Khinh hạm hiện đại nhất Trung Quốc yếu thế trước Gepard Việt Nam
Type-056 lớp Giang Đào thuộc loại tàu hộ tống tên lửa mới và hiện đại nhất trong kho tàu chiến của Trung Quốc song vẫn có nhiều điểm yếu so với tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 của Việt Nam.
Chương trình Type-056 được khởi xướng vào năm 2010 nhằm thay thế cho loại tàu tuần tra tên lửa Type-073II. Lớp tàu này đang được đóng với tốc độ chóng mặt theo tiêu chí “nhanh – rẻ – bền” đang thịnh hành trong việc phát triển vũ khí tại Trung Quốc.
Chương trình tàu hộ tống Type-056 đang được đóng với tốc độ chóng mặt, có đến 4 nhà máy đóng tàu lớn của Trung Quốc tham gia vào chương trình này.
Hải quân Trung Quốc đã lên kế hoạch đóng mới 40 chiếc Type-056, hiện tại có 4 nhà máy đóng tàu lớn của Trung Quốc đang tham gia vào chương trình này bao gồm: Nhà máy đóng tàu Hoàng Phố, Vũ Xương và Đại Liên. Chiếc đầu tiên được hạ thủy vào tháng 5/2012, đến thời điểm hiện tại đã có 6 chiếc được hạ thủy và đi vào hoạt động.
Trong 6 chiếc đi vào hoạt động có 2 chiếc mang số hiệu 584, 585 được biên chế hoạt động tại hạm đội Nam Hải phụ trách Biển Đông. Một số chuyên gia nhận định, Hải quân Trung Quốc sẽ sử dụng Type-056 theo kiểu “bầy đàn” lấy sự áp đảo về số lượng để đạt được các đòi hỏi chủ quyền phi lý của mình trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Type-056 được thiết kế với khả năng tàng hình, một xu hướng thịnh hành trong thiết kế tàu chiến và vũ khí trên thế giới. Hai bên mạn tàu được thiết kế dạng tháp nghiêng để giảm độ bộc lộ radar, khu vực chỉ huy được thiết kế theo kiểu hình tháp nhiều cấp.
Tàu có chiều dài 89 mét, chiều rộng 11,6 mét, mớn nước 4,4 mét, lượng giãn tiêu chuẩn 1.300 tấn, đầy tải 1.440 tấn. Thủy thủ đoàn 60 người, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, phạm vi hoạt động 3.700 km.
Trong khi đó phạm vi hoạt động của Gepard-3.9 là 7.000 km, tàu hộ tống Sigma có phạm vi hoạt động 6.700 km. Do đó, nhiều khả năng Type-056 gặp nhiều khó khăn khi hoạt động tại các vùng xa xôi của Biển Đông.
Ở cùng vai trò tàu hộ tống Type-056 tỏ ra yếu thế khi so sánh với Gepard-3.9 của Việt Nam cũng như các tàu Sigma của Indonesia, Leiku của Malaysia và Formidable của Singapore
Vũ khí trên tàu bao gồm: 1 pháo hạm 76mm do Trung Quốc sản xuất dựa trên AK-176 76mm của Nga, phía sau cột buồm được trang bị 2 cụm phóng tên lửa chống hạm YJ-83 với 2 tên lửa/cụm.YJ-83 có tầm bắn tối đa 250 km tốc độ hành trình cận âm, đầu đạn nặng 165 kg.
Video đang HOT
Đuôi tàu được trang bị một cụm phóng tên lửa hải đối không FL-3000N với 8 tên lửa/cụm. ĐAây là biến thể dùng cho tàu chiến của tên lửa phòng không tầm thấp TY-90. Tên lửa có tầm bắn tối đa 6 km trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại.
Ở giữa tàu có 2 pháo 30mm điều khiển từ xa, đuôi tàu có sàn đáp cho 1 trực thăng chống ngầm có thể là loại Z-9C. Về trang bị hỏa lực, Type-056 có cơ số tên lửa chống hạm chỉ bằng một nửa so với tàu hộ tống tên lửa Gepard-3.9 và chỉ bằng so với tàu tên lửa cao tốc lớp Molniya của Hải quân Việt Nam.
