Kho báu 60.000 chiếc hộp thiếc cổ của người phụ nữ Bỉ
Yvette Dardenne khiến nhiều người kinh ngạc vì sở hữu đến 60.000 chiếc hộp thiếc dùng để đựng hàng hoá các loại khác nhau.
Kho báu 60.000 chiếc hộp thiếc cổ của người phụ nữ Bỉ
Yvette Dardenne, 83 tuổi, sống ở Grand-Hallet tỉnh Liege, Bỉ, đã tích lũy được gần 60.000 hộp thiếc cổ điển từ khắp nơi trên thế giới. Bộ sưu tập khủng của bà với số lượng ngày một tăng, hiện tại bà phải sử dụng đến ba căn nhà mới chứa đủ.
Yvette Dardenne bắt đầu sưu tập từ cách đây khoảng 30 năm, bắt đầu với một chiếc hộp thiếc đựng socola Cote d’Or có minh họa là bức tranh một cô gái tóc vàng đội mũ xanh.
Những chiếc hộp thiếc với đủ loại kích thước, màu sắc, hình dạng đến từ vô số nhãn hiệu khác nhau. Chúng là các hộp thiếc đủ mọi hình thức trang trí từ các gia đình hoàng tộc đến ông già Noel đến các nhân vật của hoạt hình của Disney.
Khi số lượng bộ sưu tập đã trở nên quá nhiều, bà quyết định cần thêm không gian để trưng bày chúng. Bảo tàng của bà trải dài khắp ba căn nhà.
Những chiếc hộp thiếc đựng các loại sản phẩm khác nhau trong bộ sưu tập của người phụ nữ 83 tuổi
Cụ bà 83 tuổi cho biết: “Tôi không đi du lịch nhiều. Mọi người vẫn nghĩ rằng tôi chắc phải đi nhiều nơi lắm. Tuy nhiên thực tế là tôi chỉ thu thập những chiếc hộp mình. Nhiều người biết đến sở thích của tôi, biết tôi đang sưu tập những chiếc hộp thiếc nên họ mang đến để chào hàng”.
Một trong những báu vật lớn nhất của Yvette Dardenne là chiếc hộp có hoa văn tinh xảo sản xuất từ năm 1868 có biểu tượng hai con ngựa ở phía trên hộp, dùng để đựng bánh quy. Chiếc hộp do Huntley & Palmers ở Reading, Anh sản xuất.
Bên cạnh đó, những chiếc hộp thiếc đầy màu sắc được sử dụng để chứa các loại hàng hoá khác nhau từ socola, cà phê, gạo, thuốc lá, hay xi đánh giày …
Có những nhà sưu tập trên thế giới đã biến những món đồ của mình thành một khối tài sản sinh lợi bằng cách mở cửa chào đón du khách tham quan triển lãm ngay tại nhà riêng.
Chàng trai đào huyệt tìm thấy chiếc bình lá sen: Khi đội khảo cổ đến nơi, họ đã xới tung cả khu đất!
Khi đội khảo cổ đến nơi, họ phát hiện ra chiếc bình sứ men ngọc này chỉ là một phần rất nhỏ của kho báu.
Ngày tháng 9 năm 1991, Wang Shilun, một người dân làng Kim Ngư, thị trấn Nam Cường, thành phố Toại Ninh, tỉnh Tứ Xuyên cùng một vào người quen đang đào huyệt thì đột nhiên xẻng của họ bị vật cứng chặn lại.
Anh cúi xuống kiểm tra thì vô cùng bất ngờ vì nó là một chiếc hũ bằng sứ có phần nắp hình lá sen được tráng men ngọc vô cùng tinh xảo. Nhận thấy đây rất có khả năng cao là một di tích văn hóa nên Wang Shilun lập tức quyết định dừng việc đào huyệt lại và báo cáo với chính quyền địa phương.
Tin tức có người đào được bình gốm ở làng Kim Ngư lan truyền chóng mặt. Hàng nghìn người từ các huyện lân cận đã tìm đến. Wang Shilun sợ rằng chiếc bình gốm sẽ bị đánh cắp trước khi cơ quan có thẩm quyền đến nên đã dựng lều ngay cạnh đó để canh giữ chiếc bình cổ này.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Kknews).
Sau khi tổ cứu hộ của bộ phận di tích văn hóa đến và tiến hành khai quật, họ đã đào tung cả khu đất và thu về tổng số 985 mảnh gốm sứ và 18 mảnh đồng đều thuộc thời nhà Tống. Trong đó, có 29 di tích văn hóa hạng I, hơn 200 di tích văn hóa hạng II và hơn 500 di tích văn hóa hạng III.
Qua thẩm định, đồ sứ khai quật được chủ yếu là sứ men xanh Long Tuyền Chiết Giang và men ngọc Cảnh Đức Trấn, Giang Tây thời Nam Tống. Ngoài ra, còn có một lượng nhỏ khoảng 40 đồ sứ trắng lò Đinh và đồ sứ đen lò Quảng Nguyên (hai lò nung lâu đời và rất tại Trung Quốc, xuất hiện từ thời Bắc Tống), bao gồm nồi, bình, chén, bát, đĩa.
Cho đến thời điểm hiện nay, đây vẫn được đánh giá là một bộ sưu tập gốm sứ thời Tống lớn nhất được khai quật tại Trung Quốc.
Đồ gốm khai quật được. (Nguồn: Kknews).
