Khi những đứa trẻ làm “Con nuôi Đồn Biên phòng” nơi vùng cao biên giới
Mô hình “Con nuôi Đồn Biên phòng” nhận nuôi các em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện cho các em đi học và phát triển thể chất lẫn tinh thần.
Tại các huyện miền núi, vùng biên giới của tỉnh Quảng Bình, hiện vẫn còn nhiều gia đình nghèo khó, nhiều trẻ mồ côi cha mẹ, con đường đến trường rất gian nan. Thấu hiểu hoàn cảnh của bà con dân bản, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đã thực hiện mô hình “Con nuôi Đồn Biên phòng”, nhận nuôi các em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện cho các em được ăn học, phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần.
Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Cà Xèng vui hát cùng các con.
Mấy tháng nay, doanh trại quân đội của Đồn Biên Phòng Cà Xèng, ở xã vùng cao Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình luôn rộn vang tiếng nói cười, ca hát hoặc học bài của 5 đứa trẻ em người Rục và Sách. Đây là 5 em nhỏ mồ côi cha hoặc mẹ, cuộc sống gia đình khó khăn được Đồn đưa về nuôi dưỡng.
Em Cao Ngọc Huyên, 14 tuổi, đang học lớp 8 trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thượng Hóa, huyện Minh Hóa là anh cả của các con nuôi Đồn Biên phòng Cà Xèng. Hoàn cảnh gia đình Huyên đặc biệt khó khăn, cha mất sớm, mẹ một mình bươn chải nuôi 2 chị em Huyên. Ngoài giờ lên lớp, Huyên phải lên rẫy phụ mẹ tỉa ngô, trồng sắn, kiếm cái ăn cho cả nhà. Tháng 5 năm 2019, Huyên được Đồn Biên phòng Cà Xèng đón về nuôi dưỡng, được các chú bộ đội thương yêu như con, chăm lo từ chuyện học hành đến miếng ăn, giấc ngủ. Huyên luôn nghĩ rằng, Đồn biên phòng là nhà, các chú bộ đội là cha, chú và các em cùng sống như anh em ruột thịt.
“Vào đây, con được các chú bộ đội chăm sóc, bày cho học, được mua sắm áo quần, giày dép và cả xe đạp để đi học. Buổi sáng, con gọi các em dậy sớm, tập thể dục, quét sân, vệ sinh, ăn sáng rồi đi học. Chiều về con học bài, trồng cây, cắt cỏ với các chú bộ đội. Vào đây ở, phải xa mẹ và chị nhưng con không buồn vì có các em khác cùng sống chung với con và được các chú bộ đội thương yêu, chăm sóc”.
Video đang HOT
Không mạnh dạn như anh cả Cao Ngọc Huyên, các em Cao Xuân Giang, Cao Văn Bằng, học lớp 7; Cao Xuân Công lớp 6 và em út Cao Xuân Lệ, lớp 5 còn rụt rè, nhút nhát. Những ngày đầu về sống tại Đồn Biên phòng, có em nhớ nhà, đòi về. Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cà Xèng luôn gần gũi, động viên, giúp các em tham gia nhiều hoạt động thể thao, giải trí, quen dần với cuộc sống mới. Đơn vị bố trí một phòng rộng rãi, có giường, tủ, bàn ghế để các em sinh hoạt, học tập và phân công cán bộ, kèm cặp, hướng dẫn các em học bài. Thiếu tá Phạm Xuân Ninh, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Cà Xèng chia sẻ: sau những bỡ ngỡ ban đầu, đến nay, cả 5 em đã quen với cuộc sống ở Đồn Biên phòng, học hành tiến bộ hơn nhiều.
Thiếu tá Phạm Xuân Ninh cho biết: “Về ở đây, các chú, các anh đều coi các cháu như con trong nhà, cũng chăm sóc, dạy bảo rồi rèn luyện để các cháu nên người. Các cháu ngày ăn ba bữa như bộ đội và mọi chế độ các chú thế nào thì các cháu cũng như thế. Trước đây, mới về ở, các cháu chưa quen cũng đòi về nhà luôn nhưng bây giờ lại thích ở Đồn với các chú”.