Về vũ khí phòng vệ, Type-056 chỉ được trang bị 1 cụm phóng tên lửa hải đối không tầm thấp FL-3000N với 8 tên lửa cùng 2 pháo nòng đơn 30mm ở giữa tàu. Trong khi đó, tàu hộ tống tên lửa Gepard-3.9 được trang bị 2 pháo bắn siêu nhanh AK-630 với 6 nòng cỡ 30 mm.
Trong khi đó, Gepard-3.9 được trang bị 1 cụm pháo tích hợp tên lửa phòng không Palma, hệ thống Palma bao gồm 2 pháo bắn siêu nhanh AO-18K cùng 8 tên lửa phòng không siêu thanh dẫn bằng laser Sosna-R với tầm bắn hiệu quả 10 km tầm cao 5 km.
Cận cảnh hệ thống vũ khí chống hạm của Type-056 ở trên và Gepard-3.9 ở dưới, số lượng tên lửa chống hạm của Type-056 chỉ bằng một nửa so với Gepard.
Vũ khí phòng vệ của Type-056 tương đối yếu, rất dễ bị tổn thương bởi tên lửa chống hạm, nhiệm vụ đánh chặn tên lửa chống hạm đè nặng lên vai hệ thống FL-3000N, 2 trạm vũ khí điều khiển từ xa 30mm nòng đơn gần như bất lực với tên lửa chống hạm.
Về hệ thống điện tử, Type-056 được trang bị radar tìm kiếm mục tiêu Type-364, radar này hoạt động ở băng tần G hoặc H, phạm vi tìm kiếm mục tiêu khoảng 100 km, độ cao hoạt động khoảng 8 km.
Trong khi đó, radar Pozitiv-ME của Gepard có phạm vi tìm kiếm mục tiêu 150 km, radar Monolit có phạm vi tìm kiếm mục tiêu ở chế độ chủ động 250 km lên đến 450 km ở chế độ thụ động.
Thế mạnh của Type-056 là nó được sự hậu thuẫn đắc lực của các tàu khu trục khác mà các nước trong khu vực Đông Nam Á không có được.
Type-056 sử dụng radar điều khiển hỏa lực Type-347 sử dụng cho pháo hạm 76mm và hệ thống FL-3000N, radar này có phạm vi tìm kiếm mục tiêu tối đa 12 km. Tàu hộ tống Gepard-3.9 và tàu tên lửa cao tốc Molniya, Tarantul sử dụng radar điều khiển hỏa lực MR-123 cho pháo hạm Ak-176 76mm và AK-630, radar này có phạm vi tìm kiếm mục tiêu hiệu quả khoảng 30 km.
Hệ thống điện tử của Type-056 chỉ ở mức trung bình, thua kém Gepard-3.9 và cả Molniya về phạm vi tìm kiếm và chị thị mục tiêu. So với các tàu chiến trong khu vực ở cùng tính năng và tải trọng thì Type-056 bị đánh giá dưới cơ so với Sigma của Indonesia, Leiku của Malaysia, Gepard-3.9 của Việt Nam, so với kinh hạm Formidable của Singapore thì càng thua xa.
Điểm mạnh duy nhất của tàu hộ tống Type-056 là được trang bị tên lửa chống hạm với tầm bắn khá xa tới 250 km. Mặt khác, loại tàu này được sự hỗ trợ đắc lực của các tàu khu trục hạng nặng khác mà các nước trong khu vực Đông Nam Á không có được. Nên nếu tác chiến một cách độc lập đối chọi với các tàu hộ tống hiện đại khác trong khu vực thì Type-056 dễ dàng bị hạ.
Theo NTD
Việt Nam luôn sẵn sàng cho cuộc chiến Biển Đông
Những động thái mới về an ninh biển Đông đã cho thấy, "không còn cửa lùi" cho Việt Nam nếu không chuẩn bị.
