Kho báu vua Hàm Nghi, sự thật và huyền thoại: Bức thư gửi từ Huế
‘Từ cửa động Phong Nha nhìn ra, phía tay trái sẽ thấy một khu đất hình con rùa.
Trên lưng rùa có 3 điểm được người của vua Hàm Nghi chôn vàng ở đó’ – kèm theo bức thư là một tấm sơ đồ vẽ vội, phác họa hình thù khu đất và đánh dấu những điểm giấu vàng.
Khu vực mà ông Cường cho là nơi giấu vàng của vua Hàm Nghi cách cửa động Phong Nha chừng 200m
Người “nắm giữ” bí mật một phần kho báu.
Sau năm lần bảy lượt thuyết phục, ông Nguyễn Văn Cường, người xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) mới chịu lục tủ lấy bức thư và tấm bản đồ mà ông cất giữ bấy lâu nay cho tôi xem. Bức thư ngắn, viết trên giấy ô li vở học sinh đề ngày 6/9/1993, gửi anh Nguyễn Văn Cường. Người viết bức thư nói về việc tình cờ phát hiện sơ đồ kho báu của vua Hàm Nghi và đề nghị ông Cường tìm kiếm. Mặt sau bức thư là một sơ đồ vẽ vội hình khu đất và đánh dấu những điểm giấu vàng.
Ông Cường kể: Năm 1993, ông tình cờ nhận được bức thư này. Người gửi là một nam sinh viên năm cuối khoa Sử, chuyên ngành Khảo cổ, trường Đại học Tổng hợp Huế, là bạn trai của em gái ông. Theo nội dung bức thư, anh sinh viên này ra Quảng Bình thực tập để chuẩn bị cho việc làm luận văn cuối khóa. Tại Bảo tàng Quảng Bình, anh phát hiện một phiến đá bụi phủ ở góc phòng. Anh tò mò lật ra xem, thấy trên phiến đá ấy có sơ đồ, kèm theo các ký tự Hán – Nôm. Vốn rất giỏi Hán – Nôm, anh ngỡ ngàng khi nhận ra đây chính là một bản đồ chỉ nơi giấu vàng của vua Hàm Nghi.
Anh hỏi những nhân viên bảo tàng ở đây, họ cho biết: Phiến đá ấy được một du khách thăm động Phong Nha phát hiện. Khi đứng trên phiến đá chụp ảnh, bất ngờ phiến đá bật lên làm vị khách ấy ngã nhào. Nhìn kỹ phiến đá thấy sơ đồ kèm theo chữ Hán, nên nhân viên của Trung tâm Du lịch Phong Nha đã báo cho bảo tàng thu hồi phiến đá đó về. Ở bảo tàng ngày đó không có ai biết chữ Hán – Nôm nên đưa về để ở góc phòng, lâu ngày lãng quên, không ai để ý.
Theo bức thư này, phiến đá ghi rõ ngày giờ, tháng năm chôn vàng, khối lượng bao nhiêu và gồm những báu vật gì, lí do chôn ở đây. Người viết thư yêu cầu ông Cường hết sức bí mật thông tin, lúc nào đủ điều kiện thì tổ chức khai quật, có thể âm thầm hoặc công khai thông báo cho chính quyền để cùng phối hợp.
Theo ông Cường, những thông tin trong bức thư là thật, bởi trước đó vài năm, người dân khu vực Phong Nha kháo nhau, có một đơn vị bộ đội vào phía trong động Phong Nha tìm kiếm vàng vua Hàm Nghi. Họ đã dùng mìn đánh sập cửa trong của hang động, nhưng không tìm thấy gì. “Rất có thể, đơn vị bộ đội đó cũng có thông tin về nơi giấu vàng của vua Hàm Nghi, nhưng nhầm vị trí, nên họ đã vào phía trong hang động tìm kiếm” – ông Cường nhận định.
