Kho báu Ai Cập ‘xuyên không’ đến châu Âu, xuất hiện bên 155 hài cốt
Các nhà khảo cổ đã tìm được kho báu Ai Cập hơn 3.300 tuổi một cách bất ngờ khi khai quật 2 hầm mộ tập thể ở Đảo Síp Mới của Thụy Điển, với hơn 500 món đồ tuyệt đẹp bằng vàng, đá quý và gốm sứ.
Theo Heritage Daily, ngoài kho báu Ai Cập, bên trong hầm mộ còn có các con dấu hình trụ làm từ khoáng chất hematit với những cổ tự Lưỡng Hà (Iraq ngày nay), một số viên đá quý đỏ carnelian từ Ấn Độ, đá quý xanh Iapis Iazuli từ Afganistan, hổ phách từ vùng Baltic.
Mặt dây chuyền vàng hình hoa sen xanh – biểu tượng đặc biệt của người Ai Cập – Ảnh: Peter Fischer.
Chỉ có một cách lý giải cho việc các bảo vật từ những nơi xa xôi, nhiều điểm trên 1.000 km, như vượt thời gian và không gian, hội tụ tại hòn đảo này: đây phải là trung tâm của những tuyến đường biển thương mại thời đại đồ đồng. Như vậy, kho báu cũng là bằng chứng cho hoạt động giao thương phát triển ở mức khó tin của người dân nơi đây.
Giáo sư Peter Fischer từ Đại học Gothenburg, người đứng đầu dự án The Sderberg Expedition, cho biết 2 hầm mộ chứ tổng cộng 155 hài cốt, niên đại khoảng 3.000 năm. Các nhà khảo cổ đã mất tận 4 năm cho việc khai quật bởi các hài cốt cực kỳ mong manh sau nhiều thiên niên kỷ bị chôn cất trong đất mặn.
Hai món trang sức vàng ròng quý giá khác – Ảnh: Peter Fischer.
Kho báu Ai Cập chủ yếu là những trang sức quý, là đồ tùy táng của các hài cốt nói trên. Các thi thể được xếp chồng lên nhau cho thấy đó là dạng hầm mộ được sử dụng qua nhiều thế hệ.
Rõ ràng người trong hầm mộ là giới thượng lưu, trong đó có những nhân vật đặc biệt tôn quý, ví dụ như một đứa trẻ 5 tuổi được mang một chiếc vòng cổ, một đôi hoa tai và vương miện, tất cả đều bằng vàng ròng.
Chưa kể, các báu vật Ai Cập nói trên được tạo ra ở Ai cập vào thời nữ hoàng huyền thoại Nefertiti (khoảng năm 1350 trước Công Nguyên), trong đó có những món trang sức được chế tác y hệt những món vị nữ hoàng này đeo như mặt dây chuyền vàng hình sen xanh Ai Cập, khảm đá quý.
Các món đồ gốm cổ cũng rất quan trọng. Không những chúng tinh xảo và có giá trị không tưởng, mà toàn là những món “hàng độc” được săn lùng từ khắp mọi nơi trên thế giới, ví dụ một chiếc bình uống rượu hình con bò đực.
Các nhà khảo cổ cho biết họ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, bước tiếp theo sẽ là nghiên cứu DNA của các hài cốt.
Tái hiện khuôn mặt Pharaoh Ai Cập từ bộ hài cốt, các nhà khoa học khiến thế giới ngả nghiêng vì dung mạo như 'nam thần' của nhà vua
Được gọi là KV55, bộ hài cốt của vị vua Ai Cập cổ đại này được tìm thấy vào năm 1907 ở Thung lũng các vị Vua (Valley of the Kings).
Cuối tháng 3/2021, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Nhân chủng học Pháp y, Cổ sinh học, Khảo cổ học (FAPAB) ở Sicily, Italy, đã có một công bố khiến cả thế giới bất ngờ. Họ đã tiến hành tái tạo lại khuôn mặt của một Pharaoh Ai Cập cổ đại, có thể là cha của vua Tutankhamun, bằng cách sử dụng hình ảnh kỹ thuật số.
Họ đã làm việc chặt chẽ với Cicero Moraes, một nghệ sĩ pháp y 3D đến từ Brazil, người nổi tiếng với công việc tái tạo khuôn mặt của người xưa. Theo bài đăng trên Facebook của FAPAB, không giống như các bản tái tạo khuôn mặt trước đây của KV55, mô hình mới này không có tóc, đồ trang sức và các đồ trang điểm khác, để "tập trung vào các đặc điểm trên khuôn mặt của vị vua này".
Hình ảnh khuôn mặt với những đường nét hài hòa, sống mũi cao được tái hiện từ hài cốt KV55 (được cho là của Pharaoh Akhenaten) phát hiện năm 1907 ở Thung lũng các vị vua, Ai Cập.
Khuôn mặt vị vua với những nét vương giả và thanh thoát đã thực sự gây chú ý và được nhiều tờ báo đăng tải. Nhiều cư dân mạng không khỏi trầm trồ trước nhan sắc thuộc hàng "mĩ nam" của vị vua sống ở thời đại ngàn năm trước. Khuôn mặt giống như của một thanh niên 20 tuổi với những đường nét hài hòa và sống mũi cao.
Theo tờ Livescience, hình ảnh khuôn mặt được tái hiện từ một hài cốt gọi là KV55 được phát hiện năm 1907 ở Thung lũng các vị vua (Valley of the Kings), Ai Cập, cách lăng mộ của Tutankhamun không xa. Người ta cho rằng đây là hài cốt của Pharaoh Akhenaten, cha ruột của vua Tutankhamun.
