Khi thương hiệu bảo hiểm bị tổn thương
Chưa có số liệu thống kê chính thức mỗi năm có bao nhiêu vụ tranh chấp giữa nhà bảo hiểm với khách hàng, chiếm tỷ lệ ra sao trong tổng số vụ tranh chấp tại Việt Nam. Tuy nhiên, một điều khó chối cãi đó là dù tranh chấp ở cấp nào (tòa án hay ngoài tòa), khi đã bị “bêu tên” lên các phương tiện truyền thông thì thương hiệu bảo hiểm đều ít nhiều bị tổn thương.
Khi đang viết bài này, người viết được tiếp cận hồ sơ một số vụ tranh chấp bảo hiểm giữa người tham gia bảo hiểm, lãnh đạo cấp trung của doanh nghiệp bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm.
Chẳng hạn, trong mảng bảo hiểm phi nhân thọ, Công ty trách nhiệm hữu hạn Julie Sandlau Việt Nam (JSV, Đan Mạch) đang có tranh chấp bảo hiểm với MIC.
Trước khi vụ kiện được đưa ra cấp tòa án (cụ thể là Tòa án nhân dân quận Đống Đa, Hà Nội), JSV đã từng kêu lên Bộ Tài chính, thậm chí gửi đơn kêu lên lãnh đạo Chính phủ.
Trong một vụ việc khác, Tổng giám đốc Công ty Thép Việt Mỹ đã “dọa” kiện PJICO ra tòa cũng như thông tin vụ việc đến các đơn vị truyền thông đại chúng.
Tạm chưa bàn về khả năng thắng thua, ai đúng ai sai trong các vụ tranh chấp và kết quả cuối cùng sẽ được tuyên bởi tòa án (nếu có), chỉ xin bàn về những tổn thương về mặt thương hiệu với một ngành nghề vốn dễ bị tổn thương như bảo hiểm.
Tổn thương không phân biệt ai, dù đó là doanh nghiệp bảo hiểm cỡ lớn hay nhỏ, nước ngoài hay trong nước và có vẻ như càng nhiều khách hàng, càng nhiều hợp đồng bảo hiểm thì nguy cơ tổn thương càng cao.
Trên thương trường, tình trạng tranh chấp âu cũng là chuyện như cơm bữa, không còn quá xa lạ với những ngành nghề chuyên về bán lẻ với số lượng khách hàng cá nhân lớn.
Bị tổn thương về thương hiệu, công ty bảo hiểm ngay sau đó thường sẽ phải chạy theo một kịch bản xử lý khủng hoảng nhằm hạn chế những thông tin tiêu cực liên quan, thậm chí phải tốn tiền cho các chiến dịch truyền thông, cho những hoạt động từ thiện, xã hội nhằm lấy lại thương hiệu, tăng thêm uy tín cộng đồng.
Video đang HOT
Với một mặt hàng vô hình như bảo hiểm, việc mua bán dựa trên niềm tin là chính, thì càng dễ tổn thương hơn, hệ lụy là hình ảnh bị ảnh hưởng một phần và cần thời gian để khôi phục.
Nhiều vụ tranh chấp đã bị mang ra phơi bày trên facebook với tốc độ lan tỏa thông tin chóng mặt.
Bị tổn thương về thương hiệu, công ty bảo hiểm ngay sau đó thường sẽ phải chạy theo một kịch bản xử lý khủng hoảng nhằm hạn chế những thông tin tiêu cực liên quan, thậm chí phải tốn tiền cho các chiến dịch truyền thông, cho những hoạt động từ thiện, xã hội nhằm lấy lại thương hiệu, tăng thêm uy tín cộng đồng.
Hệ lụy nguy hại hơn còn nằm ở việc ảnh hưởng đến toàn ngành trên diện rộng mà mỗi khi nhắc đến bảo hiểm là bị gắn mác lừa đảo, mua dễ khó đòi trong khi trên thực tế không hẳn như vậy.
Nhà bảo hiểm cần đủ cơ sở pháp lý thì mới được bồi thường, mà theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), nếu chỉ vì muốn xoa dịu khách hàng, dập đi sự lan rộng của”khủng hoảng truyền thông”, mà dẫn đến chi bồi thường sai, nhà bảo hiểm còn có thể bị phạt.
Do đó, người tham gia bảo hiểm cần thấu hiểu và chia sẻ với nhà bảo hiểm, rằng họ cũng có những cái khó, cái vướng riêng, nhưng thực tế thì không phải ai cũng am hiểu để mà đồng cảm.
