“Kho báu” tái chế từ phế thải của người đàn ông U70 ở Hà Nội
Bằng sự khéo léo, ông Nguyễn Hồng Lĩnh (Hà Nội) đã biến phế thải thành những vật dụng phục vụ cho cuộc sống.
Mặc dù không có bằng cấp hay được học qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí chế tạo nhưng ông Nguyễn Hồng Lĩnh (SN 1946 – Hà Nội) vẫn tự mày mò và sáng chế thành công sản phẩm hữu ích, phục vụ cho đời sống.
Nguồn nguyên liệu ông khai thác từ những vật dụng cũ, hỏng, người ta không sử dụng đến nữa. Ông Lĩnh cho rằng, rác cũng là một loại tài nguyên, một kho báu quý. Nếu biết tận dụng, chúng sẽ là kho báu vô giá.
“Những chiếc ti vi hỏng, đồ công nghệ cũ, thiết bị gia dụng đều là sản phẩm của trí tuệ con người. Chỉ vì hỏng mà vứt đi, rất phí phạm”, ông nói.
Trước đây, ông Lĩnh công tác trong cơ quan Nhà nước với vị trí quản lý. Khi về hưu, ông có thời gian rảnh rỗi hơn, thay vì để bản thân nhàn rỗi, ông tập trung nghiên cứu thiết bị gia dụng.
Dưới bàn tay của ông, những chiếc vali cũ biến thành xe đẩy hàng, móc áo cũ, biến thành ăng-ten tivi, bánh xe từ ghế văn phòng thêm một vài phụ kiện là thành xe đẩy thùng nước lau nhà…
Nguồn nguyên liệu ông khai thác từ những vật dụng cũ, hỏng, người ta không sử dụng đến nữa.
Chia sẻ về chiếc ăng ten độc đáo, ông nói: “Ăng ten thu phát sóng, bắt được nhiều kênh truyền hình với độ nét cao”.
Ông mất khoảng 5 tiếng để làm xong chiếc ăng ten này. Ban đầu, ông làm thử chiếc nhỏ, sau ông mạnh dạn chuyển sang làm ăng ten to hơn.
Một lần đi dạo, ông thấy hàng xóm định mang cây treo quần áo bỏ ra ngoài nhà rác. Ông xin về, cắt gọt theo kích thước đã tính toán rồi dùng các thanh gỗ nối chúng thành ăng ten.
Với sắt, ông có thể dùng khoan để bắt vít nhưng inox tròn, khó khoan nên ông dùng búa đinh đục lỗ và bắt ốc vào.
Một vật dụng ông tâm đắc là chiếc xích đu, tái chế từ chiếc giường cũ của con gái. Lần đó, con gái thay đồ nội thất mới, thấy giường còn chắc chắn, ông lóe nên ý tưởng làm xích đu nên đã chuyển về nhà mình.
Chiếc xích đu được ông Lĩnh tái chế từ chiếc giường cũ của con gái.
Hai tấm gỗ to bản được dùng là ghế và tựa lưng, bốn thanh giường làm cột chống. Tay vịn thì được nhấc từ ghế xoay văn phòng hỏng chân. Toàn bộ xích đu, ông chỉ bỏ số tiền ít ỏi mua đôi dây thép.
Sau này, ông cải tiến thêm bánh xe cho xích đu để thuận tiện di chuyển trong nhà. “Vợ chồng tôi có tuổi rồi, bê vác vật dụng nặng khó khăn. Lắp bánh xe cho xích đu, khi cần sẽ dễ dọn dẹp hơn”, người đàn ông lớn tuổi kể.
Video đang HOT
Sản phẩm độc đáo nhất trong kho báu đồ tái chế của ông có lẽ phải kể đến chiếc đèn bàn đa năng, tích hợp máy nghe nhạc dây cót, sạc điện thoại, cục phát wife, nhiệt kế, ống cắm bút.
Ông Lĩnh tiết lộ, thời gian hoàn thiện chiếc đèn khoảng 4 năm. Vì ông vừa làm vừa nghiên cứu. Nhiều lần chưa ưng ý, ông tháo ra rồi lắp thêm các thiết bị khác.
Mục đích ông sáng tạo ra chiếc đèn “5 trong 1″ là giúp đồ đạc nhỏ không bị thất lạc, dễ lau dọn.
Hay vật dụng đặc biệt hữu ích với người cao tuổi như ông Lĩnh là xe kéo thùng nước làm từ vali kéo.
Chiếc vali kéo vỡ bị vứt ngoài nhà rác, ông Lĩnh lượm về, bỏ phần thân vali, giữ lại tay kéo và bánh xe.
“Tôi dùng gỗ và nhôm đóng thành bệ đỡ, gắn tay kéo vào. Mỗi lần lau nhà, tôi đặt thùng nước lên và kéo đi, không tốn sức”, ông Lĩnh nói.
