Khô cá lóc – “Vua đặc sản” đẫm hương vị sông nước miền Tây
Những thớ thịt chắc ngọt, dai thơm của khô cá lóc đã trở thành món ăn khoái khẩu của người dân 3 miền Bắc-Trung-Nam.
Khô cá lóc – Đặc sản thấm đẫm hương vị miền Tây sông nước
Khô cá lóc không còn quá xa lạ với nhiều người sành ăn. Từ một cửa hàng tạp hóa nhỏ đến siêu thị to, bạn cũng có thể tìm mua được khô cá lóc. Nhưng để thưởng thức được loại đặc sản chính gốc này thì cần đến một chút tinh tế từ khâu lựa chọn.
Người ta luôn thắc mắc tại sao loại cá lóc phổ biến nơi nào cũng có ấy lại trở thành đặc sản của miền Tây – vùng Cà Mau sông nước? Bởi loài cá lóc này ăn uống kén chọn, “sang chảnh” lắm, chỉ ăn cá tươi và chê thức ăn công nghiệp. Cho nên, thịt của chúng chắc nịch và giòn dai khó tả.
Kể cả bạn là người không thường xuyên ăn cá thì cũng sẽ cảm nhận được chất thịt của cá nuôi và “cá đồng” ở ngoài tự nhiên phải không? Thớ thịt của cá tự nhiên vừa chắc vừa ngon, ăn đã cái miệng lắm. Cái vị ấy thứ cá nuôi lồng bằng thức ăn công nghiệp thịt bở làm sao mà sánh được.
Không cần dùng những mỹ từ đẹp đẽ để nói về sự ngon của khô cá lóc. Để làm nên vị ngon ấy, các công đoạn xử lý cá phải thật khéo léo và có bí quyết phơi nắng đỉnh cao. Phơi nắng không phải nắng nào cũng được mà phải đúng lúc, đúng thời điểm.
Khô cá lóc ngon là phải thơm mùi nắng, đượm màu vàng mới vang danh khắp chốn Nam Bắc. Những con cá được chọn làm khô là cá tươi sống, chưa bị ngã nước, cấm kỵ bị ươn, bởi nếu chọn cá không tươi thì thành phẩm thường bị nồng và tanh sau khi phơi.
Nắng gió miền Tây dường như là “gia vị” để nêm nếm cho món khô cá lóc thêm đậm đà. Sau khi được bắt lên bè, người ta xẻ thịt rồi ướp cá với những gia vị như muối, mì chính, hạt tiêu, ớt cho vừa vặn rồi phơi khô trên dàn liếp tre. Nhờ nắng, nhờ gió để làm khô cá.
Độ nắng khác nhau cho ra thành phẩm sử dụng theo nhu cầu. Chẳng hạn như khô cá lóc 1 nắng, vừa đủ se bề mặt, còn ẩm nhiều thì dùng ngào đường hay kho. Tuy nhiên, khô cá lóc một nắng không bảo quản được lâu, muốn để lâu phải hút túi chân không giữ lạnh.
Video đang HOT
Khô cá lóc 2 nắng vừa đủ, không quá tươi ẩm mà độ giòn cũng vừa phải thì thời gian bảo quản lâu dài hơn. Còn với loại khô cá 3 nắng thì dai chắc, xé làm gỏi là hợp lắm. Thế nên tùy theo khẩu vị của mỗi người để chọn khô cá cho phù hợp.
Khô cá lóc chế biến món gì ngon?
Điều này cũng phải tùy thuộc vào sở thích của thực khách. Khô cá lóc thường mang chiên, rán, nướng chấm tương hoặc làm gỏi như khô cá lóc gỏi xoài, gỏi sầu đâu.
Ăn lai rai thì chiên chấm tương hoặc làm gỏi đều cực đưa miệng nha. Nướng than hồng cũng hấp dẫn đến lạ, hương thơm thoang thoảng từ khô cá lóc nướng, xé nhỏ từng miếng dậy mùi mà “tứa” nước miếng.
Ngoài ra, khô cá lóc kho dưa, sốt me, ngào đường, sốt bơ tỏi hay nấu canh chua đều ngon hết sảy.
Chọn mua khô cá lóc thế nào cho chuẩn?
Khô cá lóc ngon chuẩn là loại khô cá lóc đồng ngoài tự nhiên, thịt cá chắc thơm và ngon ngọt hơn cá nuôi. Loại cá lóc nuôi to con, mỡ màng nhưng thịt không thơm chắc bằng.
Khô cá lóc được chọn lựa từ những con cá lóc sống tươi ngon 100%, mặc dù chúng có giá thành cao nhưng thịt thơm, không bị tanh nồng.
Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như thời gian bảo quản được lâu, bạn nên chọn mua loại khô cá nhiều nắng.
Khô cá lóc phơi nắng nhưng không quá khô cứng và cũng không ướp quá mặn. Bởi nếu chọn mua loại quá mặn thì bạn sẽ không cảm nhận hết được độ dai ngọt của thịt.
Ngoài ra, hãy nói “KHÔNG” với loại khô cá lóc được ướp phẩm màu và hóa chất bảo quản bạn nhé!
Bánh Pía Sóc Trăng ngọt ngào hương vị miền Tây
Bánh Pía Sóc Trăng là đặc sản nổi tiếng Sóc Trăng nói riêng và miền Nam nói chung. Du khách đến Sóc Trăng sẽ có dịp nhìn thấy những chiếc bánh đẹp mắt và thơm ngon trên dọc các con đường của tỉnh.