Trong số gần 1.000 bảo vật quý hiếm được khai quật, chiếc bình sứ có nắp hình lá sen, tráng men ngọc thời Nam Tống do anh Wang Shilun tìm thấy ban đầu được gọi là "siêu bảo vật" của Bảo tàng Đồ sứ Tứ Xuyên.
Chiếc bình cao 31,3 cm, đường kính miệng 23,8 cm, đường kính chân 16,8 cm, chu vi bụng phần phình to nhất gần 1 mét, là đồ sứ lớn nhất trong dòng men ngọc Long Tuyền thời Nam Tống.
Lớp men ngoài cùng có màu trắng, tuy được sơn khá dày nhưng khi nhìn vào lại thấy rất mỏng và thanh thoát, giống như pha lê. Đây cũng là chiếc bình có nắp đậy bằng lá sen duy nhất được tìm thấy ở sứ thời Tống cho đến hiện nay và là chiếc duy nhất trên thế giới, được chuyên gia đánh giá là một trong ba quốc bảo của sứ Trung Quốc.
Bình sứ có nắp hình lá sen. (Nguồn: Sohu).
Theo ước tính, giá trị của chiếc bình sứ này lên đến hơn 50 triệu nhân dân tệ. Hiện nay, chiếc bình gốm này cùng những đồ gốm khai quật được đang được trưng bày và bảo quản tại Bảo tàng Đồ sứ Tứ Xuyên.
Đi tìm chủ nhân của lô đồ gốm khổng lồ
Vậy, tại sao những đồ gốm sứ này lại bị chôn vùi trong đất? Điều gì đã khiến họ ngủ yên dưới lòng đất trong gần một nghìn năm? Quan trọng hơn, ai là chủ nhân của chúng?
Mặc dù tất cả các đồ sứ được đặt một cách có trật tự, nhưng có thể thấy rằng chủ nhân đã chôn nó một cách vội vàng. Bởi nếu có đủ thời gian, chủ nhân sẽ xây một căn hầm kiên cố bằng gạch hoặc đá để bảo quản những di vật quý giá này, thay vì đào hố chôn chúng.
Dựa trên suy luận này, một số học giả phỏng đoán rằng chủ nhân của những bảo vật quý hiếm này có thể là một thương gia buôn đồ sứ giàu có. Vào thời Nam Tống, ở Tứ Xuyên không có lò nung nổi tiếng, những người giàu có và thương nhân có nhu cầu cao về đồ sứ mỹ nghệ. Do đó, các thương nhân đã vận chuyển đồ sứ quý từ nhiều nơi khác nhau về đây bán.
Cổ vật khai quật được (Nguồn: Baike.baidu).
Hơn nữa, từ việc phân tích số lượng và sự nguyên vẹn của đồ sứ, những đồ sứ tinh xảo này chưa được sử dụng nên rất có thể chủ nhân chưa kịp bán thì đã xảy ra chiến tranh, thương lái mang theo đồ bỏ trốn sẽ rất bất tiện và không an toàn, nên chỉ còn cách tìm nơi "chôn tạm" chờ thời cơ thích hợp sẽ lấy lại.
Tuy nhiên, có thể người này đã không may qua đời khi đang chạy trốn, hoặc không kịp nói cho người khác biết chuyện chôn cất gốm sứ, nên chỗ cổ vật này đã bị chôn vùi trong lòng đất đến tận hàng nghìn năm.
Cũng có quan điểm cho rằng những đồ đạc này không thuộc sở hữu của các thương nhân bình thường, mà được làm theo lệnh của vua Tống Huy Tông - vị Hoàng đế thứ 8 của triều đại Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc.
Lý giải cho giả thiết này bởi Tống Huy Tông đã từng làm Quận vương ở Toại Ninh, sau khi lên ngôi, ông rất biết ơn sự phù hộ của vị Quan Âm ở một ngôi đền tại nơi đây. Vì vậy ông đã ra lệnh cho các quan làm một lô đồ gốm mỹ nghệ ở Long Tuyền, Chiết Giang và Cảnh Đức Trấn, Giang Tây, để dâng lên ngôi Quán Âm.
Vua Tống Huy Tông (1082-1135).
Tuy nhiên, để tránh thiệt hại do chiến tranh, các nhà sư của chùa Quảng Đức đã chôn cất các bảo vật quốc gia ở làng Kim Ngư, thị trấn Nam Cường, Toại Ninh, khiến những bảo vật quốc gia này được bình an vô sự trong chiến tranh.
Nhưng sau chiến tranh, không ai nghĩ đến việc làm cho lô gốm sứ này xuất hiện trở lại, có lẽ những người đã chôn chỗ gốm sứ thời đó cũng hy sinh trong chiến tranh.
Ngoài ra, có một vô cùng đặc biệt là trong chiếc bình gốm có nắp hình lá sen có chứa 99 chiếc đĩa nhỏ. Một số chuyên gia tin rằng 9 có ý nghĩa trường tồn trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, sự sắp xếp này có thể mang ý nghĩa mong xã hội mãi mãi hòa bình.
Người đàn ông tìm thấy một cái bình sắt trên cánh đồng: Sau khi mở nó ra, giới khảo cổ học chấn động! Khác với những cổ vật trước đây, kho báu mà người này tìm thấy được giới khảo cổ học đánh giá là lớn và quý hiếm nhất. Đó chính là kho báu Viking lớn nhất của Anh Quốc được tìm thấy tại Scotland do Derek McLennan tìm thấy trên khu vực Dumfries và Galloway. Vào thời điểm đó, anh chàng Derek đang thử...