Việt Nam luôn sẵn sàng cho cuộc chiến Biển Đông
Trung Quốc phô diễn lực lượng tại Thanh Đảo, công nhiên gây hấn với hạm tàu Hoa Kỳ, thậm chí phô bày ra một tham vọng phân đôi Thái Bình Dương với Mỹ. Song song với việc đó là các động thái tăng cường lực lượng trên biển Đông và các chương trình khai thác thăm dò dầu khí đầy tham vọng lên tới ngót 29 tỷ USD. Chiến lược biển của Trung Quốc đã phơi bày gần như toàn bộ, từ những tham vọng trong ngắn hạn đến chiến lược về dài hạn.
Sau vụ va chạm với Trung Quốc tại vùng biển gần đảo Hải Nam, Hoa Kỳ quyết định mạnh tay hơn trong sự hiện diện tại Biển Đông, "sự sốt sắng" của Hoa Kỳ cũng tiệm cận với sự lo lắng của Việt Nam. Người ta ghi nhận trong tháng 4 về việc lần đầu có một phái đoàn quân sự Việt Nam viếng thăm một hạm tàu sân bay của Hoa Kỳ trên biển Đông.
Trong hai năm qua, các bước đi của Việt Nam là thận trọng và âm thầm, "nhưng phần nào đúng hướng". Sau khi Serbia mất biển, giới quân sự nhận thấy người Việt Nam âm thầm tìm kiếm việc mua lại hạm đội tàu ngầm của quốc gia này. Thương vụ bất thành, Hy Lạp trở thành người sở hữu với cái giá cao hơn, và cả sự chống phá khá lặng lẽ nhưng quyết liệt của Hoa Nam. Việt Nam quay về với đối tác truyền thống và bắt đầu thương thảo việc mua 6 hạm tàu ngầm lớp kilo có tính năng ưu việt trong phòng thủ tại vùng biển nông. Sau sự phô diễn rầm rộ của Trung Quốc tại Thanh Đảo, một cách công khai, thông tin về vụ mua bán được Moskova chủ động tiết lộ với sự đồng thuận ngầm từ phía Việt Nam.
Thật ra Biển Đông chưa phải là một nơi đánh nhau, mà là một nơi chia bạc. Các bên tham gia đều đang cố gắng vừa phô bày, vừa tìm cách dấu quân bài tẩy của mình. Trung Quốc nắm thế chủ động và đang tìm cách thiết lập luật chơi. Các nước nhỏ hơn thì tìm kiếm sự liên minh và cũng đồng thời củng cố thế lực. Chiến tranh sẽ xảy ra ngay lập tức nếu một bên có đủ thứ trong tay và một bên rỗng túi. Saddam Hussein và địa ngục Iraq là một ví dụ sống động và cay đắng. Ngược lại, chuẩn bị cho chiến tranh lại là cách tốt nhất để tránh chiến tranh.
Củng cố thế lực và tăng cường khả năng răn đe, tránh đánh nhau nhưng có thứ để đánh nhau. Việc hiện đại hóa từ từ nhưng không ngừng nghỉ các lực lượng không quân, hải quân của Việt Nam trong nhiều năm qua đã bám sát đường lối chỉ đạo này. Với các hạm tàu tên lửa tấn công, hai tuần dương hạm lớp Gepard khá tân tiến, nhiều phi đội chiến đấu cơ Su-30đã tăng cường khá đáng kể khả năng trả đũa của Việt Nam trên biển Đông. Đặc biệt với sự tăng cường chưa từng có bằng thương vụ sở hữu 6 tàu ngầm mang tên lửa tấn công với Nga lần này đã khiến sức răn đe của Việt Nam bước lên một tầng mức khó có thể xem thường.