Hình ảnh tái tạo khuôn mặt vua Tutankhamen và Akhenaten. 2 người có nhiều nét tương đồng.
Theo một số nguồn tư liệu lịch sử, Akhenaten kết hôn với một trong những chị gái của mình, và sinh ra vua Tutankhamen. Tuy nhiên, Tutankhamen là kết quả của cuộc hôn nhân cận huyết nên ông gặp nhiều vấn đề sức khỏe, các chuyên gia tin rằng đó chính là nguyên nhân dẫn đến cái chết sớm của vị Pharaoh này.
Nhờ công nghệ hiện đại, một phân tích ADN đã được thực hiện khoảng một thế kỷ sau khi hài cốt KV55 được tìm thấy, cho thấy đó chính là cha ruột của vua Tutankhamen. Bên cạnh đó, những manh mối khác trong lăng mộ cho các nhà khảo cổ biết rằng đó là Pharaoh Akhenaten, người trị vì từ năm 1353 trước Công nguyên đến năm 1335 trước Công nguyên và là vị vua đầu tiên ở tôn sùng thuyết độc thần ở Ai Cập.
Hài cốt gọi là KV55 được phát hiện năm 1907 ở Thung lũng các vị vua (Valley of the Kings).
Tuy nhiên, một số chuyên gia phản đối những kết luận này. Họ cho rằng, danh tính thực sự của hài cốt này vẫn chưa thể kết luận chắc chắn.
Quá khứ mờ mịt
Akhenaten lên ngôi vua với tên gọi Amenhotep IV, có nghĩa là "Người hầu của Aten" - một vị thần mặt trời của Ai Cập - vào đầu thời kỳ trị vì của ông. Sau đó, ông tiến hành loại bỏ chức quan tư tế phục vụ cho các vị thần của Ai Cập, để thiết lập một tín ngưỡng thờ thần Aten, theo Khoa Lịch sử của Đại học Bang Ohio.
Theo một tuyên bố của FAPAB công bố vào ngày 10/3/2021, các nhà khảo cổ tìm thấy hài cốt KV55 trong một ngôi mộ chưa được trang trí có chứa những viên gạch có khắc các câu thần chú mang tên Akhenaten. Một chiếc quan tài khác và những chiếc lọ hình tròn chứa hài cốt của một người phụ nữ tên Kiya, người được xác định là vợ lẽ của Akhenaten,
Akhenaten đã được ướp xác, nhưng phần thịt không được bảo quản nguyên vẹn, chỉ còn lại bộ xương. Dựa trên các đồ vật trong ngôi mộ và giới tính của bộ xương, một số nhà khảo cổ học kết luận rằng đó chính là vua Akhenaten. Tuy nhiên, phân tích răng và xương cho thấy người này chết ở độ tuổi rất trẻ.
Khi Akhenaten lên nắm quyền, ông đã bỏ truyền thống thờ nhiều vị thần của Ai Cập để chuyển sang thuyết độc thần và chỉ bày tỏ lòng tôn kính với vị thần mặt trời có tên là Aten. Sự thay đổi này không được chấp nhận rộng rãi ở Ai Cập cổ đại. Khi Akhenaten chết, người dân đã tháo dỡ các bức tượng của ông.
Francesco Galassi - giám đốc và đồng sáng lập Trung tâm Nghiên cứu FAPAB, phó giáo sư khảo cổ học tại Đại học Flinders ở Australia - nói: "Ông ấy mất khoảng 26 tuổi - và có thể chỉ từ 19 đến 22 tuổi, trong khi các ghi chép cho thấy Akhenaten đã cai trị trong 17 năm và có một người con gái trong năm đầu tiên trị vì của ông".
Ông cho biết thêm: "Một số nhà khảo cổ có xu hướng cho rằng ông ấy bắt đầu trị vì khi còn là một thanh niên chứ không phải một đứa trẻ. Các chuyên gia khác đã đề xuất rằng KV55 có thể là Smenkhkare, em trai của Akhenaten, nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy người anh em ấy tồn tại.
Trong ảnh là lối vào nơi chôn cất Akhenaten ở Thung lũng các vị vua.
Ngày nay, Smenkhkare thường được cho là không phải người thật, mà là một danh tính được xây dựng cho Nữ hoàng Nefertiti, người có thể đã lấy tên này khi bà lên ngôi sau cái chết của Akhenaten.
Ông Galassi nói rằng điều này sẽ loại trừ một cách hiệu quả giả thuyết KV55 chính là em trai của Akhenaten.
Trong ảnh là chiếc mặt nạ mang tính biểu tượng được tìm thấy trên xác ướp của vua Tutankhamun.
Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2010 trên tạp chí JAMA, phân tích di truyền cho rằng KV55 là con trai của Amenhotep III và cha của Tutankhamen, điều này càng góp phần củng cố khẳng định ông là Akhenaten. Tuy nhiên, kết luận này cũng không phải là không gây tranh cãi, vì dữ liệu di truyền của xác ướp Ai Cập có thể "phức tạp" bởi thực tế rằng hôn nhân loạn luân là điều thường xảy ra thời đại này.
Đại diện FAPAB cho biết một báo cáo chi tiết hơn về việc tái tạo dung mạo KV55 sẽ được công bố trong năm 2021.
Phát hiện kho bạc khổng lồ của người La Mã giữa lòng nước Đức Một kho bạc khổng lồ có niên đại từ thế kỷ I sau Công nguyên của người La Mã đã được tìm thấy tại thành phố Augsburg , Đức. Kho báu bằng bạc được tìm thấy tại rãnh xây dựng tại công trường Augsburg thuộc vùng Bavanrian của nước Đức. Các nhà nghiên cứu cho rằng kho báu được chôn cất vào đầu...