Điều đáng buồn là ngay cả những giới được coi là có cơ hội tiếp xúc với nhiều thông tin như luật sư, nhà báo, thậm chí là chủ doanh nghiệp, có thể do không có nhiều thời gian nghiên cứu về bảo hiểm, dẫn đến không thấu hiểu về bảo hiểm, nên ít nhiều vẫn bảo lưu tư duy “bảo hiểm là lừa đảo”.
Chủ tịch HĐQT của một doanh nghiệp bảo hiểm lớn thì cho rằng, doanh nghiệp dẫu là một tổ chức lớn bao gồm nhiều cá thể nhưng xét về thực chất, cơ chế hoạt động cũng na ná con người, do đó sự tổn thương của nhà bảo hiểm cũng xuất phát bởi những “vết thương” cũ tái phát.
“Vết thương cũ, đó vẫn là khách hàng không thấu hiểu sản phẩm nhưng vẫn đặt bút ký hợp đồng mua bảo hiểm; tư vấn viên thì mải bán quên tư vấn, không giải thích rõ các điểm loại trừ; các điều kiện – điều khoản hợp đồng thì phức tạp, khó hiểu, mỗi bên (khách hàng và nhà bảo hiểm) hiểu theo một kiểu”, vị lãnh đạo trên nói.
Năm 2015, lãnh đạo Bộ Tài chính lựa chọn truyền thông bảo hiểm là giải pháp ưu tiên số 1.
Lãnh đạo bộ này cho biết, để tiếp tục khẳng định vai trò của bảo hiểm đối với phát triển kinh tế – xã hội, thị trường bảo hiểm cần tập trung xây dựng các chương trình truyền thông, quảng bá, nâng cao nhận thức của người dân, của cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước về ý nghĩa, vai trò của bảo hiểm.
Từ đó đến nay, cùng với truyền thông, các chương trình nâng cao nhận thức về bảo hiểm cho người dân cũng được đầu tư, nhưng theo các chuyên gia truyền thông, do mức độ đầu tư còn khiêm tốn, nên hiệu quả mang lại chưa thực sự rõ nét.
Ngân sách đáng lẽ phải được đầu tư nhiều hơn cho tuyên truyền nhận thức về thị trường và sản phẩm, nhưng lại đang chuyển sang hoạt động quảng cáo, marketing, tổ chức hội thảo, hoa hồng khuyến khích đại lý…để bán hàng, mang về doanh số trực tiếp trong ngắn hạn.
Với thực trạng này, câu chuyện tổn thương thương hiệu vì những tranh chấp không đáng có vẫn là chuyện thường thấy, mà lẽ ra nó có thể tránh được nếu đại chúng hiểu thấu sản phẩm bảo hiểm hơn…
Kim Lan
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Bảo hiểm tiền gửi góp phần bảo đảm an toàn các quỹ tín dụng nhân dân
Sau gần 20 năm triển khai chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG), BHTG Việt Nam đã từng bước khẳng định được vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định và an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) nói riêng.
Ông Đào Quốc Tính, Tổng Giám đốc BHTG Việt Nam cho biết, hiện tại, cả nước có 1.183 QTDND với gần 2 triệu thành viên, chủ yếu ở khu vực nông thôn. Các quỹ này đóng góp ngày càng quan trọng cho công cuộc xóa đói giảm nghèo như mở rộng dịch vụ ngành nghề, tạo công ăn việc làm, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi... Đây cũng là một kênh huy động vốn quan trọng và đóng góp tích cực trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Dù vậy, trong quá trình hoạt động, hệ thống QTDND đã bộc lộ một số yếu kém về công tác cán bộ, về quản trị rủi ro. Do đó, để nâng cao chất lượng, an toàn tổ chức và hoạt động của hệ thống QTDND, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách và có những biện pháp chấn chỉnh hoạt động, tăng cường công tác thanh tra, giám sát đối với các QTDND, nhất là quỹ yếu kém, tiềm ẩn rủi ro cao nhằm đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống QTDND.
Trong hệ thống chính sách đó, BHTG Việt Nam thực hiện các hoạt động cấp chứng nhận tham gia BHTG, thu phí BHTG, theo dõi, giám sát thường xuyên và kiểm tra định kỳ đối với 100% QTDND. Đặc biệt, đối với những QTDND có vấn đề, BHTG Việt Nam thực hiện giám sát chuyên sâu để theo dõi diễn biến, nắm vững thực trạng và biến động của các loại tiền gửi, nhất là tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm, chủ động có giải pháp hoặc báo cáo, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền.
