Khi tầm soát ung thư có kết quả bất thường…
Kết quả tầm soát ung thư có bất thường không đồng nghĩa với bạn đã bị ung thư.
Ngày 19-10, chia sẻ tại lễ trao tặng gói tầm soát ung thư cho hơn 2.000 phụ nữ diễn ra ở Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, TS.BS Trần Đặng Ngọc Linh, Trưởng Bộ môn Ung bướu (Trường Đại học Y dược TP.HCM), cho biết ung thư là bệnh thường gặp và gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu.
Tại Việt Nam, hằng năm phát hiện khoảng 180.000 ca mắc mới và khoảng 120.000 ca tử vong do ung thư.
Năm 2012 chỉ có 125.000 ca mắc mới và 95.000 ca tử vong do ung thư, cho thấy tỉ lệ bệnh nhân mắc ung thư ngày càng tăng.
Các nguyên nhân gây ung thư là thuốc lá, thức ăn, chế độ ăn uống – vận động, tia bức xạ cực tím, bức xạ ion hóa, vi rút, vi khuẩn, di truyền… Cũng có những ung thư không biết được tác nhân gây bệnh.
Khoảng 350 phụ nữ yếu thế được tầm soát ung thư miễn phí tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, ngày 19-10. Ảnh: NVCC
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 1/3 số loại ung thư có thể tầm soát và phòng ngừa. Ung thư phổi, gan, cổ tử cung và da có thể phòng ngừa. Ngoài ra, ung thư cổ tử cung, vú và đại trực tràng có thể tầm soát.
“Kết quả tầm soát bất thường không đồng nghĩa với bị ung thư, mà chỉ là có nguy cơ cao tổn thương tiền ung thư hay nếu có ung thư thì giai đoạn rất sớm. Cần làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán xác định.
Nếu có chẩn đoán tiền ung thư phải điều trị, cơ may khỏi bệnh rất cao. Người dân không nên hoang mang, không tự ý điều trị bằng những phương pháp không có cơ sở khoa học” – TS.BS Trần Đặng Ngọc Linh khuyến cáo.
Video đang HOT
Theo đó, một số ung thư có triệu chứng sớm, báo động cần được lưu ý tình trạng sức khỏe. Vì vậy bác sĩ khuyến cáo cần khám sức khỏe định kỳ để đánh giá tình trạng sức khỏe chung cũng giúp phát hiện sớm ung thư.
1/3 số loại ung thư có thể tầm soát và phòng ngừa. Ảnh: NVCC
Bác sĩ Linh lưu ý, tất cả các trường hợp ung thư đã được chẩn đoán đều phải được điều trị khoa học, đúng mức. Các tiến bộ gần đây đã giúp tăng đáng kể kết quả điều trị ung thư. Rất nhiều ung thư có thể điều trị khỏi hoàn toàn, nhất là nếu được chẩn đoán ở giai đoạn sớm.
“Gần đây ghi nhận có sự gia tăng tần suất ung thư trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam, đặc biệt là ung thư vú. Chúng ta có thể làm nhẹ gánh nặng ung thư bằng cách phòng ngừa, tầm soát và phát hiện sớm. Giai đoạn càng sớm, kết quả điều trị càng tốt.
Khi được chẩn đoán ung thư, cần hợp tác tốt với bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị tốt và phù hợp nhất” – TS.BS Trần Đặng Ngọc Linh chia sẻ.
Dấu hiệu báo động bệnh ung thư mà chỉ có thể phát hiện vào ban đêm
Phát hiện sớm ung thư là vô cùng quan trọng để có thể điều trị hiệu quả nhưng cũng có dấu hiệu cảnh báo bệnh chỉ xuất hiện vào ban đêm mà nhiều người có thể bỏ qua.
Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, chỉ một nửa số những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư có thể sống sót nhiều hơn 10 năm. Đây cũng là lý do tại sao các bác sĩ đa khoa liên tục kêu gọi mọi người cảnh giác và chú ý đến bất kỳ điểm bất thường nào có thể là dấu hiệu của bệnh.
Đặc biệt, có một dấu hiệu chỉ xuất hiện vào ban đêm mà có thể nhiều người đang bỏ qua. Đó là việc đổ mồ hôi quá nhiều khi đi ngủ, làm ướt quần áo và ga trải giường mặc dù bạn đang trong một môi trường mát mẻ.
Đổ mồ hôi vào ban đêm là dấu hiệu cảnh báo ung thư ít được mọi người chú ý. Ảnh: Daily Express
Một số loại ung thư có thể khiến bạn đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường bao gồm: ung thư hạch hodgkin, khối u carcinoid, ung thư trung biểu mô, ung thư xương, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư thận, khối u tế bào mầm, ung thư tuyến giáp thể tủy và ung thư máu.
Ung thư có thể biểu hiện bằng nhiều triệu chứng khác nhau và điều quan trọng cần chú ý đến các dấu hiệu bất thường trên cơ thể. Các chuyên gia y tế khuyến cáo bạn nên kiểm tra sức khỏe ngay khi có thể nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi nào đối với sức khỏe của mình.
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Vương Quốc Anh lưu ý, có hơn 200 loại ung thư khác nhau vì vậy chúng có thể gây ra nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Đôi khi các triệu chứng ảnh hưởng đến các vùng cụ thể trên cơ thể nhưng đôi khi ung thư chỉ được biểu hiện bằng các dấu hiệu chung chung khó nhận biện.
"Điều quan trọng là phải nhận thức được điều gì là bất bình thường đối với bạn và nói chuyện với bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi bất thường nào trên cơ thể. Điều này có thể giúp chẩn đoán ung thư ở giai đoạn đầu, khi đó việc điều trị bệnh cũng sẽ trở lên hiệu quả hơn.
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Vương Quốc Anh đồng thời cũng liệt kế nhấn mạnh 23 dấu hiệu sớm của bệnh ung thư bạn phải cảnh giác bao gồm:
-Mệt mỏi, đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm
- Chảy máu hoặc bầm tím không rõ nguyên nhân
- Đau hoặc nổi mụn không rõ nguyên nhân
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Xuất hiện khối u hoặc vết sưng tấy bất thường ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể
- Nốt ruồi mới hoặc có sự thay đổi của nốt ruồi
- Thay đổi bất thường trên da hoặc vết loét không lành
- Giọng khàn, khàn giọng hoặc ho không dứt
- Khó nuốt, khó thở và ho ra máu,
- Ợ nóng hoặc khó tiêu dai dẳng
- Thay đổi bất thường về kích thước hoặc cảm giác ngực
- Đầy hơi dai dẳng, ăn mất cảm giác ngon miệng
- Thay đổi thói quen đại tiện
- Đi tiểu khó khăn hơn bình thường
- Có máu trong phân hoặc nước tiểu
Cân nhắc quyết định tầm soát ung thư Theo thống kê, tỷ lệ người trẻ dưới 30 tuổi tử vong vì ung thư đang gia tăng. Lợi dụng điều này, nhiều cơ sở tư nhân đã quảng cáo rầm rộ các gói tầm soát ung thư với cam kết "tầm soát ung thư đa điểm, từ đầu đến chân, từ trong ra ngoài chỉ với một gói khám trong vòng một...