5 trẻ mồ côi được Đồn Biên phòng Cà Xèng nhận đỡ đầu.
Cùng với 5 em người Rục và Sách ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, 18 học sinh khác là con em đồng bào dân tộc thiểu số cũng đã được các Đồn Biên phòng tuyến biển và khu vực biên giới tỉnh Quảng Bình đưa về nuôi dạy. Các Đồn Biên phòng thường xuyên liên lạc với gia đình, phân công cán bộ hướng dẫn, kèm cặp các em trong học tập và dạy bảo các em những điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Bên cạnh mô hình “Con nuôi Đồn biên phòng”, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cũng thực hiện chương trình “Nâng bước em tới trường”, nhận đỡ đầu 86 học sinh nghèo, hỗ trợ mỗi em 500.000 đồng/tháng đến khi các em học hết Trung học phổ thông.
Đại tá Trịnh Thanh Bình, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết: “Chúng tôi đã chỉ đạo các đơn vị tích cực triển khai chương trình “Con nuôi Đồn biên phòng”. Thời gian qua, 12 Đồn biên phòng đã tiến hành nhận nuôi 23 cháu. Hiện tại, các cháu học tập tiến bộ, sức khỏe tốt. Chương trình đã tạo được sự lan tỏa và niềm tin trong cán bộ và nhân dân vùng biên giới. Chúng tôi cũng đã chỉ đạo các Đồn Biên phòng duy trì chất lượng nuôi dạy các cháu đã nhận nuôi, đồng thời, trên điều kiện hiện có của mình tiếp tục nhận nuôi các cháu có điều kiện, hoàn cảnh khó khăn”.
Không chỉ là điểm tựa vững vàng cho các em học sinh mồ côi, người dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, những câu chuyện về “Con nuôi Đồn Biên phòng” càng tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó giữa bộ đội biên phòng với bà con nơi vùng biên giới./.
Theo VOV
Đồng cam cộng khổ cùng đồng bào Rục
Dẫu không sinh ra và lớn lên tại các bản làng trên biên giới, song Đại úy Bùi Văn Hải luôn coi nơi đây là nhà và đồng bào các dân tộc là anh em để "đồng cam cộng khổ".
Hơn 3 năm gắn bó với miền biên viễn này, anh đã trở thành "người con thân thiết" của cộng đồng tộc người Rục trên các bản Mò O Ồ Ồ, Yên Hợp và Ón thuộc xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Đại úy Bùi Văn Hải là người luôn gần gũi với đồng bào, sẵn sàng sẻ chia khó khăn với người dân. Ảnh: Thành Phú
Trải qua 17 năm công tác, Đại úy Bùi Văn Hải đã trải qua nhiều cương vị và thuyên chuyển nhiều đơn vị, địa bàn khác nhau. Gần đây nhất, anh được cấp trên điều động giữ chức vụ Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Cà Xèng, BĐBP Quảng Bình. Với những tháng ngày "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" với bà con đồng bào Rục, Đại úy Bùi Văn Hải càng cảm nhận sâu sắc hơn khi là cán bộ vận động quần chúng.
Đại úy Bùi Văn Hải nói với tôi rằng: "Công việc của em dường như không có thời gian bắt đầu, kết thúc một cách cụ thể. Bởi lẽ, tình hình địa bàn xảy ra không tuân theo bất kỳ quy luật hay thời gian nào, cứ có công việc là đi giải quyết. Lúc xong việc chung thì xuống địa bàn gặp gỡ, nói chuyện, tuyên truyền, hướng dẫn bà con lập vườn, làm chuồng trại chăn nuôi...".
