Khiêu vũ giảm té ngã ở người lớn tuổi
Các nhà khoa học thuộc Đại học Zurich (Thụy Sĩ) cho biết tập luyện khiêu vũ thể thao có thể giúp người lớn tuổi giảm thiểu nguy cơ té ngã do tuổi tác.
Tập luyện khiêu vũ thể thao – ẢNH: ANDREA D’ONOFRIO
Trong nghiên cứu đăng trên chuyên san JAMA Network Open, các chuyên gia thấy rằng khiêu vũ giúp giảm 37% nguy cơ té ngã đối với những người trên 65 tuổi.
Video đang HOT
Theo nghiên cứu, khiêu vũ là hoạt động có chuyển động thẳng đứng chú trọng sự thăng bằng, giúp những người lớn tuổi thường xuyên khiêu vũ có cảm giác tốt hơn về thăng bằng.
Một số nghiên cứu trước đó cho thấy khiêu vũ giúp tăng sức mạnh cho hệ thống cơ xương, làm cho đôi chân khỏe hơn.
Cũng theo các chuyên gia, các bài huấn luyện thăng bằng như khiêu vũ giúp người lớn tuổi phản ứng nhanh hơn khi mất kiểm soát, qua đó giảm nguy cơ té ngã.
Các nhà khoa học "giải oan" cho Christopher Columbus?
Các nhà nghiên cứu mới đây cho biết Christopher Columbus có thể không phải chịu trách nhiệm đã đưa bệnh giang mai đến châu Âu, dựa trên di tích khảo cổ học.
Nhấn để phóng to ảnh
Theo thông tin mới nhất, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra các dấu vết của vi khuẩn gây bệnh giang mai trong di tích khảo cổ từ Phần Lan, Estonia và Hà Lan trước các cuộc thám hiểm của Columbus. Các phát hiện đã được công bố trên tạp chí Current Biology.
Tác giả nghiên cứu Verena Schnemann, giáo sư cổ sinh học tại Đại học Zurich ở Thụy Sĩ, cho biết: "Có vẻ như đợt bùng phát bệnh giang mai đầu tiên được biết đến không thể chỉ là do các chuyến đi của Columbus đến châu Mỹ".
Bệnh giang mai, một bệnh lây truyền qua đường tình dục hiện có thể dễ dàng chữa khỏi nếu phát hiện sớm, đã hoành hành ở châu Âu vào cuối thế kỷ XV và giết chết hàng triệu người trong hai thế kỷ sau đó.
Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng về các chủng vi khuẩn có liên quan trong các di tích lịch sử - một loại gây ra một căn bệnh gọi là bệnh ghẻ cóc, vẫn tồn tại cho đến ngày nay ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, và một loại mầm bệnh khác, trước đây chưa được biết đến.
Bằng cách phân tích mã di truyền của vi khuẩn, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tiền thân của tất cả bệnh giang mai hiện đại có thể đã tiến hóa từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVI.
Nhưng sự đa dạng mới được phát hiện giữa họ vi khuẩn gây ra bệnh giang mai có thể cho thấy căn bệnh này có nguồn gốc hoặc phát triển ở châu Âu, có khả năng xóa tan giả thuyết lâu nay rằng Columbus và các thủy thủ của ông đã gây ra sự bùng phát sau một trong bốn chuyến đi từ năm 1492 - 1502.
Mặc dù bệnh giang mai có thể điều trị được khi phát hiện sớm nhưng đây vẫn là một căn bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng. Dữ liệu gần đây nhất của Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng có 6 triệu trường hợp mắc bệnh giang mai mới trên toàn thế giới vào năm 2016.
Thiên tài hóa học trở thành "tội đồ" vì sáng chế ra ma túy Albert Hofmann là một thiên tài trong lĩnh vực hóa học và có nhiều thành tựu được mọi người ca ngợi. Tuy nhiên, một sáng chế của ông vấp phải chỉ trích lớn của dư luận là phát minh ra LSD - một loại ma túy khiến con người chìm trong ảo giác. Nhà hóa học thiên tài người Thụy Sĩ Albert Hofmann...