Khi nền kinh tế toàn cầu chật vật vượt qua cơn khủng hoảng Covid-19, thì đây sẽ là lĩnh vực chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ nhất!
Trong khi phần còn lại của nền kinh tế đang chịu những ảnh hưởng ngày càng lớn từ dịch Covid-19, thì hoạt động kinh doanh tại các “ big tech” vẫn được duy trì ổn định, thậm chí còn tăng trưởng với tốc độ ấn tượng.
Hồi tuần trước, Amazon cho biết sẽ tuyển dụng thâm 100.000 nhân viên làm việc tại kho để đáp ứng nhu cầu tăng cao. Mark Zuckerberg – CEO của Facebook, cho biết lưu lượng sử dụng đối với cuộc gọi video và nhắn tin đã tăng vọt trong thời gian này. Microsoft cũng chia sẻ số người sử dụng phần mềm của họ để hỗ trợ quá trình làm việc online đã tăng gần 40% trong 1 tuần.
Trong bối cảnh nhiều công ty cho phép nhân viên làm việc tại nhà, tình trạng dịch bệnh lây lan đã khiến sự phụ thuộc vào các dịch vụ từ những công ty công nghệ lớn ngày càng sâu sắc hơn, khi các ứng dụng đó vốn đã mang lại lợi ích cho họ.
Daniel Ives – giám đốc điều hành bộ phận nghiên cứu thị trường tại Wedbush Securities, nhận định: “Các công ty công nghệ lớn nhất có thể ‘trỗi dậy’ trong bối cảnh hiện tại và trở nên mạnh mẽ hơn nhiều.”
Những công ty nhỏ hơn sẽ chật vật để “sóng sót”
Tuy nhiên, không thể khẳng định rằng các big tech không nên lo ngại. Lĩnh vực quảng cáo – nguồn thu chủ yếu của Google và Facebook, đang có những dấu hiệu cho thấy đã phải chịu ảnh hưởng khi nền kinh tế toàn cầu trì trệ. Cổ phiếu của Apple, Microsoft, Amazon, Facebook và Alphabet đã mất tổng cộng hơn 1 nghìn tỷ USD vốn hoá từ tháng trước đến nay. Ngoài ra, Microsoft và Apple đã hạ dự báo kết quả kinh doanh ngắn hạn do nhu cầu người tiêu dùng chậm lại.
Các công ty lớn có thể được hưởng lợi phần nào, nhưng những start-up nhỏ hơn đang phải chật vật để “sống sót” ở thời điểm này. Những ứng dụng được sử dụng để liên lạc như Zoom hiện đang rất cần thiết, đặc biệt với giới văn phòng và các lớp học online. Tuy nhiên, những công ty phát triển dịch vụ gọi xe như Uber, Lyft và các trang web cho thuê nhà như Airbnb đều chứng kiến lượng khách hàng “bốc hơi”.
Ngành công nghệ toàn cầu trị giá 3,9 nghìn tỷ USD chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm nay, dù vẫn chưa rõ mức độ thiệt hại sẽ là như thế nào. Hồi tháng 12, công ty nghiên cứu IDC dự báo doanh số phần cứng, phần mềm và dịch vụ trên toàn thế giới sẽ tăng trưởng 5% trong năm 2020. Sau khi dịch bệnh lây lan nhanh chóng, gây rủi ro phá vỡ nguồn cung và làm giảm doanh số tại Trung Quốc, thì IDC cho biết doanh thu hàng năm có thể chỉ đạt mức 1% trong năm nay. Frank Gens, trưởng nhóm phân tích tại IDC, nhận định con số 1% đó hiện tại có thể được coi là lạc quan.
Các big tech hưởng lợi khi nhiều người làm việc, học tập tại nhà
Video đang HOT
Dẫu vậy, khi nền kinh tế hồi phục trở lại, các big tech có thể hưởng lợi từ những thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng. Dù hứng chịu sự chỉ trích của các nhà lập pháp, nhà lập quy và các đối thủ trong hơn 18 tháng trước khi đại dịch lây lan đến Mỹ, thì các công ty lớn vẫn có thể tiến tới một năm với tiềm lực mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Trong một bài đăng hồi tuần trước, Dave Clark – phó chủ tịch cấp cao của Amazon, đã viết công ty đang tuyển dụng thêm nhiều vị trí mới tại các nhà kho và hệ thống giao hàng ở Mỹ, do nhu cầu đối với lao động của họ hiện tăng lên mức chưa từng có trong thời gian này. Một lý do khiến Amazon tăng cường hoạt động tuyển dụng là người tiêu dùng đang mua nhiều loại hàng hoá hơn. Theo số liệu từ CommerceIQ, từ 20/2 đến 15/3, doanh số bán các loại thuốc cảm cúm không kê đơn đã tăng gấp 9 lần tại Mỹ so với 1 năm trước. Số lượng đơn đặt hàng thức ăn thú cưng cũng tăng gấp 13 lần và doanh số bán khăn, giấy vệ sinh tăng gấp 3.