Người đàn ông này tâm sự, mỗi lần các chương trình thời sự nhắc đến chuyện ô nhiễm môi trường, rác thải ảnh hưởng đến đời sống con người, ông cảm thấy rất băn khoăn.
“Lượng rác thải ra môi trường càng nhiều, sự sống trên trái đất càng bị đe dọa. Thế hệ con cháu chúng ta mới là nạn nhân chịu ảnh hưởng nhiều nhất”, ông trầm giọng nói.
Đây cũng là lý do khiến ông quyết định tái chế đồ cũ, đồ hỏng người ta không dùng đến thành các sản phẩm mới. Qua đó góp phần giảm thiểu rác thải ra môi trường.
Tính đến nay, ông về hưu đã 14 năm. Đây cũng là khoảng thời gian ông gắn bó với công việc “lạ lùng” này.
Mỗi món đồ, ông làm từ vài tiếng đến vài ngày, dài nhất là 4 năm, phụ thuộc vào độ cầu kỳ của sản phầm. Nhà ông hiện có hàng chục món đồ gia dụng được tái chế từ rác thải.
Bên cạnh tái chế rác thải, ông Lĩnh còn nghiên cứu một số sản phẩm dùng cho xe máy. Ông vốn là người đam mê xe cổ, với mong muốn việc bảo dưỡng, chăm sóc xe được tốt hơn, ông sáng chế ra chiếc kích nâng xe máy.
Khi nào cần thay lốp hay sửa chữa xe, ông lấy chiếc kích này nâng phần đuôi xe máy lên cao.
Bạn bè, người quen thấy chiếc kích nhỏ gọn, dễ dùng hơn kích bán trên thị trường nên đã đặt ông làm.
Bên cạnh tái chế rác thải, ông Lĩnh còn nghiên cứu một số sản phẩm dùng cho xe máy.
Chi phí cho một chiếc kích khoảng 300 – 400 nghìn. Ông nhẩm tính, đã sản xuất và bán hơn 30 chiếc.
Số tiền tuy không nhiều nhưng ông thấy vui vì bản thân có ích, tự làm ra tiền bằng đôi bàn tay yêu lao động của mình.
“Người trẻ có giá trị của người trẻ, người già có giá trị của người già. Đồ vật cũng vậy, dù là phế thải chúng vẫn có giá trị với con người, là kho ‘vàng’ quý giá”, ông Lĩnh tâm sự.
10 chiêu trò cực tinh vi mà siêu thị nào cũng dùng làm bạn phải "mua, mua nữa, mua mãi", hiểu ra chắc chắn tiết kiệm được kha khá tiền
Đây là những mánh khoé đánh vào tâm lý của người tiêu dùng mà hầu như siêu thị hay nhà sản xuất nào cũng áp dụng.
Đi siêu thị vừa là nhiệm vụ vừa là sở thích thuộc về mua sắm của nhiều người. Hầu hết ai cũng lên kế hoạch trước cho chuyến shopping của mình và thậm chí chọn giờ đẹp để tránh phải xếp hàng chờ đợi.
Ai cũng muốn đi siêu thị thật "nhanh - gọn - lẹ" nhưng thực tế thì lần nào cũng lố mất rất nhiều thời gian. Lý do là vì đâu? Cùng tìm hiểu về những mánh khoé siêu tinh vi mà siêu thị nào cũng áp dụng để giữ chân bạn lâu hơn và khiến bạn phải móc hầu bao mình nhiều hơn nhé!
Xếp hàng loạt xe đẩy hàng lớn/ giỏ hàng NGAY LỐI VÀO!
Cứ nghĩ để tiện cho việc mua bán của khách hàng, nhưng thực chất không phải, điều này là để kích thích bạn chất đầy những sản phẩm vào giỏ hàng.
Theo Martin Lindstrm, một nhà tư vấn tiếp thị và là tác giả của cuốn sách Brandwashed: Các thủ thuật mà các công ty thường sử dụng là để thao túng suy nghĩ của chúng ta và thuyết phục chúng ta mua hàng. Trong một cuộc thử nghiệm, các nhà khoa học đã tiến hành nhân đôi kích thước của xe đẩy hàng/giỏ hàng. Thay đổi nhỏ này đã khiến lượng mua tăng hơn 40%.
Tận dụng các dịp lễ
Các siêu thị tận dụng tốt các chiến dịch theo mùa, chẳng hạn như Giáng sinh, Phục sinh hoặc Ngày lễ tình nhân. Trong những khoảng thời gian đặc biệt này, bạn sẽ thấy các sản phẩm quà tặng (đặc biệt là sô cô la) xuất hiện dày đặc trên các kệ hàng. Đôi khi, chúng ta vẫn mua những loại sản phẩm này, tuy nhiên lại thường không tự nghĩ ra được việc đó, chính siêu thị đã tạo ra nhu cầu cho khách hàng.
