Kho bạc Nhà nước: Nối dài truyền thống quản lý ngân quỹ quốc gia
Trải qua một chặng đường dài phát triển và hoàn thiện, hệ thống Kho bạc Nhà nước ( KBNN) đã hình thành nên một truyền thống vẻ vang và đầy tự hào, làm tiền đề cho những bước phát triển tiếp theo của ngành
Hoạt động nghiệp vụ tại KBNN Phú Thọ. Ảnh: Thùy Linh.
Chặng đường dài phát triển
Ngày 29/5/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh số 75/SL thành lập Nha Ngân khố Quốc gia trực thuộc Bộ Tài chính – tiền thân của hệ thống KBNN Việt Nam. Trong thời kì kháng chiến, Nha Ngân khố Quốc gia đã có nhiều đóng góp quan trọng cho việc xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân, góp phần không nhỏ vào thắng lợi của dân tộc, hoàn thành sứ mệnh được giao, là công cụ quan trọng của chính quyền cách mạng non trẻ đấu tranh chống lại những hoạt động của địch trên lĩnh vực tài chính – tiền tệ, đặt nền móng đầu tiên cho nền tài chính của chế độ mới.
Sau đó, để đáp ứng yêu cầu cải cách quản lý tài chính tiền tệ và điều hành ngân sách của đất nước trong thời kì đổi mới, hệ thống KBNN tái thành lập theo Quyết định số 07/HĐBT ngày 4/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng và chính thực đi vào hoạt động từ ngày 1/4/1990 với 5 chức năng, nhiệm vụ chủ yếu.
Sau một chặng được dài phát triển, đến nay, hệ thống KBNN không chỉ đơn thuần là cơ quan quản lý quỹ ngân sách nhà nước (NSNN) mà còn trở thành đơn vị quản lý nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước, tổng kế toán nhà nước, thực hiện huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển. Hệ thống KBNN đã có những bước tiến vượt bậc về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực; khẳng định vai trò quan trọng trong hệ thống Tài chính quốc gia thông qua việc hoạch định, triển khai các chính sách huy động vốn, quản lý và phân phối các nguồn lực tài chính của đất nước, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quản lý và điều hành tài chính – NSNN.
Video đang HOT
Thưc hiẹn Chiên luơc phat triên Kho bac Nha nuơc đên nam 2020, hoat đọng cua hẹ thông Kho bac Nha nuơc (trong giai đoan 2001 – 2010) đa dân đi vao ôn đinh va phat triên theo huơng cai cach hiẹn đai hoa. Cong tac thu NSNN đa đuơc cai cach quy trinh theo huơng đon gian thu tuc hanh chinh, giam thiêu thơi gian va thu tuc nọp tiên cho nguơi nọp thuê; đông thơi, buơc đâu ưng dung co hiẹu qua cong nghẹ thong tin điẹn tư tien tiên vao quy trinh quan ly thu NSNN vơi viẹc hoan thanh giai đoan 1 cua dư an Hiẹn đai hoa thu NSNN.
Ngoài ra, cong tac kiêm soat chi NSNN đa đuơc đôi mơi dân theo mo hinh giao dich vien “1 cưa”; tach bọ phạn tiêp nhạn va xư ly hô so, qua đo tưng buơc thông nhât đâu môi va quy trinh kiêm soat chi ngan sach nha nuơc. Cong tac quan ly ngan quy nha nuơc trong giai đoan nay luon đam bao an toan, đap ưng đây đu, kip thơi cac nhu câu thanh toan chi tra cho cac đon vi giao dich, mạt khac, KBNN cung tiêp tuc sư dung nguôn ngan quy tam thơi nhan rôi đê tam ưng cho NSNN, tao tiên đê cho viẹc nghien cưu cai cach cong tac quan ly ngan quy nha nuơc theo huơng an toan, hiẹu qua trong giai đoan sau.
Hướng tới nền tảng kho bạc số
Trong giai đoạn phát triển tiếp theo, chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021 – 2030 đang được đặt ra với mục tiêu tổng quát: Xây dựng KBNN hiện đại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả để thực hiện tốt các chức năng quản lý quỹ NSNN; quản lý NQNN và huy động vốn cho NSNN và tổng kế toán nhà nước dựa trên 03 trụ cột phát triển chính: Nâng cao chất lượng dịch vụ kho bạc, góp phần xây dựng nền hành chính phục vụ; Tổ chức bộ máy thống nhất theo mô hình kho bạc khu vực, hướng tới mô hình kho bạc 2 cấp;
Hoạt động quản lý, quản trị, cung cấp dịch vụ thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, có sự kết nối, chia sẻ dữ liệu với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan để hướng tới hình thành “kho bạc số”, gắn hiện đại hóa các chức năng của kho bạc với đổi mới mô hình tổ chức hoạt động KBNN, hướng tới các thông lệ tốt trên thế giới; đồng thời, lấy công nghệ thông tin là khâu đột phá, trong đó chuyển đổi số là giải pháp xuyên suốt của quá trình thực hiện.
