Kho ảnh khổng lồ về VN 1991-1993: Trên vĩ tuyến 17
Đầu những năm 1990, dấu vết của chiến tranh vẫn còn hiển hiện ở Quảng Trị…
Xác xe tăng Mỹ nằm bên một con đường nhánh của Quốc lộ 9 gần Đông Hà, thị trấn nằm cận kề Khu phi quân sự
Những hình ảnh như vậy không phải là hiếm gặp ở phía Nam vĩ tuyến 17 những năm đầu thập kỷ 1990.
Cậu bé vui cười cùng em bên “nghĩa địa” xe tăng ở Quảng Trị.
Khung cảnh hoang vu trên đường từ Đông Hà đến Khe Sanh .
Cách thời điểm bức ảnh được chụp chưa đến 20 năm, khu vực này vẫn còn là một tuyến lửa ác liệt hàng đầu thế giới.
Video đang HOT
Một trạm kiểm soát thô sơ bên một cây cầu cũ kỹ trên đường đến Khe Sanh.
Đỉnh núi giữa bức ảnh được lính Mỹ gọi là Rockpile, nơi đặt một trạm quan sát của thủy quân lục chiến Mỹ.
Một bản làng của người dân tộc thiểu số ở vùng núi Quảng Trị.
Hai em bé đang chế biến măng gần Khe Sanh, Quảng Trị.
Khe Sanh, hỏa ngục đẫm máu dành cho lính Mỹ năm 1968 giờ đây đã im tiếng súng.
Một tấm bia tưởng niệm trận Khe Sanh.
Vùng đất trống này từng là đường băng sân bay quân sự Mỹ ở Khe Sanh.
Sau 2 thập niên, khu vực này đã bị những người săn phế liệu chiến tranh đào bới.
Mặt đất chi chít đường hầm.
Vỏ đạn nằm la liệt trên mặt đất. Những thứ có giá trị hơn đã bị lấy đi.
“Kho báu” ở nơi đây chủ yếu là các loại bom đạn cỡ lớn còn sót lại từ thời chiến tranh.
Hai ngày trước khi bức ảnh này được chụp, hai người săn phế liệu đã thiệt mạng khi một quả lựu đạn phát nổ.
Theo Kiến thức
Nhiều điểm sạt lở vẫn "án binh bất động" từ sau cơn bão
Hàng chục điểm sạt lở trên đường Hồ Chí Minh, đoạn qua địa phận các xã Hướng Linh, Hướng Phùng, Hướng Lập (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), xuất hiện trong trong đợt mưa bão vừa qua vẫn chưa được sửa chữa, khắc phục.
Theo ghi nhận, tại nhiều đoạn xuất hiện sạt lở nghiêm trọng, hàng chục khối đất, đá từ trên cao bị trượt xuống mặt đường. Đặc biệt, tại Km 222 - 224, đoạn đường có nhiều góc cua nguy hiểm, lại có hàng chục khối đất, đá tràn xuống rãnh thoát nước và cả mặt đường. Những điểm sạt lở như nói trên đã gây hạn chế tầm nhìn cho người tham gia giao thông và cũng là mối nguy hiểm cho những ai qua đây.
Nhiều khối đất, đá trên đường chưa được khắc phục
Được biết, đây là đoạn đường do Hạt quản lý đường bộ Hướng Phùng quản lý, trực thuộc Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Đường bộ Quảng Trị (QL&XDĐB). Công ty này quản lý từ Km 210 - 237 (tính từ chân đèo Sa Mu đến tượng đài chiến thắng Khe Sanh). Còn từ đèo Sa Mu đến xã Hướng Lập, kéo dài đến Lệ Thủy do Hạt 483 (trụ sở tại Quảng Bình) đảm nhiệm.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Hữu Khoa, Phó Giám đốc Công ty CP QL&XDĐB Quảng Trị cho biết, những điểm sạt lở nói trên xuất hiện trong đợt mưa, bão vừa qua. Hiện đơn vị vẫn đang tập trung máy móc để khắc phục nhiều điểm sạt lở trên tuyến đường từ cầu Đakrông vào Tà Rụt, Tà Long nên khoảng 1-2 ngày tới mới tiến hành khắc phục, sửa chữa ở đoạn qua xã Hướng Phùng.
Những điểm sạt lở này gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông
Đăng Đức
Theo Dantri
Âm vang vùng đất thiêng: Xanh cùng năm tháng Được sống trong hòa bình, thế hệ hôm nay vẫn day dứt không nguôi khi nhớ về những người con ưu tú đã dâng hiến trọn tuổi thanh xuân cho Tổ quốc. Trong hành trình "Âm vang Trường Sơn", đoàn chúng tôi còn đến viếng Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9, Nhà Bảo tàng Chiến thắng Đường 9 Khe Sanh, sân...