Không chỉ trong lĩnh vực bán lẻ, lưu lượng truy cập các ứng dụng và nền tảng chiếu phim trực tuyến cũng tăng mạnh. Lượt tải xuống ứng dụng Netflix tăng đột biến 66% tại Italy, 35% tại Tây Ban Nha và Mỹ – nơi ứng dụng này đã quá phổ biến, tăng 9%. Hiện tại, Netflix từ chối bình luận về thông tin lượt đăng ký.
Giới chức châu Âu thậm chí còn kêu gọi Reed Hastings – CEO của Netflix, giảm chất lượng video để tránh hiện tượng nghẽn mạng tại khu vực này. Theo đó, cả Youtube và Netflix đều đồng ý tạm ngừng phát video với độ phân giải cao ở châu Âu trong 1 tháng.
CEO của Facebook cũng cho biết, lưu lượng cuộc gọi được thực hiện qua WhatsApp tăng gấp đôi, tương tự như ứng dụng Messenger. Zuckerberg cho hay: “Sự gia tăng đột biến như vậy đối với chúng tôi thường diễn ra vào đêm giao thừa, khi mọi người muốn nhắn tin cùng một thời điểm, chụp ảnh selfie và gửi đến những người thân trong gia đình. Và hiện tại, lưu lượng sử dụng các ứng dụng của chúng tôi còn tăng mạnh hơn thế.”
Hàng triệu nhân viên văn phòng làm việc tại nhà cũng chứng minh giá trị của điện toán đám mây khi lượng sử dụng tăng đột biến. Đối với các công ty quản lý cơ sở hạ tầng internet của họ, thì việc điều chỉnh nhu cầu sử dụng điện toán trong thời điểm này lại rất phức tạp và tốn kém. Còn điện toán đám mây mang đến giải pháp dễ dàng hơn.
Amazon, Microsoft và Google – 3 nền tảng điện toán đám mây lớn, đang thu về rất nhiều tiền và chạy các chương trình giảm giá mạnh đối với các bên thuê cơ sở hạ tầng cơ bản dùng cho mạng lưới công ty và phần mềm nhân viên sử dụng.
Hôm 21/3, Microsoft cho biết lượng người sử dụng nền tảng Teams đã tăng 37% chỉ trong 1 tuần lên hơn 44 triệu người, có ít nhất 900 triệu cuộc họp từ xa và cuộc gọi được thực hiện trên ứng dụng này mỗi ngày. Jared Spataro – phó chủ tịch Microsoft 365, cho biết: “Chúng tôi tin rằng sự thay đổi đột ngột diễn ra trên toàn cầu sang làm việc từ xa sẽ là một bước ngặt đối với cách làm việc và học hỏi của chúng tôi.”
Khả năng “vươn lên” từ khủng hoảng
Ngay cả Apple – một công ty phải đóng cửa hàng trăm cửa hàng trên toàn thế giới, đang cho thấy có nhiều dấu hiệu rằng họ sẽ “trỗi dậy” từ đại dịch với vị thế mạnh mẽ. Terry Guo – chủ tịch Foxconn, cho biết các nhà máy sản xuất iPhone ở Trung Quốc đang sản xuất trở lại sớm hơn dự kiến trước đó.
Hiện tại, Apple cũng giảm bớt sự phụ thuộc vào doanh số bán thiết bị và hướng đến doanh thu dịch vụ, bao gồm hoạt động bán ứng dụng và lượt đăng ký dịch vụ nghe nhạc, xem phim trực tuyến. Ở mảng này, trong bối cảnh người dân Mỹ và châu Âu hạn chế ra khỏi nhà, thì đây chính là một tin tốt lành. Số liệu ban đầu cho thấy người dân dành nhiều thời gian để xem TV hơn. Trong khi đó, Apple đã chi hàng tỷ USD cho dịch vụ Apple TV với mức phí 5 USD/tháng.
Theo Sensor Tower, trong 10 tuần đầu năm nay, doanh số bán ứng dụng trên iPhone tăng 18% lên 690 triệu USD, trong khi doanh số trên Android tăng 5% lên 360 triệu USD. 2 tuần vừa qua tại Mỹ, con số trên đã tăng mạnh, Apple chứng kiến mức tăng 20% lên gần 670 triệu USD, trong khi Android tăng 14% lên 380 triệu USD.