Trên cơ sở đó, KBNN đề ra một số định hướng cải cách chủ yếu trong những năm tiếp theo, trong đó trọng điểm là việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý quỹ NSNN thông qua việc gắn kết chặt chẽ các khâu của quá trình phân bổ, thực hiện, quyết toán NSNN trên cơ sở liên thông dữ liệu điện tử và hoàn thiện khung kiểm soát chi NSNN. Điện tử hóa các giao dịch thu, chi NSNN nhằm giảm thiểu chi phí và nâng cao tốc độ xử lý giao dịch, đảm bảo cung cấp thông tin, dữ liệu thu, chi NSNN theo thời gian thực.
Công tác huy động vốn cho NSNN cũng phải phù hợp với mục tiêu của các chiến lược, kế hoạch, chương trình quản lý nợ công và kế hoạch vay nợ của Chính phủ, đảm bảo việc huy động hiệu quả và với chi phí tối ưu, hỗ trợ phát triển thị trường trái phiếu chính phủ. Quản lý ngân quỹ nhà nước chủ động theo nguyên tắc thị trường, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của NSNN và các đơn vị giao dịch tại KBNN; sử dụng hiệu quả nguồn NQNN tạm thời nhàn rỗi.
Đáng chú ý, KBNN sẽ cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin tài chính – NSNN, phục vụ công tác quản lý, điều hành, giải trình của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và công tác kiểm tra, giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và người dân. Từng bước rút ngắn thời gian lập, đệ trình báo cáo tài chính nhà nước, báo cáo quyết toán NSNN còn không quá 9 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính, ngân sách.
Giai đoạn này, KBNN sẽ tập trung xây dựng và hoàn thiện nền tảng kho bạc số, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ của KBNN; phát triển kho bạc số dựa trên công nghệ kỹ thuật số; đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin.
Năm 2019, thu chi ngân sách nhà nước bằng tiền mặt qua kho bạc giảm mạnh
Với việc tăng cường phối hợp với các ngân hàng thương mại, số thu và chi ngân sách nhà nước bằng tiền mặt qua kho bạc nhà nước (KBNN) đang giảm dần qua từng năm.
Lượng khách hàng đến KBNN đang giảm dần số thu và chi ngân sách nhà nước bằng tiền mặt qua kho bạc nhà nước tăng lên. Ảnh: Thuỳ Linh.
Trong năm 2019, KBNN tiếp tục triển khai các giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt như: triển khai quy định tại Thông tư số 136/2018/TT-BTC ngày 28/12/2018 của Bộ Tài chính (có hiệu lực từ tháng 1/4/2019) về việc rút tiền mặt tại ngân hàng; thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp và các đơn vị giao dịch sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong thu, chi ngân sách nhà nước.
Cùng với đó, KBNN cũng kiểm soát chặt chẽ các khoản thanh toán bằng tiền mặt, chủ động phối hợp, kịp thời cung cấp thông tin về nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt cho ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản để bố trí nguồn tiền mặt đáp ứng nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước; mở rộng tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng thương mại để tăng cường công tác phối hợp thu và ủy nhiệm thu ngân sách nhà nước bằng tiền mặt.
Để cải cách công tác thu ngân sách nhà nước, thời gian qua, KBNN tiếp tục mở rộng tài khoản chuyên thu tại 5 ngân hàng thương mại (Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank và MB) và đa dạng hóa các phương thức thanh toán trong thu nộp NSNN như internet banking, ATM, POS,... nhằm mở rộng không gian và thời gian thu nộp ngân sách nhà nước (24/7), rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục thu nộp ngân sách nhà nước.
Từ đó đã tăng cường công tác phối hợp thu và ủy nhiệm thu ngân sách nhà nước bằng tiền mặt, góp phần tập trung nhanh nguồn thu, thanh toán chi trả kịp thời cho ngân sách nhà nước. Đồng thời, hỗ trợ người nộp thuế, đảm bảo an toàn, hiệu quả trong quản lý ngân quỹ nhà nước và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Theo thống kê mới nhất từ KBNN, đến thời điểm 30/11/2019, có 1.161 tài khoản chuyên thu của các đơn vị KBNN. Qua đó, tổng số thu, chi ngân sách nhà nước bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN giảm tương đối lớn so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, số thu ngân sách nhà nước bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN chiếm 0,47% so với tổng thu qua KBNN (giảm 14% so với cùng kỳ năm 2018); số chi ngân sách nhà nước bằng tiền mặt qua KBNN chiếm 2,96% so với tổng chi qua KBNN (giảm 43% so với cùng kỳ năm 2018).
Theo KBNN, việc đẩy mạnh triển khai, hoàn thiện và hiện đại hóa các hệ thống thanh toán điện tử trong thời gian qua đã giúp công tác quản lý ngân quỹ được an toàn, hiệu quả, công tác thanh toán qua KBNN được nhanh chóng, an toàn, thuận tiện, từ đó góp phần cải cách thủ tục hành chính và hướng tới hạn chế tối đa sử dụng tiền mặt trong giao dịch với ngân sách nhà nước.
Thùy Linh
Theo Haiquanonline.vn
Trái phiếu Chính phủ phát hành năm 2019 chủ yếu được dùng làm gì? Tính từ đầu năm đến nay đã có tổng cộng 197.419 tỷ đồng TPCP được phát hành, cao hơn 19% so với cả năm 2018. Theo báo cáo thị trường tiền tệ hàng tuần của Trung tâm Phân tích & Tư vấn đầu tư thuộc công ty chứng khoán SSI vừa công bố, trong tuần đến ngày 13/12 vừa qua, Ngân hàng Phát...