người theo dõi và kiểm soát em suốt ngày khiến cuộc sống của em căng thẳng cùng cực. Em rất hối hận vì đã làm như thế. Bây giờ em nên làm sao hả chị? Hoi: Em sinh ra và...