Nhà phân tích Ives nhận định: “Sau khủng hoảng tài chính 2008, Apple đã vươn lên mạnh mẽ hơn. Do đó, không có lý nào khiến các ‘gã khổng lồ khác’ không thể làm được điều đó một lần nữa.”
Tham khảo New York Times
Giang Ng
Trong bão dịch Covid-19, mảng thương mại điện tử của các siêu thị vốn ì ạch nay bỗng "bứt tốc": Lượng giao dịch của Aeon Mall tăng 3 lần, Co.op Mart tăng 10 lần
Trong khi Co.op Mart giao hàng trong 24h, phí vận chuyển chỉ 10.000 đồng thì Aeon Mall đang gặp khó khi thời gian vận chuyển kéo dài đến 3 ngày.
Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã tác động không nhỏ đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Người dân hạn chế tập trung nơi đông người khiến nhiều trung tâm mua sắm, siêu thị rơi vào cảnh đìu hiu, vắng khách.
Nhưng trong cái khó ló cái... may, người tiêu dùng đang dần chuộng mua hàng online nhiều hơn, giúp mảng thương mại điện tử của các siêu thị vốn ì ạch nay lại bứt tốc.
Theo ghi nhận của VTV, lượng đơn hàng mỗi ngày qua kênh trực tuyến của các siêu thị duy trì tăng 30% so với thời điểm trước dịch, đặc biệt là mặt hàng tươi sống.
" Hiện nay không có nhiều kênh thương mại điện tử tham gia vào sân chơi của mặt hàng tươi sống. Chúng tôi đã và đang vận hành tốt lĩnh vực này, là một lợi thế cạnh tranh lớn", Giám đốc Thương hiệu và Truyền thông Lotte Mart Việt Nam trả lời phóng viên VTV.
Hệ thống siêu thị từ Nhật Bản - Aeon Mall cũng chứng kiến lượng giao dịch online tăng gấp 3 lần so với thời điểm trước dịch. Co.op Mart thậm chí tăng gấp chục lần.
Có được sự tăng trưởng đột phá một phần là do Co.op Mart đã thực hiện chính sách giao hàng ưu đãi cùng hệ thống siêu thị dày đặc. Trên website chính thức, chuỗi siêu thị thông báo miễn phí vận chuyển cho đơn hàng trị giá trên 500.000 đồng và chỉ thu phí 10.000 đồng với đơn hàng giá trị nhỏ hơn, thời gian giao hàng trong vòng 24h. Mức giá này được cho là khá cạnh tranh so với các sàn thương mại điện tử hay những hãng giao vận hiện nay.
Trong khi đó, Aeon vẫn gặp khó trong khâu vận chuyển. Nếu như ngày thường, thời gian giao hàng của chuỗi siêu thị Nhật là từ 2 đến 3 ngày thì khi nhu cầu tăng đột biến như hiện nay, khách hàng phải chờ thêm 1 - 2 ngày nữa.
Đây cũng là điểm yếu lớn trong kênh thương mại điện tử của nhóm doanh nghiệp siêu thị.
Ảnh cắt từ clip
Năm 2018, nhóm doanh nghiệp siêu thị tại Việt Nam đã đầu tư ít nhất 50 triệu USD cho các kênh phân phối trực tuyến qua website hay app di động. Hiện tại, quy mô đầu tư đã tăng gấp 2 - 3 lần.
Tuy nhiên, theo thống kê mới nhất của Iprice, nhóm siêu thị đều vắng bóng trong top 50 trang thương mại điện tử có lượt truy cập lớn nhất. Chỉ có Lotte.vn đứng ở vị trí thứ 23 thì hiện đã ngừng hoạt động và sáp nhập với kênh online của Lotte Mart.
Theo Giám đốc Bộ phận Phát triển Kinh doanh mới của Aeon Mall Việt Nam, Tập đoàn mẹ ở Nhật Bản sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, coi đây là mảng kinh doanh cốt yếu trong tương lai.
Theo T.D/Trí thức trẻ
Phố Wall trượt dốc phiên thứ 3 liên tiếp, Dow Jones mất hơn 2.000 điểm trong 3 ngày Kết thúc phiên 27/2, chứng khoán Mỹ tiếp tục ghi nhận diễn biến tiêu cực, đà giảm hàng tuần vẫn chưa dứt, khi lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm rớt xuống mức thấp kỷ lục trong bối cảnh lo ngại về virus corona lan rộng. Cụ thể, Dow Jones giảm 123,77 điểm, tương đương 0,5%, xuống mức 26.957,59 điểm. Trong phiên,...