Khỉ nhiễm Covid-19 có khả năng sản sinh ra kháng thể
Nghiên cứu thử nghiệm trên khỉ cung cấp một số bằng chứng khoa học cho thấy kháng thể Covid-19 có thể dẫn đến miễn dịch khỏi tái nhiễm.
Các nhà khoa học Mỹ ngày 20/5 công bố, 2 nghiên cứu thử nghiệm trên khỉ mới đây đã cung cấp một số bằng chứng khoa học đầu tiên cho thấy kháng thể Covid-19 có thể dẫn đến miễn dịch khỏi tái nhiễm – một dấu hiệu tích cực cho thấy vaccine đang phát triển có thể thành công.
Trong nghiên cứu đầu tiên, các nhà khoa học tiến hành cho 9 con khỉ nhiễm Covid-19. Sau khi chúng hồi phục, nhóm nghiên cứu đã tiếp xúc với virus một lần nữa và các con khỉ này đã không bị bệnh.
Video đang HOT
Trong nghiên cứu thứ hai, các nhà khoa học đã thử nghiệm 25 con khỉ với 6 loại vaccine nguyên mẫu để xem các kháng thể được tạo ra trong phản ứng bảo vệ hay không. Sau đó, cho tiếp xúc với 10 con nhiễm SARS-CoV-2.
Kết quả cho thấy, 10 con khỉ nhiễm bệnh đều có mật độ virus cao ở mũi và phổi, nhưng ở những con khỉ được tiêm phòng, các nhà khoa học đã thấy “một mức độ bảo vệ đáng kể”. 8 trong số các con khỉ được tiêm phòng đã được bảo vệ hoàn toàn.
Tín hiệu lạc quan: Những người tiêm vaccine thử nghiệm phòng Covid-19 đã có kháng thể chống virus
Công ty phát triển vaccine Moderna cho biết, những người tình nguyện đầu tiên được tiêm thử nghiệm vaccine Covid-19 đã xuất hiện kháng thể giúp vô hiệu hóa SARS-CoV-2 ở mức độ tương đương hoặc hơn những người bình phục tự nhiên sau khi nhiễm virus.
Những tình nguyện viên đầu tiên tiêm thử nghiệm vaccine phòng Covid-19 của Monderna đã có kháng thể giúp vô hiệu hóa SARS-CoV-2. (Nguồn: STAT News)
Công ty Moderna có trụ sở tại bang Massachusetts, Mỹ, là một trong 8 đơn vị phát triển vaccine trên thế giới đang tiến hành thử nghiệm vaccine phòng SARS-CoV-2 trên người. Hai đơn vị khác cũng ở Mỹ, trong khi một ở Anh và 4 ở Trung Quốc.
Theo CNN, Moderma đã tiêm vaccine thử nghiệm cho hàng chục tình nguyện viên và đo lường kháng thể ở 8 người, kết quả cho thấy cả 8 tình nguyện viên này đều có kháng thể giúp vô hiệu hóa virus ở mức độ tương đương hoặc hơn những người đã hồi phục tự nhiên sau khi mắc Covid-19.
Theo TS. Paul Offit, thành viên của Viện sức khỏe quốc gia Mỹ, kháng thể không chỉ liên kết với virus, mà còn ngăn chặn virus xâm nhập vào các tế bào.
Giám đốc y tế của Moderna Tal Zaks cho biết: "Chúng tôi đã chứng minh được rằng, các kháng thể này có thể ngăn chặn virus. Đây là bước đầu tiên quan trọng trong hướng tới việc sản xuất vaccine".
Tuy nhiên, đây mới là kết quả thu được từ phòng thí nghiệm, ở giai đoạn 1 của thử nghiệm lâm sàng vaccine trên người và diễn ra với một số lượng nhỏ đối tượng nghiên cứu, tập trung vào việc liệu vaccine có an toàn và tạo ra phản ứng miễn dịch hay không.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã cho phép công ty Moderna bắt đầu thử nghiệm Giai đoạn 2, với số tình nguyện viên khoảng hàng trăm người. Ngoài ra, Moderna đã lên kế hoạch thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn 3 ở quy mô lớn, dự kiến diễn ra vào tháng 7. Số người tham gia tiêm thử nghiệm có thể lên tới hàng chục nghìn người.
Theo CNN, nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, vaccine này có thể đến với công chúng sớm nhất là vào tháng 1/2021.
Nhóm khoa học Trung Quốc tuyên bố tạo ra thuốc ngăn được COVID-19, không cần vắcxin Các nhà khoa học thuộc Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) đã sử dụng 14 loại kháng thể có trong huyết tương những người khỏi bệnh để tạo ra một loại thuốc có thể sản xuất hàng loạt và tạo khả năng miễn dịch trong ngắn hạn. Một bệnh nhân COVID-19 hồi phục đi hiến tặng huyết tương tại Bệnh viện tỉnh Sơn...