Để trái cây, rau và thậm chí là một tiệm bánh mini ở lối đi đầu tiên
Cơ sở nào cho điều này? Theo bài báo "Mua sắm hàng tạp hóa cho sức khỏe của bạn" của Đại học Butler, phần này được gọi là "vùng giảm áp". Một không gian kết hợp giữa mùi hương và màu sắc khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu và khỏe mạnh nhưng cũng chính là con dao 2 lưỡi khiến bạn dễ dàng hơn, phóng khoáng hơn khi quyết định chi tiền mua những món đồ khác.
Hàng thử miễn phí khắp nơi. Bạn ăn chúng tôi vui!
Đồ ăn thử miễn phí là một cách khác để kích thích lượng mua của khách hàng. Theo một bài báo đăng trên tạp chí Siêu thị Tin tức năm 2004, 68% người tiêu dùng tại một siêu thị ở Indianapolis, Hoa Kỳ, nói rằng việc dùng thử trước sản phẩm giúp thuyết phục họ mua hàng. Từ đó, doanh số bán hàng của siêu thị lại tăng vù vù. Mẹo này tuy đã có từ rất lâu nhưng vẫn chưa hề hết tác dụng.
Bẫy giao dịch "32" hoặc cổ điển "mua một tặng một"
Những cái bẫy này thực tế "tốt mà cũng chẳng tốt". Ví dụ: trong trường hợp giao dịch "32", đúng là bạn đang được giảm giá 33% cho mỗi sản phẩm bạn mua. Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi, bạn phải mua 3 sản phẩm và đó có thể là số lượng lớn hơn những gì bạn cần. Vì vậy, nếu cần mua số lượng lớn vật dụng gì đó hoặc những sản phẩm không dễ hư hỏng (như dầu ô liu, kem đánh răng, v.v.) thì bẫy này khá có lợi. Ngược lại, bạn nên suy nghĩ kỹ hơn nếu thấy không cần thiết.
Mặt hàng có giá 100 đô sẽ được rao bán với giá 99 đô
Bẫy tâm lý này có lẽ đã quá quen với nhiều người. Bằng thủ thuật "định giá theo tâm lý người tiêu dùng", siêu thị sẽ khiến khách hàng có xu hướng cảm nhận mức giá thấp hơn thực tế, nghĩ rằng mình mua được món hời!
Âm nhạc trong siêu thị
Âm nhạc được phát trong siêu thị cũng có thể có tác động quan trọng đến hành vi mua sắm chúng ta. Miễn là nó chậm rãi, yên tĩnh hoặc cổ điển, chúng ta sẽ dành nhiều thời gian hơn trong các lối đi của cửa hàng.
Thiếu một chút nữa sẽ được giao hàng miễn phí, thưa quý khách!
Có phải khi bạn chuẩn bị thanh toán trực tuyến, một số siêu thị đột nhiên cho biết hoá đơn của bạn sắp đủ tiêu chuẩn để được giao hàng miễn phí? Đây cũng là một thủ thuật dù có vẻ vô hại nhưng thực tế tác động rất lớn đến hóa đơn mua sắm hàng tháng của bạn đó! Cách tốt nhất là gom đơn với người khác để được hưởng lợi ích!
Những mặt hàng thiết yếu không nằm cùng một chỗ
Nếu để ý, khi đến siêu thị, bạn sẽ thấy những mặt hàng cần thiết hàng ngày như trứng, gạo, sữa chẳng bao giờ được xếp gần nhau cả. Điều này sẽ khiến bạn buộc phải vòng qua gần như rất nhiều lối đi khác nhau để mua được những sản phẩm mình đang cần. Thế là càng đi, càng thấy lại càng mua. Chưa hết, một số siêu thị còn tinh vi đến mức lâu lâu lại thay đổi toàn bộ cách bố trí hàng hoá. Vậy là, siêu thị sẽ lại càng giữ chân bạn được lâu hơn vì bạn phải chạy khắp nơi đi tìm kiếm đồ.
Ánh sáng rất quan trọng và ảnh hưởng đến việc mua hàng
Nó giúp "tôn lên" hình ảnh của hàng hoá. Đó là lý do tại sao các siêu thị sử dụng ánh sáng đặc biệt để làm cho sản phẩm trông tươi mới hơn. Ví dụ, trái cây và rau quả luôn trông tươi xanh giống như chỉ vừa mới được thu hoạch.
Làm gì với những chiếc hộp bánh quy sau Tết: Đừng vội bỏ đi hãy biến chúng trở thành những món đồ dùng lưu trữ hữu ích bất ngờ Sau Tết chắc hẳn gia đình nào cũng thừa rất nhiều hộp bánh quy đã qua sử dụng. Thay vì vứt bỏ chúng đi một cách lãng phí, bạn có thể tận dụng để làm những vật dụng có ích trong gia đình. Sau Tết, chắc hẳn không ít gia đình sẽ còn dư lại những vỏ hộp bánh quy. Điều này đã...