Khi tập thể dục gặp 4 triệu chứng sau cực kỳ nguy hiểm
Nếu bạn là người có thói quen thể dục, bạn tuyệt đối cần lưu ý xem mình có những triệu chứng sau hay không?
Bạn có thói quen đi khám bác sĩ và không bao giờ bao quên những vấn đề mà bác sĩ có thể quan tâm như tiền sử gia đình, ngày đầu của kì kinh cuối, những thức ăn dị ứng… Hoặc bạn cũng không ngần ngại hỏi bác sĩ về các vấn đề phụ khoa tế nhị… Thế nhưng, rất nhiều chị em khi đi khám lại thường bỏ qua những vấn đề nhỏ nhặt liên quan đến sức khỏe của mình như cảm giác bị hụt hơi, các loại thuốc mình dùng…
Đặc biệt, nếu bạn là người có thói quen thể dục, bạn tuyệt đối cần lưu ý những điều sau đây:
1. Có cảm giác tái phát các bệnh mãn tính mà bạn đang mắc
“Một số thuốc có tác dụng phụ có thể gây tác động không tốt tới thói quen tập luyện của bạn, đặc biệt là nếu bạn đang mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, huyết áp… mà phải dùng thuốc hàng ngày”, Jordan Metzl, Bác sĩ chuyên về Thể dục thể hình, tác giả cuốn “The Exercise Cure” cho biết.
Ví dụ như thuốc cho bệnh hen suyễn , huyết áp, trầm cảm và tăng động giảm tập trung (ADHD) có thể làm thay đổi phản ứng của cơ thể khi bạn có hoạt động thể chất và xuất hiện các triệu chứng như uể oải, đau bụng, các dấu hiệu bệnh tăng lên… Vì vậy, trước khi dùng thuốc, bạn nên hỏi các bác sĩ về tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra khi bạn vận động, thể dục.
Bạn có thói quen đi khám bác sĩ và không bao giờ bao quên những vấn đề mà bác sĩ có thể quan tâm… Ảnh minh họa
Video đang HOT
2. Bạn luôn bị hụt hơi khi vận động
“Ngay cả khi đi bộ cầu thang mà bạn cũng cảm thấy hụt hơi, thở gấp… thì rất có thể đó là một dấu hiệu cho thấy bạn có bệnh hen suyễn hoặc một vấn đề phổi”, bác sĩ Robert Lee, bác sĩ thuộc Học viện bác sĩ gia đình Mỹ cho biết. Thực tế, “chúng ta cần thở trong khi tập thể dục nhưng đó là thở ngắn, thở đều. Còn nếu bạn thở như thể vừa chạy đua trong khi đi bộ và có cảm giác hụt hơi, khó thở thì bạn sẽ cần đi kiểm tra phổi, lưu thông máu tới tim và cơ bắp càng sớm càng tốt”, bác sĩ Lee nói thêm.
3. Chóng mặt khi thực hiện các bài tập
“Nếu chỉ mới thực hiện vài động tác thể dục mà bạn đã cảm thấy chóng mặt , choáng váng thì rất có thể đó là một dấu hiệu cho thấy bạn bị thiếu máu. Những phụ nữ ăn chay thường xuyên trong thời gian dài có nhiều nguy cơ bị bệnh thiếu máu do thiếu sắt”, bác sĩ Metzl nói. Các dấu hiệu cảnh báo bệnh thiếu máu bao gồm: Mệt mỏi trong thời gian tập luyện những động tác nhẹ nhàng, đơn giản. Nếu bạn nhận thấy điều này đang bắt đầu xảy ra, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm ra lý do tại sao.
Nhưng bạn có thể bỏ qua những triệu chứng nhỏ xuất hiện khi tập thể dục mà không biết rằng đó có thể là biểu hiện cảnh báo nguy cơ bị bệnh nào đó. Ảnh minh họa
4. Cảm thấy yếu và run
“Nếu bạn bị run, cảm thấy cực kỳ đói, hoặc cảm thấy chóng mặt, cơ thể yếu đi trong thời gian tập luyện thì rất có thể bạn bị giảm lượng đường trong máu”, David Fleming, bác sĩ thuộc Đại học Missouri cho biết. “Lượng đường trong máu của bạn sẽ giảm xuống trong khi bạn đốt cháy calo, nhưng một cơ thể bình thường sẽ thay thế lượng calo bạn đốt cháy nhanh chóng. Nhưng với một số người khác, lượng đường này không được cơ thể tự thay thế nên dẫn đến những cảm giác chóng mặt, yếu và run rẩy”, ông Fleming nói thêm.
Hãy đi khám càng sớm càng tốt nếu bạn đang trải qua những triệu chứng này vì có thể bạn bị hạ đường huyết cũng hoặc bị bệnh tiểu đường.
Theo Trí Thức Trẻ
4 triệu chứng chính cho thấy bạn đang bị viêm âm đạo
Để điều trị hiệu quả bệnh viêm âm đạo nhanh chóng, chị em cần tỉnh táo nhận ra các dấu hiệu khả nghi càng sớm càng tốt.
