Kho báu xanh làng biển
Dọc dải Nam Trung bộ sở hữu những làng biển xanh, đẹp bậc nhất cả nước làm mê hoặc lòng người.
Những làng biển “siêu xanh” này đang tạo vận khí mới cho cộng đồng miệt biển, giúp quảng bá hình ảnh, con người, vùng đất Việt ra thế giới.
Làng san hô Nhơn Hải thuộc xã bán đảo Nhơn Hải, TP Quy Nhơn, Bình Định, nằm lọt thỏm giữa eo núi Phương Mai trải dài ven biển, nơi có hòn đảo kỳ dị, trụi lủi gọi là Hòn Khô. Đúng như tên gọi, Hòn Khô quanh năm… khô quắt, thế mà nơi tưởng chừng thiếu sức sống này lại đang trở thành “hòn vàng, hòn bạc” của gần 5.700 cư dân miệt biển.
Ngồi ngắm từng con sóng vỗ bờ, bà Trần Thị Bảy (63 tuổi, ngụ xã bán đảo Nhơn Hải) trầm trồ không ngớt: Cũng lạ, đảo trên mặt thì khô khốc, không có cây cối gì sống được nhưng dưới đáy đảo, cá tôm vô kể, như: thu, tôm hùm, cua, ghẹ xanh… Mũi đảo này đã “đẻ vàng, đẻ bạc” cho cả làng no ấm. Vào mùa gió bão thì thân và vai đảo lại chắn mưa gió cho làng…
Những năm trở lại đây, Hòn Khô trở thành điểm đến hút khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, yên bình. Mùa khô, nhất là tháng 5 – tháng 6 hàng năm, ở vùng biển đáy đảo, thủy sinh, rong mơ, san hô bắt đầu hồi phục, tạo thành những mảng màu vàng xanh lung linh dưới đáy biển.
Video đang HOT
Giữa bãi rong, những đàn cá chuồn bay lượn, tôm và mực phụ họa làm cho cả vùng biển trở nên quyến rũ, say lòng du khách. Những lúc đó, du khách nườm nượp đổ về, dân làng không ngơi tay – người làm dịch vụ, người chở ca nô đưa khách lặn ngắm san hô, bãi rong, người buôn hàng bán nước, mở quán ăn, chạy xe thồ… Ai nấy đều có thu nhập khá.
Anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ, du lịch và thủy sản Nhơn Hải, chia sẻ: Nhờ du lịch cộng đồng phát triển mà nay ý thức người dân về môi trường rất tốt. Họ rất có trách nhiệm với cảnh quan, sinh thái, sinh vật biển. Làng đang bảo tồn bãi rùa đẻ và khoảng 13,8ha rạn san hô phục hồi rất tốt làm bãi đẻ cho cua, cá.
Cảnh ngư dân đánh bắt giữa rừng rong mơ vàng đáy đảo Hòn Khô (làng biển Nhơn Hải) đẹp như bức tranh. Ảnh: DUNG NHÂN |
TP Quy Nhơn còn có làng biển Nhơn Lý (xã Nhơn Lý) nổi danh với 2 “hòn ngọc xanh” là Eo Gió và Kỳ Co hút hồn du khách. Ngược ra miền ngoài, làng biển Hoài Hải, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, nổi trội bởi cảnh sắc 2 dải núi kéo dài ra biển tựa 2 con trâu rừng nằm nghỉ.
Hay làng cổ Gò Cỏ, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, “đóng đô” giữa vùng trầm tích văn hóa Sa Huỳnh xưa. Năm 2017, làng biển cổ Gò Cỏ – lõi văn hóa Sa Huỳnh, ứng dụng mô hình hợp tác xã du lịch cộng đồng lấy phát triển giá trị nhân văn, nhân bản làm nền tảng.
Xuôi vào miền trong, từ TP Quy Nhơn, ven theo cung đường ven biển tuyệt đẹp Quy Nhơn – Sông Cầu nối hai tỉnh Bình Định và Phú Yên, chúng tôi đến làng Yến, xã An Hòa Hải, huyện Tuy An, Phú Yên, đang sở hữu quần thể san hô biển Hòn Yên – nơi ngắm san hô đẹp nhất Việt Nam, được công nhận là Di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.