Sức mạnh Không quân nhân dân Việt
Điểm khiến giới chính trị và quân sự chú ý lần này, là giá trị của thương vụ vượt giá bình thường của một chiếc Kilo thông thường tới ngót 50 - 100 triệu USD, cho thấy Việt Nam tìm kiếm một hạm đội tàu ngầm với đủ các thứ dự phòng cho một cuộc chiến dài ngày, nhằm sẵn sàng thực hiện một chiến lược chiến tranh cầm cự kiểu du kích trên biển Đông và kéo mọi đối thủ vào một chiến lược chiến tranh khiến người Việt Nam luôn thắng: chiến tranh sa lầy. Và lần đầu tiên trong lịch sử, chiến lược này được thực hiện trên biển.
Tìm hiểu Tàu ngầm Kilo
Dù sao thì người Việt cũng nhìn nhận rõ điểm mạnh và điểm yếu của mình, khác với Trung Quốc, có thế lực khổng lồ nhưng phải phân tán trên nhiều mặt trận. Đài Loan vẫn còn đó, Nhật Bản không thể xem thường, Mỹ vẫn là một đối trọng khó có thể vượt qua, Ấn Độ với tham vọng cạnh tranh bá chủ Á Châu... Tiềm lực quân đội Trung Hoa phải dàn trải trên một vùng biển rộng, trong khi đó, người Việt Nam chỉ có duy nhất Biển Đông, khiến lực lượng của họ tuy nhỏ hơn nhưng lại có khả năng tập trung cao độ. Dù sao câu chuyện cay đắng năm 1988 khi một lớp người Việt Nam nắm tay thành vòng tròn trên bãi đá ngầm, nước ngập đến thắt lưng, máu hòa nước biển dưới làn đạn trọng liên Trung Quốc cũng đã là nỗi đau quá đủ. Lịch sử khó có thể cho Trung Quốc tái diễn lại những hành vi phi nhân tính mà không phải chịu một cái giá không nhỏ. Với các lực lượng mới được tăng cường, chí ít Việt Nam có khả năng trả đũa một cách tương xứng với cái mà họ có thể phải nhận.
So sánh tương quan lực lượng, chênh lệch giữa Việt Nam với Trung Quốc hiện nay nghiêng lệch hoàn toàn về Trung Quốc. Nhưng ngược thời gian lại một chút, như cách đây 30 năm, chênh lệch giữa North Army và USA Army là một trời một vực, Trung Quốc bây giờ không là gì cả. Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày xưa nói rất thẳng thắn: Đánh nhau kiểu dàn trận chơi tất tay, Bắc Việt trắng tay chỉ trong hai tiếng đồng hồ. Nhưng cái lực lượng ấy đánh theo cách của nó, cù nhầy đến năm 72, Mỹ chán đời, cay đắng và tháo lui, để lại đàn em cho Bắc Việt giết mổ.
Xu thế xung đột khu vực tại Biển Đông hiện nay, xác xuất nổ ra xung đột trên biển là rất lớn, nhưng xác xuất có một cuộc chiến tổng lực (chiến tranh trên đất liền hải phận không trung) lại là cực nhỏ. Một cuộc chiến tổng lực sẽ khiến tất cả các bên tham gia đều thua, nhưng ngược lại, với thế mạnh hiện nay, Trung Quốc sẵn sàng tiến hành một vụ CQ-88 thứ hai, nếu Việt Nam vẫn chỉ có hàng rào người nắm tay trên đá ngầm chọi lại với hạm tầu tên lửa và đại bác của Trung Quốc. Vậy họ cần phải đánh giá vấn đề trên cơ sở một cuộc chiến cục bộ tại Biển Đông, với sự tham gia hỗ trợ có hạn chế của không quân. Một cuộc chiến như thế, bên nào chiếm địa lợi, bên đó giành phần thắng.
Đô đốc Giáp Văn Cương và CQ-88
Với lực lượng hiện tại, Việt Nam có ưu thế lớn hơn Trung Quốc trong cuộc xung đột cục bộ tại khu vực Hoàng Sa và Trường Sa, nhất là nếu mục tiêu của Việt Nam chỉ là nhằm có một cuộc chiến kéo dài gây đau đớn. Đánh du kích không nhất thiết cứ phải trên bộ, mà còn có thể đánh trên biển. Phần lớn hướng đầu tư lực lượng hải quân của Việt Nam thời gian qua đều thiên về các hạm tàu tốc độ cao, mang tên lửa, thích hợp với lối đánh "hit and run".