Những cuộc lén lút khai quật trong đêm
Ông Cường kể: Nhận được bức thư, ông một mình âm thầm đi thuyền lên Phong Nha để quan sát, tìm hiểu. Ông giật bắn người khi trèo lên đến lưng chừng núi phía cửa động Phong Nha, nhìn ra thì thấy hình thù con rùa hiện ra rõ mồn một. Khu đất này rộng chừng 2 ha, phía tay phải là con sông nhỏ từ cửa động Phong Nha chảy ra sông Son; phía tay trái là một khe cạn từ chân núi ra, uốn lượn theo đúng hình con rùa, có cả thân rùa và đầu rùa. Điều khiến ông Cường tin tuyệt đối về những nội dung trong bức thư, là người viết bức thư này chưa một lần đặt chân đến động Phong Nha, nhưng đã vẽ ra được một sơ đồ chính xác từng chi tiết.
Sơ đồ kèm trong bức thư gửi từ Huế
Sau khi quan sát địa hình, ông Cường lân la hỏi những người già sống ở ngôi làng phía đối diện bên kia sông Son. Họ cho biết, trước đây trên khu đất ấy có 3 cây mít cổ thụ không biết do ai trồng. Bọn trẻ chăn trâu bò vẫn thường tránh nắng và chơi đùa dưới những gốc mít ấy. Khi người dân khai hoang để trồng cây lương thực, người ta đã chặt 3 cây mít nên giờ không còn dấu tích.
Quay trở về nhà, ông Cường gọi những người thân tín trong họ hàng đến bàn bạc phương án khai quật. Tất cả đều thống nhất, âm thầm, lặng lẽ khai quật mà không thông báo chính quyền. Một chiếc thuyền máy chở đầy đủ lương thực, thực phẩm, dụng cụ đào bới, cùng 4 trai làng lực lưỡng ngược sông Son với hi vọng đổi đời.
Video đang HOT
Năm đó, động Phong Nha mới được đưa vào khai thác vài năm nên du khách vẫn thưa thớt. Nhóm của ông Cường chọn thời điểm ban đêm để khai quật nhằm tránh sự dòm ngó của dân làng. Nhóm chọn vị trí giữa lưng rùa để đào bới. Với sức vóc của 4 trai làng, chỉ trong một đêm họ đã đào được một cái hố rộng chừng 10m2, sâu chừng 3m nhưng vẫn chưa thấy dấu hiệu của kho báu. Tiếp đêm thứ 2, rồi thứ 3, cái hố càng to ra và sâu thêm nhưng vẫn chưa tìm thấy gì.
Khu đất mà nhóm ông Cường đào bới là một ruộng ngô. Sau 3 đêm đào bới, chủ đất đi thăm ruộng và phát giác ai đó phá ngô và đào một cái hố rất sâu. Sợ bị bại lộ, nhóm ông Cường buộc phải rút lui và bí mật ấy theo ông Cường từ bấy đến nay.
(Còn nữa)
Theo Tiến sỹ Nguyễn Khắc Thái, thông tin có một đơn vị bộ đội vào động Phong Nha tìm vàng vua Hàm Nghi là sai sự thật. Thời chiến tranh, các đơn vị bộ đội vào trú ẩn trong động Phong Nha để tránh bom Mỹ. Máy bay Mỹ phát hiện và dùng tên lửa đánh phá cửa động. Một tảng đá do sức ép của tên lửa đã rơi từ trần động xuống, chắn lối vào cửa thứ 2 của động Phong Nha. Năm 1989, sau khi chia tỉnh Bình – Trị – Thiên, trở về địa giới cũ, Quảng Bình lên kế hoạch đưa động Phong Nha vào khai thác du lịch. Để khai thông cửa động, UBND tỉnh Quảng Bình đã hợp đồng với một đơn vị công binh khai quật tảng đá đó, chứ hoàn toàn không có việc đơn vị bộ đội khai quật kho báu theo tương truyền của vua Hàm Nghi làm sập cửa động.