Ông Trương Tấn Lai, cư dân trong làng, kể, mấy năm qua, Quỹ Môi trường toàn cầu đã tài trợ 3,2 tỷ đồng giúp làng thực hiện dự án tăng cường năng lực cộng đồng trong bảo vệ rạn san hô Hòn Yến. Làng lập ra tổ bảo vệ san hô, tổ thuyền thúng, tổ dịch vụ – hướng dẫn du lịch và tổ môi trường. Tất cả cùng bảo vệ môi trường, gìn giữ cảnh quan, nhất là khu san hô 12,7ha để cùng “hưởng lộc” từ mẹ thiên nhiên, từ ngành công nghiệp không khói – du lịch xanh, giúp đời sống người dân ngày càng đủ đầy, hạnh phúc!
Một thoáng làng biển Khải Lương
Trên bản đồ thì thôn Khải Lương (xã đảo Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) chỉ là một chấm nhỏ ở phía nam sát cuối bán đảo Hòn Gốm, sát Cửa Bé vào vịnh Vân Phong.
Đến đây, ta mới thấy được vẻ đẹp nên thơ của một làng biển đặc trưng miền Nam Trung Bộ.
Nằm trong một eo biển xinh xắn, xanh biếc êm đềm được tạo bởi dãy núi cao ngất của bán đảo Hòn Gốm vô cùng hiểm trở và đảo Hòn Lớn, vì thế, tuy được tiếng thuộc đất liền nhưng Khải Lương không có đường bộ tới đây, tất cả chỉ đi bằng thuyền. Ngay khi tàu lượn một vòng qua vách đá cheo leo nghiêng ra biển của bán đảo, ta sẽ thấy ngay làng đảo Khải Lương hiện ra vừa bất ngờ vừa thân thiện.
Khải Lương đón du khách bằng tiếng chuông chùa Đại Hải (Đại Hải tự) trên đỉnh núi và mái đình biển rêu phong cổ kính ngay cửa ngõ của làng biển. Nơi đây thờ các vị tiên chỉ khai thiên lập ấp, thờ thần Nam Hải - cá Ông linh thiêng. Nép ẩn vào không gian cổ kính đó chính là làng biển với những người dân thuần chất biển.
Một góc làng biển Khải Lương.
Làng biển Khải Lương trải đều quần tụ từ mép sóng lên tới đồi cao của bán đảo Hòn Gốm. Từ đây có thể ngắm toàn bộ Cửa Bé của vịnh Vân Phong bao la xanh biếc. Làng với những ngôi nhà xinh xắn nằm trên các triền đồi xanh biếc cây rừng, sáp mép biển có những mỏm đá muôn hình vạn trạng nhấp nhô. Người dân biển hàng trăm năm trước đã biết chọn vị trí đẹp nhất của cuối bán đảo Hòn Gốm để lưu trú. Có lẽ xuất phát từ những lần đi đánh bắt ngoài khơi hay trong lộng, những ngư phủ đã nhận thấy nơi đây thực sự là chốn neo đậu địa lợi cùng thiên thời nên đã lập ấp xây làng... Cái tên Khải Lương cũng đầy chất như muốn ước rằng nơi đây luôn trù phú ấm no và an lành.
Khải Lương có rừng, núi, đảo và biển, tất cả hội tụ ở đây. Xưa, những cánh rừng bao la ở bán đảo Hòn Gốm đã che chở, cung cấp vật liệu xây dựng, cuộc sống mưu sinh hàng ngày cho người dân nơi đây thì nay cũng thế, từ những dòng nước ngọt mát lành trên núi chảy xuống làng làm các giếng nước quanh năm tràn trề, trong veo. Có dạo, mùa biển động, người dân đi làm rẫy thì nay thêm nghề nuôi trồng trên vịnh với những loài thủy sản có giá trị như: Tôm hùm, cá bớp, cá chim, ngọc trai... càng làm cho đời sống người dân thêm sung túc.
Ai đã đến Khải Lương một lần thì cũng khó quên màu biển xanh cùng núi đồi nghiêng nghiêng bao la tràn tới chân sóng.
Ngắm bán đảo Sơn Trà đẹp mê mẩn mùa thay lá Những ngày đầu tháng 4, cả cánh rừng trên bán đảo Sơn Trà (TP. Đà Nẵng) ngập sắc màu bởi những loài hoa đang mùa nở rộ, cây cối thay lá khiến ai nấy không khỏi mê mẩn trước vẻ đẹp nguyên sơ. Bán đảo Sơn Trà (quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) được thiên nhiên ưu ái ban tặng một vẻ đẹp...