Đối với nghiệp vụ kiểm tra, BHTG Việt Nam thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về BHTG, kiểm tra chuyên sâu về tiền gửi được bảo hiểm đối với QTDND nhằm kịp thời phát hiện các sai phạm, từ đó đề xuất biện pháp xử lý, góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, cũng như phòng ngừa các hiện tượng gian lận, trục lợi BHTG.
Đối với nghiệp vụ chi trả, từ khi thành lập đến nay, BHTG Việt Nam đã thực hiện chi trả cho người gửi tiền tại 39 QTDND với số tiền 26,8 tỷ đồng. Công tác chi trả được thực hiện kịp thời, đúng quy trình, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, kết hợp với việc thực hiện tuyên truyền trước và trong quá trình chi trả đã giúp ổn định tâm lý và duy trì niềm tin của người gửi tiền, không gây xáo trộn, ảnh hưởng đến hoạt động của các QTDND khác trên địa bàn, góp phần giữ vững an ninh, chính trị tại địa phương.
Những năm gần đây, BHTG Việt Nam không phải chi trả cho người gửi tiền, nhưng tổ chức này thường xuyên diễn tập, mô phỏng các "kịch bản" chi trả khi có đổ vỡ để luôn chủ động, sẵn sàng trong bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền.
Tham gia sâu hơn quá trình tái cơ cấu hệ thống QTDND
Nhằm nâng cao hiệu quả và thúc đẩy quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), trọng tâm là xử lý các TCTD yếu kém, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD đã bổ sung một số quy định về thẩm quyền, cách thức cơ cấu lại TCTD yếu kém.
Đặc biệt, luật có những quy định cụ thể tạo hành lang pháp lý, nâng cao vai trò, vị thế của BHTG Việt Nam khi tham gia vào quá trình cơ cấu lại các TCTD yếu kém (trước mắt tập trung đối với QTDND và tổ chức tài chính vi mô) với các nhiệm vụ cụ thể: Tham gia quá trình kiểm soát đặc biệt; tham gia đánh giá, thực hiện các phương án phục hồi TCTD yếu kém; Thực hiện cho vay đặc biệt đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt; mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ TCTD được kiểm soát đặc biệt; tham gia quản lý, thanh lý tài sản tại TCTD theo quy định của pháp luật.
Trên cơ sở đó, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, BHTG Việt Nam đã tích cực phối hợp với các đơn vị có liên quan của Ngân hàng Nhà nước trong việc theo dõi, kiểm tra, xử lý đối với các QTDND này. Đặc biệt đối với các QTDND đang được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, BHTG Việt Nam cử cán bộ tham gia ban kiểm soát đặc biệt theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, phối hợp với ban kiểm soát đặc biệt, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố xây dựng và triển khai kế hoạch, phương án củng cố, chấn chỉnh QTDND nhằm khôi phục hoạt động bình thường của quỹ. Cùng với đó nghiên cứu xây dựng phương án tuyên truyền cụ thể đối với QTDND trong từng tình huống nhằm có biện pháp tuyên truyền phù hợp để triển khai thực hiện khi có yêu cầu.
Để nhanh chóng triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD và các văn bản chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, BHTG Việt Nam đã chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng phương án xử lý đối với QTDND yếu kém. BHTG Việt Nam cũng đang tích cực nghiên cứu, trình xin ý kiến Ngân hàng Nhà nước để ban hành các quy chế nội bộ liên quan đến việc BHTG Việt Nam cho vay đặc biệt đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt; việc mua trái phiếu dài hạn của tổ chức hỗ trợ TCTD được kiểm soát đặc biệt và văn bản hướng dẫn về việc miễn nộp phí BHTG đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt để tham gia hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại hệ thống QTDND.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó giao nhiệm vụ cho BHTGVN "tham gia tái cơ cấu có hiệu quả đối với các tổ chức tín dụng yếu kém" - một lần nữa cho thấy vai trò ngày càng quan trọng cũng như trách nhiệm ngày càng lớn đang đặt trên vai tổ chức này đối với tiến trình lành mạnh hóa các TCTD nói chung, QTDND nói riêng để phát triển bền vững./.
Quốc Thanh
Theo baochinhphu.vn
Cổ phiếu ngành bảo hiểm phi nhân thọ: Nhiều tiềm năng tăng trưởng Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam còn rất non trẻ so với thế giới và các nước trong khu vực. Chính vì vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ còn nhiều cơ hội để phát triển. Tính đến 30/6/2018, có 30 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi...