Khi trẻ nhỏ “lạm dụng” thiết bị công nghệ
Trong thời đại ngày nay, những thiết bị công nghệ nhỏ gọn, tiện ích không chỉ là “vật bất li thân” của người lớn mà còn trở thành những món đồ chơi có sức hút kì diệu đối với trẻ em ở bất kì độ tuổi nào.
Tuy nhiên, đã và đang xuất hiện tình trạng gia tăng đáng báo động của việc để trẻ lạm dụng chơi đồ công nghệ.
Đến những gia đình có trẻ nhỏ hiện nay, nhất là ở thành phố và bố mẹ còn trẻ, sẽ dễ dàng bắt gặp cảnh trẻ con miệng vừa ăn tay vừa mân mê nghịch iPad, điện thoại di động, miệng thì vẫn há mà mắt thì cứ dán chặt vào những thiết bị công nghệ. Rồi thì bố mải xem ti vi, mẹ tập trung vào laptop, còn con say sưa với máy tính bảng, mỗi người đắm mình vào một thế giới riêng, chẳng ai nói với ai lời nào… Giữa những khu phố ngày càng nhiều hơn những tòa nhà cao tầng, hiện đại, đã gần như không còn thấy những sinh hoạt vui chơi mang tính cộng đồng của trẻ nhỏ. Giờ đây, chỉ thấy chúng nhấm nháy nhau đi ra những quán game online hay những cửa hàng cho thuê máy tính nối mạng trực tiếp để tha hồ “sát phạt” nhau trong game và thỏa thích làm những việc trong “thế giới ảo” mà người lớn không thể kiểm soát hết.
Rõ ràng, đã và đang tiềm ẩn một vết rạn nguy hiểm trong mối quan hệ tương tác giữa bố mẹ và con cái. Cuộc sống ngày càng nhiều áp lực và gánh nặng cơm áo gạo tiền đè trĩu lên vai đã khiến không ít những ông bố, bà mẹ sẵn sàng trao niềm hạnh phúc được chơi cùng con, tâm sự cùng con cho iPhone, iPad. Thấy con chơi ngoan, ít khóc, đỡ mè nheo, bố mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi và làm những công việc khác nên họ lại càng tăng cường cho con tiếp xúc, chơi những đồ công nghệ.
Thậm chí, nhiều ông bố, bà mẹ trẻ hiện nay còn chẳng thiết hát ru hay kể chuyện cổ tích cho con nghe bởi chỉ cần bấm nút “play” trên những ứng dụng đã được cài đặt sẵn trên các thiết bị công nghệ thì mọi thứ ngay lập tức sẽ được thực hiện mà chẳng tốn ít công sức nào…
Họ những tưởng, các tiện ích khoa học công nghệ đang làm cho việc nuôi con của họ trở nên dễ dàng hơn, thuận tiện hơn, song kì thực, sự quá lạm dụng này lại đang khiến con họ phải đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả sự phát triển thể chất, nhân cách và trí tuệ. Sự xuất hiện của những đồ chơi công nghệ nếu chiếm quá nhiều quỹ thời gian của con trẻ sẽ khiến mức độ giao lưu tình cảm giữa cha mẹ và con cái bị giảm sút, mối quan hệ gia đình lẽ ra cần thắt chặt sẽ trở nên lỏng lẻo. Đây là tiền đề dẫn tới sự hình thành lối sống ích kỉ, cá nhân chủ nghĩa ở các em.
Video đang HOT
Lâu dần, trẻ em sẽ không còn chú ý đến những người chung quanh hay những sự việc diễn ra trong thế giới thực nữa mà chỉ “co” mình trong thế giới “ảo” với những đồ công nghệ.
Điều này lí giải tại sao tỉ lệ trẻ bị trầm cảm và mắc bệnh tự kỉ ở Việt Nam nói riêng (nhất là ở vùng thành thị) và thế giới nói chung đang có chiều hướng tăng cao. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, việc cho con trẻ tiếp cận quá nhiều với đồ công nghệ cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ lười vận động, suy giảm chức năng miễn dịch, thể trạng yếu ớt và có nguy cơ béo phì.
