‘Kho báu bất thường nhất’ ở thành phố La Mã 2.000 năm
Cuộc khai quật mới ở ‘thành phố hóa đá’ Pompeii đã đưa các nhà khảo cổ lọt vào một kho báu ngoài sức tưởng tượng.
Theo Science Alert, những gì mà đội khai quật ở Công viên Khảo cổ Pompeii (Ý) gọi là “kho báu bất thường nhất” là một ngôi nhà rộng lớn, nơi mọi vật bên trong như bị ngưng đọng thời gian suốt 2.000 năm.
Một góc công trường xây dựng cổ đại với các phiến đá còn xếp ngay ngắn – Ảnh: CÔNG VIÊN KHẢO CỔ POMPEII
Pompeii là thành phố cổ đã bị tàn phá bởi vụ phun trào núi lửa Vesuius vào năm 79 sau Công nguyên.
Di tích này nổi tiếng với những “người hóa đá” theo đủ mọi tư thế, là những nạn nhân bị tro bụi núi lửa bao bọc quá nhanh đến nỗi qua đời mà vẫn giữ nguyên tư thế khi còn sống: Đang nằm, đang ngồi bó gối, đang bỏ chạy…
Sự ập xuống bất ngờ của dung nham và tro bụi cũng giúp bảo tồn nhiều cơ sở hạ tầng nguyên vẹn, nhưng chưa có gì lạ lùng như thứ vừa được tìm thấy.
Ngay cả các đống vôi vữa cũng còn nguyên vẹn – Ảnh: CÔNG VIÊN KHẢO CỔ POMPEII
Video đang HOT
Theo Science Alert, họ đã lọt vào một công trường xây dựng được bảo tồn trong trạng thái y như vẫn đang hoạt động dù đã qua 2.000 năm.
Bên trong ngôi nhà, nơi công việc sửa chữa được tiến hành ngay trước khi thảm họa xảy ra, là những đống vôi vữa không hề suy suyễn, gạch lát sàn được xếp gọn gàng để chuẩn bị thi công…
Tất cả đem đến cho các nhà khảo cổ một lát cắt thời gian hoàn hảo, cho họ nhìn trực tiếp vào hoạt động sống của con người, kỹ thuật xây dựng vào thời điểm tận 2.000 năm trước.
Ngôi nhà thuộc về một người thợ làm bánh, còn nguyên một chiếc lò nướng bên trong.
Các nhà khoa học cũng tìm thấy một tác phẩm nghệ thuật mô tả bánh mì dẹt và một ly rượu vang, cũng như một tấm áp phích bầu cử thể hiện sự ủng hộ với một chính trị gia tên Aulus Rustius Verus.
Cách lò nướng không xa, người ta cũng tìm thấy thi thể của hai phụ nữ và một cậu bé.
Tại phòng tiếp tân của ngôi nhà, những hiện vật dùng để kiểm đếm phục vụ công tác xây dựng cũng còn nguyên.
Trong khi đó, tại phòng thờ của gia đình là những chiếc bình amphorae dùng để trộn thạch cao nhằm hoàn thiện các bức tường trong căn phòng.
Một số dụng cụ xây dựng mà đến nay vẫn được dùng tới như quả dọi, dụng cụ khuấy bê tông… cũng được tìm thấy trong các căn phòng khác.
Phát hiện này còn đặc biệt quan trọng bởi tiết lộ về công thức và phương pháp trộn bê tông của người La Mã cổ đại, vốn bền chắc và thậm chí có khả năng tự phục hồi những vết nứt nhỏ, khiến chúng bền vững qua hàng ngàn năm.
Phân tích cho thấy vôi khô, pozzolana khô được trộn với nước rất nóng để tạo ra bê tông rất bền, đông kết nhanh và tự phục hồi nhờ độ ẩm.
Pozzolana là một loại vật liệu vô cơ có khả năng kết hợp với vôi tôi để tạo thành hợp chất có tính chất kết dính tương tự như xi măng. Pozzolana tự nhiên thường là tro núi lửa hoặc từ đá bọt. Pozzolana nhân tạo có thể được sản xuất từ một số vật liệu thải công nghiệp.