Sức mạnh Hải quân Việt Nam
Nếu chiến trường diễn ra trong phạm vi 1000 km tính từ bờ biển, thì lối đánh mang tính du kích này là cực kỳ hữu hiệu. Bên nào có sự hỗ trợ tốt hơn từ các căn cứ ven bờ, bên đó sẽ giành phần thắng. Bờ biển Việt Nam trải dài gần 4000 km, trong trường hợp chiến tranh ở Biển Đông xảy ra, phạm vi tác chiến hầu như nằm trọn trong tầm hỗ trợ của các căn cứ không - hải của Việt Nam nằm dọc bờ biển. Nếu dùng lối đánh kết hợp đưa tàu tên lửa cao tốc đánh trộm rồi chạy vào gần bờ, kết hợp với sự hỗ trợ của không quân và tên lửa đất đối hải từ các căn cứ ven biển, tầm tác chiến trong phạm vi 1000 km (với không quân) và 300 - 500 km (với tên lửa phòng thủ bờ biển) thì khả năng đánh cù cưa của hạm đội Việt Nam là cực mạnh.
Một cuộc xung đột cục bộ nếu xảy ra trên Biển Đông hiện nay, sẽ diễn ra theo đúng kịch bản này. Trong trường hợp đó, do đường tiếp vận xa xôi, không có căn cứ ẩn núp ven bờ, phần lớn các hạm tàu Trung Quốc dù hiện đại cũng sẽ trở thành các mục tiêu đánh lén của các hạm tàu xuất phát từ các căn cứ gần bờ biển được tiếp vận, hỗ trợ dễ dàng và lực lượng không quân tác chiến đánh trộm. Trung Quốc chỉ có thể có khả năng áp chế lối đánh này nếu có một hạm đội hùng hậu bao gồm tàu sân bay để chiếm ưu thế tuyệt đối trên không. Nhưng rất may, điều này còn cần thêm vài năm. Và ngay cả trường hợp này có thể đến, thì thời gian cũng đủ để Việt Nam tìm kiếm thêm sự hỗ trợ từ Ấn, Nga và có thể là từ Mỹ, Nhật với các dòng tên lửa diệt hạm thế hệ mới có khả năng phóng từ máy bay, thích hợp vô cùng với lối tấn công đánh trộm từ xa rồi bỏ chạy.
Lực lượng hiện tại của Việt Nam, gồm tất cả các hạm tàu tên lửa hiện có, cộng với số máy bay thế hệ mới và kể cả 6 sub kilo sẽ nhập về nếu dùng để dàn trận đánh với Trung Quốc thì sẽ tiêu biến trong vòng 2 tiếng. Ngược lại, đánh theo chiến lược các tướng lĩnh Việt Nam vạch ra thì có khi "20 năm vẫn xài tốt". Trong bối cảnh Trung Quốc có kẻ thù ở mọi phía do chính dã tâm bành trướng của nó, thì viễn cảnh lâm vào một cuộc chiến có tính cù nhầy nào sẽ không phải là thứ mà Hoa Nam muốn thấy. Cho nên, vấn đề Biển Đông sẽ vẫn còn là một câu chuyện rất dài.
Video Tổng hợp: Quân Đội Nhân Dân Việt Nam 2013
Theo NTD
Nga đưa vũ khí đến mời khách sộp châu Á Các nhà xuất khẩu vũ khí Nga đang tích cực trình diễn và mời chào các nước châu Á mua sản phẩm của họ, tại triển lãm hàng không và hàng hải ở Malaysia. Su-35 do hãng Sukhoi của Nga chế tạo là loại máy bay chiến đấu đa năng có thể tấn công 8 mục tiêu cùng lúc. Chiến đấu cơ này...