Đến thăm và nói chuyện với bà Hồ Thị Páy ở bản Mò O Ồ Ồ, tôi được nghe bà kể khá nhiều câu chuyện chăm lo cho dân của Đại úy Bùi Văn Hải. Đó là chuyện vận động bà con tích cực lao động sản xuất, trồng lúa nước để phát triển kinh tế gia đình, xây dựng bản làng, không trở lại sống trong hang núi, trong rừng sâu nguy hiểm đến tính mạng. Anh cũng luôn tích cực vận động người dân bỏ hủ tục hôn nhân cận huyết thống làm ảnh hưởng đến nòi giống sau này. Rồi chuyện chăm sóc cho mấy đứa trẻ con trong bản, dạy chúng học bài, xin phép các gia đình đưa 5 cháu nhỏ có hoàn cảnh khó khăn lên đồn làm con nuôi..., Đại úy Bùi Văn Hải đều làm tròn vai và hiệu quả.
Thường xuyên bám địa bàn, anh nhận thấy, cứ vào buổi chiều, đàn ông trong bản hay có thói quen tụ tập uống rượu dẫn đến say xỉn, to tiếng cãi vã nhau gây mất trật tự trong bản. Buổi tối, sau khi ăn cơm tối xong, các gia đình thường ít khi sang nhà nhau chơi. Qua tìm hiểu, anh biết được, bản còn thiếu sân chơi cho thanh niên sau một ngày làm việc nương rẫy. Những con đường trong bản chưa có điện đường thắp sáng nên bà con rất ngại ra khỏi nhà mỗi khi đêm xuống. Thế là, anh tham mưu Đảng ủy, Ban Chỉ huy đồn đề nghị Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh hỗ trợ kinh phí xây dựng công trình "Ánh sáng vùng biên" dài 1,5km, với số tiền gần 40 triệu đồng ở bản Mò O Ồ Ồ và xây dựng một sân đánh bóng chuyền để thanh niên trong bản có chỗ hoạt động thể dục, thể thao.
Trưởng bản Mò O Ồ Ồ - ông Cao Xuân Long nhận xét: "Anh Hải là người luôn gắn bó với bà con dân bản. Từ việc nhỏ đến việc lớn của bản, anh Hải đều có mặt và hướng dẫn bà con cách giải quyết phù hợp nhất. Bản thân tôi được bà con tín nhiệm bầu làm Trưởng bản từ tháng 10-2017, khi đó mới 23 tuổi và còn rất bỡ ngỡ với công việc. Suốt một thời gian khá dài, anh Hải đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn nên tôi đã trưởng thành như ngày hôm nay".
Từ cậu Binh nhì thuộc BĐBP Bà Rịa-Vũng Tàu, sau 17 năm, Bùi Văn Hải đã không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trở thành một cán bộ quân nhân chuyên nghiệp. Đến năm 2008, anh được cấp trên cử đi học chuyển cấp tại Học viện Biên phòng. Năm 2012, anh về nhận công tác tại Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình và tháng 7-2016, anh giữ chức vụ Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Cà Xèng.
Thành tích mà Đại úy Bùi Văn Hải đạt được trong quá trình công tác thật đáng trân trọng. Đó là đạt danh hiệu "Chiến sĩ Thi đua cấp cơ sở" các năm: 2015, 2016, 2017, 2019; là Gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2017 của lực lượng BĐBP; được Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tặng Bằng khen vì đã có thành tích trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo, giai đoạn 2013-2016; Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tặng Bằng khen vì đã có thành tích trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên; Bộ Tư lệnh BĐBP tặng Bằng khen vì đã có thành tích trong xây dựng nông thôn mới; Tỉnh ủy Quảng Bình tặng Bằng khen vì đã có thành tích trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2018...
Nguyễn Thành Phú
Theo bienphong.com
"Chuyện cổ tích" nơi biên cương cực Bắc Trên hành trình tham quan Cột cờ Lũng Cú (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang), có dịp ghé thăm Đồn Biên phòng Lũng Cú, BĐBP Hà Giang, nhiều người sẽ bắt gặp cảnh các cháu nhỏ vui chơi, sinh hoạt như nhà ở nơi đây. Hỏi ra được biết, đó là những "con nuôi đồn Biên phòng" đã được đơn...