Khi người khác vay tiền, người EQ cao từ chối cũng không khiến đối phương bị tổn thương
Nếu có người ngỏ ý muốn vay tiền, người nói 4 câu này chứng tỏ EQ thấp. Những ai EQ cao dù có từ chối cũng biết cách không để đối phương tổn thương.
Trong những hoàn cảnh khó khăn, người ta sẽ tìm tới gia đình, bạn bè nhờ giúp đỡ. Giúp đỡ nhau vấn đề tiền bạc lúc hoạn nạn trở thành điều cơ bản, thường thấy trong xã hội. Khi đã có sự tin tưởng, nhiều người không ngại cho người khác vay tiền mà không quan tâm tới khoản lãi.
Tuy nhiên, trên thực tế khi người khác vay tiền, không phải ai cũng biết cách cư xử đúng mực. Họ sẽ có những lời nói thiếu suy nghĩ, hành động thiếu cẩn trọng làm đối phương tổn thương. Trong khi đó, những người EQ cao sẽ có cách cư xử được lòng người.
Những người suy nghĩ nông cạn và sống ích kỷ thường sợ giúp đỡ người khác, kể cả khi họ gặp khó khăn. Dù thân thiết và gắn bó tới đâu, khi người khác mượn tiền kiểu người nông cạn cũng sẽ trốn tránh và tìm cách thoái thác. Họ cũng vô tình nói ra những lời “cay đắng” làm người kia tổn thương.
“Tôi không có tiền đâu nhé” chính là 1 câu nói như thế. Câu nói này giống như đang cố gắng thoái thác, không quan tâm tới hoàn cảnh của đối phương. Khi người EQ thấp nói ra câu này, người vay tiền rất dễ chạnh lòng. Họ sẽ nghĩ họ đang làm phiền bạn và bạn chỉ tìm cách trốn tránh lời nhờ vả này thôi.
“ Sao không mượn người khác mà lại hỏi tôi” cũng là 1 câu gây tổn thương sâu sắc cho đối phương. Câu này thường được người EQ thấp nói và không có chút suy nghĩ nào. Khi 1 người muốn vay tiền bạn nghĩa là họ tin tưởng và coi bạn là người thân thiết. Nếu đáp trả thế này, chẳng phải bạn mang phiền não thêm cho người đó sao?
Dù bạn có khả năng giúp đỡ người ta hay không cũng nên trả lời 1 cách khéo léo tránh sứt mẻ tình cảm. Đó là điều nên làm trong mọi hoàn cảnh.
“Bao giờ bạn trả được” cũng là câu nói không nên dùng nhưng người EQ thấp vẫn sử dụng. Biết rằng trong chuyện tiền bạc chúng ta cần phân minh, rõ ràng. Thế nhưng hãy quan tâm tới số tiền mà người đó muốn vay bạn trước. Sau khi hỏi rõ ràng thông tin, bạn mới nên hỏi thời gian mà đối phương trả tiền.
Nếu như ngay từ đầu bạn đã hỏi “bao giờ trả được”, người nhạy cảm sẽ nghĩ bạn không tin tưởng họ. Bạn lo sợ họ không trả hoặc trả chậm số tiền này nên phải hỏi ngay lập tức.
“Nếu vợ tôi đồng ý tôi sẽ cho bạn vay còn không thì cũng đành chịu” cũng là 1 câu nói người EQ cao không bao giờ sử dụng. Mặc dù biết rằng công to việc lớn bạn đều bàn bạc với nửa kia nhưng không nhất thiết phải nói ra với người vay tiền.
Video đang HOT
Trong trường hợp này, bạn giống như đang đổ trách nhiệm lên bạn đời của mình. Một người không có chủ kiến rõ ràng, chỉ đổ thừa lên người khác sẽ không được đánh giá cao.
Trong khi đó, những người có EQ cao sẽ biết cách cư xử được lòng người. Khi người ta vay tiền, dù có từ chối những người EQ cao cũng không làm người khác phải suy nghĩ, tổn thương.
Nếu từ chối, hãy nói khéo léo hoàn cảnh của bạn, khẳng định rất muốn hỗ trợ người đó nhưng cũng đang vướng phải 1 số khó khăn. Bạn cũng đừng quên nhờ người ta thông cảm và hẹn lần sau nếu cần bạn sẽ hỗ trợ.
Nếu như có điều kiện để giúp đỡ người khác, hãy hỏi rõ ràng về số tiền mà người đó cần vay, họ dùng vào việc chính đáng hay không. Sau đó, nếu bạn đồng ý cho vay mới nhắc tới thời gian trả, trả ra sao…
Bạn cũng đừng quên nhắc người ta 1 cách khéo léo về tình cảm, sự tin tưởng mà bạn dành cho họ. Đó chính là lý do bạn sẵn sàng giúp họ.
Khi người khác mượn tiền, bạn không nên mang thiệt thòi về mình nhưng cũng cần sự khéo léo để người khác không chịu tổn thương dẫn đến mối quan hệ rạn nứt.
Một người thông minh, một gia đình hòa thuận đều không tiết lộ 2 điều này
Kiểm soát lời ăn tiếng nói, mới có thể giảm bớt những lần vạ miệng, không nói lời khiến người khác tổn thương, xé tan những mối quan hệ.
Người ta có một câu: "Gặp người nói ba phần, không thể thổ lộ toàn bộ tâm tư".