Đó là bánh pía, loại bánh đặc sắc với vị ngọt thanh và hương thơm nguyên chất của trái sầu riêng.
Bánh Pía Sóc Trăng ngọt ngào hương vị miền Tây
Món bánh Pía Sóc Trăng:
Pía là âm đọc của người Triều Châu, có nghĩa là bánh. Đôi khi bánh pía còn được gọi là bánh lột da. Bánh pía hình tròn, dẹt, có nhiều lớp da mỏng bao lấy phần nhân đậu xanh (hoặc khoai môn, mứt các loại) mỡ heo, lòng đỏ trứng vịt muối...
Theo lời kể của người dân, bánh pía Sóc Trăng xuất hiện ở vùng đất này từ thế kỷ 17, theo chân những người Hán di cư đến phương Nam, chiếc bánh này khi đó là lương thực để ăn dọc đường. Đầu tiên, bánh được làm khá đơn giản: vỏ ngoài là bột mì cán thành da mỏng bao quanh nhân ở bên trong. Nhân gồm có đậu xanh và mỡ heo.
Đặc điểm của bánh Pía:
Chiếc bánh pía nhìn từ bên ngoài có màu vàng cam. Xẻ chiếc bánh làm đôi, chiếc bánh như vành trăng bán nguyệt ẩn vào bên trong là màu đỏ rực của lòng đỏ trứng gà, mùi sầu riêng dậy lên như mời gọi làm cho chiếc bánh pía trông đã ngon lại càng ngon hơn.
Được kết hợp hài hòa từ các nguyên liệu khác nhau, bánh pía Sóc Trăng đem lại cho thực khách một cảm giác rất đặc biệt: sự mềm, dẻo của lớp vỏ bánh; vị bùi bùi của khoai môn hay đậu xanh, vị ngọt thơm của hương sầu riêng, vị mặn và chút béo ngậy của trứng muối...
Sở dĩ bánh pía trở thành món quà đặc trưng của xứ Sóc Trăng vì nhiều nơi khác cũng làm loại bánh này nhưng bánh pía Sóc Trăng mang hương vị rất riêng.
Cách chế biến món bánh Pía:
Phần vỏ bánh:
Cũng là vỏ bột mì, nhân đậu xanh hoặc khoai môn tán nhuyễn trộn với sầu riêng hay mỡ heo xắt sợi, lòng đỏ trứng vịt muối nhưng bánh pía Sóc Trăng không quá ngọt, không quá béo, khiến người thưởng thức ăn hoài không ngán.
Lớp vỏ bánh pía Sóc Trăng không khô cứng mà mềm dẻo, mịn màng ôm lấy nhân bánh thơm ngọt phía trong.
Phần nhân bánh:
Nhân bánh có nhiều loại, phổ biến nhất là nhân khoai môn, nhân đậu xanh, sầu riêng. Đậu xanh và khoai môn sau khi hấp chín được trộn đường, xay nhuyễn, chế thêm mỡ nước tạo nên mùi vị bùi bùi, beo béo khá hấp dẫn.
Mỡ làm nhân được xắt sợi ướp đường cho săn, để nhằm giữ được lâu. Hột vịt muối đặt giữa nhân, người ta chỉ chọn lấy lòng đỏ. Sau khi cho nhân vào vỏ bánh, người ta thoa bên ngoài vỏ bánh lòng đỏ trứng muối và đưa vào lò nướng.
Mùi thơm của bánh được tạo nên từ những trái sầu riêng tươi ngon được tuyển chọn kỹ càng. Những ưu điểm của bánh pía Sóc Trăng hoàn toàn được tạo nên từ sự cần cù lao động của người thợ bánh, từ việc cán bột làm vỏ bánh sao cho nhuyễn mịn đến việc chọn những nguyên liệu tươi ngon nhất làm nhân, xắt mỡ thật nhuyễn và tỉ mỉ nắn thành những chiếc bánh đều tăm tắp.
Thưởng thức món bánh Pía:
Bánh pía Sóc Trăng được ăn kèm với trà nóng thì không gì tuyệt bằng. Cắn một miếng bánh, hớp một ngụm trà, bạn sẽ cảm thấy độ ngọt của bánh hòa cùng vị đắng của trà tan ra nơi đầu lưỡi. Thú ẩm thực tao nhã này đã trở thành một nét đặc trưng của văn hóa Sóc Trăng.
Hầu như ở tất cả các con đường, các trung tâm thị trấn, huyện lỵ của tỉnh Sóc Trăng đều có cửa hàng bán loại bánh đặc sản này. Theo kiểu đóng gói truyền thống, mỗi phong bánh pía Sóc Trăng gồm bốn cái, gói theo hình trụ. Ngày xưa, bánh thường được gói bằng giấy khá đơn giản.
Ngày nay, những phong bánh pía Sóc Trăng vẫn giữ hình trụ truyền thống nhưng được bảo quản trong hộp để giữ "dáng" bánh, bao bì vẫn là hai màu đỏ - vàng nhưng rực rỡ và chuyên nghiệp hơn, với các thông số về tiêu chuẩn chất lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng.
Khô cá lóc đồng Tam Nông Đồng Tháp Khô cá lóc đồng Tam Nông Đồng Tháp ngày nay được cho là đặc sản danh tiếng của vùng đất này với những kỹ thuật tẩm ướp, phơi cá cực kỳ công phu khiến những miếng cá lóc vẫn giữ hầu như nguyên vẹn hương vị tươi ngon của loài cá đồng đất nơi đây. Khô cá lóc đồng Tam Nông Đồng Tháp...