Bên cạnh đó, việc cho trẻ tiếp cận, sử dụng đồ công nghệ thiếu sự kiểm soát của người lớn còn dẫn tới nhiều hệ lụy đáng tiếc khác khi các em truy cập vào những nội dung bạo lực và khiêu dâm trên mạng. Theo thống kê của hãng Kaspersky vào cuối tháng 10/2012, trên thế giới mỗi giờ có đến hơn 160 nghìn lượt truy cập cố gắng tìm vào các trang web “người lớn” được thực hiện bởi trẻ em, trong đó đa số được thực hiện vào khoảng cuối tối, gần đêm, quãng thời gian mà nhiều trẻ được bố mẹ đưa về phòng riêng để đi ngủ. Kết quả này được xác nhận thông qua dữ liệu thu thập trên toàn thế giới bằng công nghệ an ninh mạng của Kaspersky. Chỉ riêng con số này cũng đã đủ sức báo động cho tình trạng trẻ em truy cập vào các trang web “đen”.
Người ta cứ tự hỏi tại sao tỉ lệ trẻ hóa tội phạm ngày càng tăng với hình thức và mức độ gây án mỗi lúc một dã man hơn, tại sao tỉ lệ nạo phá thai ở trẻ chưa đến tuổi vị thành niên có xu hướng tăng dần? Một trong những nguyên nhân không thể phủ nhận chính là tác động từ việc tiếp xúc quá sớm, quá nhiều với những thông tin không lành mạnh trên mạng thông qua các thiết bị công nghệ.
Nắm bắt được tâm lí yêu thích đồ chơi công nghệ của trẻ nhỏ, trong đợt Tết thiếu nhi năm nay, các hãng sản xuất đồ chơi trên thế giới đã tung ra hàng loạt những mẫu đồ chơi công nghệ mới như: máy tính thông minh, tivi mi-ni sử dụng màn hình cảm ứng, robot tương tác,… Hơn lúc nào hết, những bậc phụ huynh cần hết sức tỉnh táo khi lựa chọn và định hướng việc sử dụng đồ chơi công nghệ cho con. Nếu không muốn con mình trở thành nô lệ của công nghệ, ngay từ khi con còn nhỏ, những người làm cha, làm mẹ đã cần phải thiết lập một chế độ sử dụng đồ công nghệ hợp lí cho trẻ nhỏ. Sống trong kỉ nguyên số, không thể cấm đoán hoàn toàn con trẻ tiếp cận với công nghệ, song sự tiếp cận đó phải được giới hạn trong chừng mực với sự định hướng, giám sát của phụ huynh.
Bố mẹ cũng không được ỷ vào tính năng đa dạng của công nghệ để dùng các thiết bị công nghệ thay mình dỗ dành, giao lưu với con cái.
Thiêt nghĩ, trẻ em là tương lai, song tương lai đó chắc chắn sẽ không mang tính bền vững nếu trẻ em chỉ đắm mình và trở nên nghiện sử dụng các thiết bị công nghệ mà thiếu đi nền tảng giáo dục vững chắc xuất phát từ trách nhiệm, sự quan tâm, yêu thương từ gia đình, nhà trường và xã hội.
Theo Nhân Dân
Google tự tay hủy hoại Google Glass?
Một năm trước, Google Glass chính là thiết bị công nghệ "hot" nhất, được bàn tán nhiều nhất và gây tò mò xen lẫn phấn khích nhất. Nhiều người thậm chí đã gọi đó là phát minh công nghệ quan trọng nhất thơi gian gân đây.
Không ít hãng đầu tư mạo hiểm đã công bố kế hoạch đầu tư cho những ứng dụng/phụ kiện dành riêng cho Glass. Bản thân Google cũng đã tổ chức một cuộc thi với phần thưởng cao nhất là quyền sở hữu một cặp kính Glass. Các nhà báo thì phải lòng Glass, nhận định đó chính là tương lai của điện toán.
Thế nhưng năm nay, bầu không khí đã quay ngoắt 180 độ khi cảm giác tiêu cực áp đảo.
Khi gã khổng lồ tìm kiếm lần đầu bán Glass ra công chúng, tờ Huffington Post đã viết một bài bình luận có đoạn: "Chúng ta đều biết Glass sẽ khó bán. Nhưng trong tháng thứ 13 kể từ khi thiết bị này xuất hiện lần đầu tiên, Google đã thật sự lạc lối. Thuyết phục người dùng bỏ tiền ra mua cặp kính này chỉ khó hơn chứ không hề dễ đi".