Thành ma Urho - nơi hàng nghìn con quỷ đang gào thét
Thành ma quỷ Urho nằm ở khu mỏ Urho, ở hạ lưu sông Gia Mộc, thuộc khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc). Khu đất này có địa chất phức tạp, theo thời gian bị xói mòn mạnh mẽ, bề mặt biến dạng nặng nề thành những hình thù kỳ dị.
Hai triệu năm về trước, khu vực này là một hồ nước khổng lồ. Sau đó dưới tác động của gió và dòng chảy mạnh của nước bồn địa bằng phẳng này từ từ bị bào mòn.
Lớp cát mỏng bị cuốn đi, lớp bùn nhão phía dưới kết cứng lại, nhiệt độ chênh lệch của sa mạc khiến cho lớp bùn đặc này bị đứt gãy, lớp cát theo dòng chảy biến thành những rãnh nhỏ ngoằn ngoèo tạo nên bề mặt địa khu kỳ dị khác thường.
Với hình thù đặc biệt và khác nhau, nhìn từ xa nó giống như những công trình kiến trúc vĩ đại của Châu Âu. Hằng năm cứ vào mùa gió bão, những trận gió cấp 10 đến cấp 12 thổi vào thành tạo nên âm thanh ghê rợn giống như lũ quỷ đang gào thét, do đó người ta gọi đây là "thành ma quỷ Urho".
Lối vào thành ma quỷ Urho
Thành Urho nhìn từ xa
Khi khách du lịch mua vé vào cửa sẽ được đưa lên xe bus giống như những toa tàu hỏa rất ngộ nghĩnh, trên xe đều có hướng dẫn viên du lịch. Trong suốt cuộc hành trình du khách được phép dừng lại 3 lần để chụp ảnh lưu niệm, mỗi lần không quá 10 phút, nếu du khách nào muốn ở lại lâu hơn thì phải đợi chuyến xe bus tiếp theo.
Hướng dẫn viên du lịch ở đây luôn khuyến khích du khách phát huy tối đa trí tưởng tượng của mình trong suốt cuộc hành trình. Họ sẽ nói về những địa danh như cung điện Potala, đền Wat, đấu trường La Mã, núi Phú Sĩ, tượng Nhân Sư để du khách tự khám phá.
Nếu du khách có trí tưởng tượng phong phú sẽ tìm thấy rất rõ ràng còn ngược lại với du khách không thể tưởng tượng ra thì chỉ thấy những đống đất đá nằm ngổn ngang trước mặt.
Đây là một trong những mô hình cho du khách tưởng tượng
Khách du lịch tự do không nên đến Thành quỷ Urho
Theo lời của hướng dẫn viên thì đây là con tàu Titanic huyền thoại.
Du khách được thông báo sẽ nhắm mắt trong vài giây, khi du khách mở mắt ra hướng dẫn viên sẽ nói rằng "Hãy nhìn xem tàu Titanic đang tới kìa!", cảm giác này thật thú vị.
Hình thù của chúng ra sao đều phụ thuộc vào trí tưởng tượng của du khách
Thăm quan thành cổ khiến con người có cảm giác mình thật nhỏ bé với thiên nhiên hùng vĩ.
Đây được cho là phong cảnh trong tác phẩm kinh điển: "Lai khách trên núi băng, Ngọa hổ tàng long, Thất kiếm hạ thiên sơn" những tượng đồng này nhân vật minh họa trong tác phẩm ấy.
Nhân vật trong "Thất kiếm hạ thiên sơn"
Một cảnh trong "Ngọa hổ tàng long"
Tượng người cưỡi lạc đà
Hoàng hôn trên thành quỷ
Cậu bé số đỏ tìm thấy kho báu 1000 tuổi vô giá của đế chế Viking Mở ra trước mắt cậu bé là một chiếc rương bí ẩn, mang màu sắc của rêu và bụi thời gian. Câu chuyện tìm thấy kho báu của nhà vua Harald răng xanh đã gây chấn động dư luận nhất là khi người may mắn sở hữu chúng lại là một cậu bé hơn 10 tuổi. Vào một ngày nọ, cậu bé Luca...