Viêm âm đạo là bệnh phổ biến thường gặp ở chị em phụ nữ, nhất là những người đã có quan hệ tình dục, vệ sinh kém hoặc thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm...
Bệnh viêm âm đạo có nhiều cấp độ, ở thể nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau khi được giữ vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. trong trường hợp nặng, chị em cần đi khám để được các bác sĩ kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Trong trường hợp nặng, viêm âm đạo có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ, thậm chí còn dẫn đến vô sinh.
Nguyên nhân gây ra viêm âm đạo thường là do nhiễm nấm candida (albican hay non-albican), trùng roi trichomonas và tạp khuẩn (bacterial vaginosis). Môi trường âm đạo không phải là môi trường vô khuẩn, viêm âm đạo thường xảy ra trong trường hợp vi khuẩn thường trú âm đạo bị biến đổi do tác nhân bên ngoài đưa vào (nhiễm vi sinh từ ngoài) hay do thay đổi môi trường âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh hoạt động. Ngoài ra, viêm âm đạo còn do sử dụng các thuốc điều trị bệnh như kháng sinh, thuốc nội tiết hay do chưa biết cách thụt rửa âm đạo, dùng dụng cụ tránh thai, đang có thai...
Để điều trị hiệu quả bệnh viêm âm đạo nhanh chóng, chị em cần tỉnh táo nhận ra các dấu hiệu khả nghi càng sớm càng tốt. Ảnh minh họa
Các triệu chứng của viêm âm đạo không phải lúc nào cũng rõ rệt nhưng cũng có thể được nhận thấy với các biểu hiện là dịch âm đạo mỏng, màu trắng và có mùi hôi. Ngoài ra, khi bị viêm âm đạo, chị em có thể bị ngứa hoặc bị dị ứng ở "vùng kín", kèm theo cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Để điều trị hiệu quả bệnh viêm âm đạo, chị em cần tỉnh táo nhận ra các dấu hiệu khả nghi càng sớm càng tốt.
Dưới đây là những triệu chứng của bệnh viêm âm đạo mà chị em không thể bỏ qua vì nó có thể dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.
- Có mùi hôi ở phần bộ phận sinh dục: Mùi lạ ở "vùng kín" thường xuất hiện khi các bệnh viêm nhiễm đã trở nên nặng và đối với từng loại viêm, chị em có thể nhận ra mùi khác nhau ở khu vực này. Nếu thấy có mùi tanh, nhiều khả năng chị em bị viêm âm đạo do vi khuẩn gây ra. Nếu "vùng kín" có mùi hôi, đây là một bệnh lý gây nhiễm trùng, xuất hiện khi vi khuẩn xâm nhập qua âm đạo và tràn vào tử cung, dẫn đến viêm vùng chậu. Còn nếu thấy có mùi khó thở thì là do nhiễm nấm âm đạo.
- Sau khi quan hệ tình dục, mùi càng nặng hơn: Viêm âm đạo chủ yếu do sự phát triển quá mức của các vi khuẩn gây hại tạo ra. Vì vậy, sau khi quan hệ tình dục, một lượng vi khuẩn khác sẽ xâm nhập từ bên ngoài vào âm đạo, góp phần làm cho sự mất cân bằng môi trường bên trong âm đạo tăng lên, từ đó càng tạo ra mùi khó chịu ở "vùng kín".
- Nóng rát, xót khi đi tiểu: Nếu thấy các triệu chứng này thì rất có thể chị em bị viêm âm đạo do trùng roi hoặc nấm candida gây ra. Trong trường hợp bị viêm đường tiết niệu, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng trên.
- Dịch âm đạo thay đổi màu sắc: Nếu bị viêm âm đạo do vi khuẩn, khí hư sẽ loãng và có màu nâu sẫm. Nếu là viêm âm đạo do trùng roi (Trichomonas), bạn sẽ thấy lượng khí hư ra nhiều, có màu trắng sữa hoặc màu vàng đôi khi khí hư có mủ có mùi và có bọt, trường hợp viêm nặng chất tiết âm đạo kèm theo máu. Nếu viêm âm đạo do nấm candida, triệu chứng có thể gặp là huyết trắng loãng hoặc đặc, màu trắng đục, kèm theo cảm giác nóng, ngứa âm đạo hoặc đau khi làm "chuyện ấy".
Để phòng tránh bệnh viêm âm đạo các bạn nên thực hiện tốt khâu vệ sinh mỗi ngày bằng nước sạch và các dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng có độ pH cân bằng với nồng độ pH âm đạo.
Theo VNE
Nhịn ăn thanh lọc cơ thể là... nhịn sống ThS Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cảnh báo, với người trưởng thành khi thu nạp dưới 800kcal/ngày đã phải được theo dõi tại bệnh viện. Việc thực hiện nhịn ăn 12 ngày liên tục chẳng khác nào nhịn sống, đẩy mình vào chỗ chết. Ảnh minh họa: Internet Giảm cân...