Những ngày đầu, tội lỗi lớn nhất của Glass trong mắt giới mê công nghệ chỉ là trông kì dị. Nhưng giờ đây, nó vừa không hấp dẫn về mặt phần cứng vừa dấy lên những nghi ngại về mặt đạo đức, Huffington Post kết luận.
Tờ này không phải là cơ quan báo chí duy nhất nản lòng với Glass. Robert Scoble, một trong những người đầu tiên dùng thử kính Glass thừa nhận rằng số phận của thiết bị này là "bị hủy diệt trong năm nay". Dù vẫn lạc quan rằng có thể Google sẽ khắc phục được vấn đề của Glass vào năm 2016 nhưng viễn cảnh đó "hơi bị xa vời".
Jeff Jarvis, một trong những chuyên gia ủng hộ Google tích cực nhất thế giới, đơn giản là ghét Glass. Ông gọi nó là "Cơn ác mộng đắt đỏ".
Chuyện gì đã xảy ra trong năm qua khiến cho mọi người đồng loạt thay đổi quan điểm về Glass như vậy?
Có quá nhiều sự cố đã xảy ra liên quan đến Glass. Người đeo nó bị tấn công. Glass bị cấm cửa tại các quán bar. Sản phẩm không có nhiều cải tiến. Giới phát triển cũng không tạo ra được ứng dụng nào mang tính đột phá.
Nguyên nhân duy nhất mà người ta có thể truy ra, và đổ lỗi, chính là việc Google đã phát hành Glass một cách quá hạn chế. Gã khổng lồ tìm kiếm chỉ cho phép một nhóm người dùng được lựa chọn - mà họ gọi là "Explorers" được mua Glass với cái giá cắt cổ là 1500 USD hồi năm ngoái. Ban đầu thì đó là một chiêu marketing rất hay. Ai cũng muốn có nó, ai cũng xôn xao, bàn tán, thèm khát. Nhưng sau giây phút khan hiếm ban đầu đó, Glass cần phải được bán rộng rãi để đến được với đông đảo người dùng, để được coi là thành công về mặt thương mại.
Thứ nhất, Glass là một công nghệ hoàn toàn mới, trông khá lạ mắt. Càng nhiều người mua và dùng nó thì cảm giác kì quặc khi đeo sẽ bớt đi. Sở dĩ năm nay, một số người đeo Glass bị tấn công một cách vô lí là vì cộng đồng mặc định rằng, chỉ có những tay chơi lắm tiền rủng rỉnh thì mới đeo Glass.
Thứ hai, Google cũng không thực sự hiểu lí do tồn tại của Glass. Hãng này chắc chỉ nghĩ được rằng Glass sẽ giúp người đeo nhận được thông báo email và chụp ảnh nhanh hơn, dễ dàng hơn mà thôi. Tất nhiên, việc không thực sự hiểu sản phẩm của mình có thể làm được gì cũng không phải là sai. Ngay cả Apple cũng không hiểu được 100% tại sao iPad lại hút khách đến thế khi lần đầu ra mắt sản phẩm này. Google hẳn đã hi vọng tìm ra "lẽ tồn tại" của Glass khi bán sản phẩm cho nhóm Explorers. Nhưng nếu như bán sản phẩm rộng rãi hơn, hẳn họ đã có thể hình dung về điều đó nhanh hơn, đơn giản hơn và chính xác hơn.
Có lẽ Google không bán Glass đại trà ngay vì sản phẩm này chưa sẵn sàng để bán ra với số lượng lớn. Nhưng nếu thế thì tại sao lại không đợi thêm? Việc công bố một sản phẩm "dở sống, dở chín" thì có ích gì hơn? Chính vì tất cả những lí do nói trên, từ một chiêu thức tưởng như là thông minh, Google đã tự tay phá hỏng bữa tiệc thú vị mang tên Glass của mình, khiến cho sản phẩm này mất sạch sức hấp dẫn của nó.
Theo VietnamNet
Cảnh báo xu hướng trẻ nghiện màn hình chạm Tổ chức Nhà giáo và giảng viên (ATL) của Anh cảnh báo rằng, tình trạng nghiện iPad đang làm gia tăng số lượng trẻ biết "quẹt màn hình" nhưng lại không thể chơi xếp hình khối. Theo ATL, trẻ con đang bị vây quanh bởi các thiết bị máy tính, khiến nhiều bé không được phát triển các kĩ năng vận động cần...