Trình độ của người Pompeii nói riêng và La Mã cổ đại nói chung đáng nể đến nỗi các nhà khoa học cho rằng nhân loại ngày nay có thể học hỏi nhiều điều từ các kỹ thuật xây dựng và công nghệ vật liệu của họ.
Mua đồ lưu niệm, vô tình sở hữu báu vật 2.000 năm
Sau gần 50 năm, hai cha con người Bỉ mới biết vật lưu niệm mà họ mua về trang trí nhà là báu vật từ "thành phố đã mất" Pompeii.
Theo Ancient Origins, đó là một bức phù điêu bằng đá cẩm thạch tinh tế. Báu vật này không chỉ quý giá bởi niên đại, nơi xuất xứ, mà còn là thứ ghi lại một trong những thảm họa kinh hoàng nhất mà thành phố Pompeii từng đối diện trước khi bị vùi lấp.
Báu vật vô giá "mất tích" ở Pompeii gần 50 năm trước - Ảnh: ANCIENT ORIGINS
Ông Raphael De Temmerman và con trai Geert De Temmerman, cư ngụ ở tỉnh Đông Flanders nước Bỉ, là chủ nhân của báu vật đặc biệt này.
Trong một kỳ nghỉ năm 1975 ở Ý, họ đã mua được bức phù điêu bằng đá cẩm thạch từ một cá nhân không rõ danh tính ở khu vực khá gần Công viên Khảo cổ Pompeii.
Sau đó, khi trở về nước, họ dùng vật lưu niệm tuyệt đẹp này để trang trí nhà.
Gần đây, hai cha con quyết định bán ngôi nhà này. Nhưng họ vẫn còn thắc mắc về nguồn gốc của thứ mình mang về gần nửa thế kỷ trước, nên đã tìm đến các chuyên gia.
Điều này đã đưa họ đến Bảo tàng Gallo - La Mã ở TP Tongeren - Bỉ, nơi nguồn gốc thực sự của tác phẩm được tiết lộ đáng kinh ngạc.
Theo ông Bart Demarsin, người đứng đầu về triển lãm ở Bảo tàng Gallo - La Mã, phù điêu quý giá này có niên đại vào khoảng năm 62 sau Công nguyên, mô tả thảm họa động đất trước đó đã khiến một phần đô thành Pompeii sụp đổ.
Theo kết quả kiểm tra, báu vật thuộc về ngôi nhà của một chủ ngân hàng tại thành phổ cổ, nhưng bị mất tích ngày 14-7-1975.
Báu vật này đang được lên kế hoạch để trả lại cho Antiquarium của Pompeii, một bảo tàng nằm trong khuôn viên Công viên Khảo cổ Pompeii.
Trận động đất được khắc họa trong phù điêu được cho là xảy ra vào năm 62 sau Công nguyên, khoảng 5-6 độ, có dư chấn trong vài ngày và đã khiến nhiều công trình sụp đổ.
Người Pompeii đã nhanh chóng chỉnh trang lại đô thành phồn hoa này sau đó. Tuy nhiên, đến năm 79, một thảm họa khủng khiếp hơn từ núi lửa Vesuvius đã vùi lấp toàn bộ thành phố trong tro bụi.
2.000 năm sau, các hiện vật từ Pompeii vẫn không ngừng làm thế giới kinh ngạc.
Thành phố La Mã này được xây dựng bằng những công nghệ tiên tiến đến nỗi cho đến giờ vẫn bền vững, trang trí bằng các tác phẩm nghệ thuật vô cùng tinh tế, có các tiện ích phong phú như nhà tắm nước nóng công cộng, quầy bán thức ăn "take away"...
Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng. Lộ diện kho báu dưới đáy sông Theo Tân Hoa xã ngày 20 tháng 3 năm 2017, các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã phát hiện một kho báu gồm hơn 10.000 vật dụng và đồ trang sức bằng vàng và bạc có...