Mối quan hệ của người trưởng thành là mong manh đến không tưởng, sợ nhất là cho cả chân tâm mà giao tình hời hợt, kỵ nhất là ngôn từ không biết điểm dừng.
Sống thông minh, muốn gia đình hòa thuận là không được tiết lộ 2 điều dưới đây:
Sự giàu có của gia đình: Không khoe khoang
Một cô gái đã chia sẻ câu chuyện trong gia đình lên Zhihu (nền tảng hỏi đáp và tâm sự) như sau:
Chú của cô đến ngôi nhà mới mua, đăng hình lên mạng xã hội, kèm theo nội dung: Tân gia!
Bài đăng đã nhận về rất nhiều lượt thích và bình luận, nhưng hầu hết đều là những người đã không liên lạc trong nhiều năm. Họ đã để lại những dòng bình luận như: "Ngôi nhà đẹp quá", "Mua nhà ở đâu vậy? Bao nhiêu là một mét vuông? Mua trả hết hay góp?"...
Chú trả lời: "Trả một khoản trước rồi góp từng phần sau. Áp lực kinh tế cũng mệt mỏi lắm. Không ngờ bản thân đã chừng này tuổi mà phải gánh nợ cái nhà".
Cô gái cảm thấy khó hiểu vì cô biết nhà này đã được mua trả hết một lần, nằm ở địa điểm đắt đỏ, tại sao chú phải kể khổ?
Thế nhưng lời của chú đã khiến cô gái tỉnh ngộ. Chú nói: Thật ra trên đời này hiếm khi có ai thật sự vui vẻ khi thấy người khác sống tốt và giàu có hơn họ. Chú không nói thật cũng vì phòng ngừa vài hậu họa, có thể người này ghen tức, người kia gây khó dễ. Là người làm ăn, chú không thể tiết lộ mọi thứ ra bên ngoài.
Trong vòng quan hệ của người trưởng thành không thể tránh khỏi so sánh và đố kỵ. Thể hiện bản thân quá mức, thứ nhận được thường là những lời chúc phúc giả dối, ghen tuông thực sự.
Người nói có thể vô tâm, người nghe không khỏi vô tình. Ngoài miệng nói chúc mừng, trong lòng lại nổi lên ngàn tầng sóng "ghen ăn tức ở". Khoe khoang gia sản, thỏa mãn với lòng hư vinh nhất thời, vô tình tích lũy oán hận của người đời.
Đúng như câu nói của người xưa: "Một nhà phú quý nghìn nhà oán".
Vì vậy, gia đình giàu có, tự biết là đủ, không cần thiên hạ phải biết. Không lộ điều kiện kinh tế, không chỉ là sự khiêm tốn, mà còn là chiến lược tự bảo vệ mình.
Người sống thấu đáo toát ra sự khiêm tốn từ cốt cách, quý mà không lộ, gia đình mới ấm no lâu dài.
Mâu thuẫn gia đình: Không truyền ra ngoài
Yêu thì dễ, mà sống chung thì khó trăm bề. Giữa vợ chồng, muốn có được hạnh phúc lâu bền, phải hiểu rằng có nhiều chuyện để trong bụng là đủ, không cần phải nói ra.
Nhà văn Nhật Bản Tsuneko Nakamura, tác giả của cuốn sách "Nhân gian đáng giá", sau khi kết hôn đã phát hiện ra không ít tật xấu của chồng.
Chồng bà thích uống rượu. Ông thích mời khách, hoàn toàn không xem xét chi tiêu bao nhiêu, khiến kinh tế gia đình bị ảnh hưởng rất nhiều.
Nhưng bà Tsuneko chưa bao giờ chửi bới chồng với những người xung quanh, ngược lại còn chủ động nhìn thấy ưu điểm của chồng. Chồng bà mặc dù thích rượu, nhưng không uống quá say, mặc dù không tiết kiệm, nhưng là một người hào sảng, chân thành.
Khi thay đổi góc nhìn khác, bản thân bà cảm thấy nhẹ nhõm hơn, mối quan hệ giữa hai người cũng thoải mái hơn nhiều.
Cuộc sống vợ chồng, không thể tránh khỏi mâu thuẫn. Các cặp vợ chồng thông minh đều hiểu, cãi vã nên "đóng cửa bảo nhau". Ra khỏi nhà, phải để lại một chút thể diện cho đối phương.
Một cuộc hôn nhân hạnh phúc, không phải là tìm được người bạn đời hoàn hảo, mà là tình yêu và sự khoan dung.
Kiểm soát lời ăn tiếng nói, mới có thể giảm bớt những lần vạ miệng, không nói lời khiến người khác tổn thương, xé tan những mối quan hệ.
Người càng khôn ngoan càng hiểu được đạo lý "ẩn mình". Không cần phải cho người khác thấy, tập trung vào thế giới của riêng bạn, để tận hưởng hương vị của cuộc sống một cách điềm nhiên nhất.
Tha thứ là bước then chốt để người tổn thương tìm lại hạnh phúc Thật khó để tha thứ cho người từng làm tổn thương ta rất nhiều. Nhưng một khi học được cách bỏ qua, chúng ta sẽ dần tìm kiếm được hạnh phúc thật sự. Tha thứ - chìa khóa cho sức khỏe tinh thần Everett Worthington là một nhà tâm lý học lâm sàng và giáo sư tâm lý học tại đại học Virginia...