Khi nào toàn bộ người dân TPHCM được tiêm vắc xin Covid-19?
Lãnh đạo Sở Y tế TPHCM cho biết thành phố đặt mục tiêu tiêm bao phủ 70% dân số trong năm 2021. Ngoài số lượng lớn vắc xin được Chính phủ cấp, thành phố cũng chủ động tìm kiếm nhiều nguồn khác.
Trưa 21/6, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức chủ trì buổi họp báo cung cấp thông tin về chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn TPHCM. Buổi họp báo được tổ chức trong thời điểm thành phố đã bước vào ngày thứ 3 thực hiện chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử.
“Việc được phân bổ nguồn vắc xin phòng Covid-19 lớn vừa là vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm của thành phố trong việc đảm bảo triển khai tiêm thành công, an toàn”, ông Dương Anh Đức nhận định.
Tại buổi họp, Dân trí đã đặt câu hỏi cho lãnh đạo thành phố về việc số lượng vắc xin Covid-19 được cấp cho TPHCM đến hiện tại đáp ứng bao nhiêu phần so với số lượng đối tượng cần ưu tiên và người dân toàn thành phố. Ngoài ra, đến khi nào toàn bộ hơn 2,3 triệu người trong danh sách đối tượng ưu tiên sẽ được tiêm bao phủ.
Toàn bộ công nhân khu công nghiệp, chế xuất, công nghệ cao được tiêm đợt này
Trả lời Dân trí, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho biết hiện tại, thành phố có 2 nguồn vắc xin phòng Covid-19 là do Chính phủ cấp và nguồn thành phố chủ động tìm kiếm. Dự kiến từ nay đến cuối năm, Việt Nam sẽ tiếp nhận 100 triệu liều vắc xin phòng Covid-19, nếu tính trên quy mô dân số, thành phố sẽ được hưởng 10% tức 10 triệu liều.
“Khi trừ đi những người không đạt điều kiện tiêm chủng, 10 triệu liều do Chính phủ cấp tương đối đảm bảo cho thành phố. Ngoài ra, TPHCM cũng hướng tới việc mua thêm 5 – 10 triệu liều từ nay đến cuối năm”, ông Dương Anh Đức thông tin.
Video đang HOT
Tiêm ngừa vắc xin Covid-19 cho công nhân Khu Công nghệ cao (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Phó Chủ tịch UBND TPHCM thông tin thêm trong chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 lần này, thành phố sẽ tiêm cho toàn bộ 280.000 công nhân, người lao động tại khu chế xuất, khu công nghiệp (KCN), khu công nghệ cao (KCNC) và khu Công viên phần mềm (CVPM) Quang Trung. Ông Dương Anh Đức nhấn mạnh toàn bộ người đủ điều kiện đã được lên danh sách, không có chuyện người này được tiêm mà người khác không được tiêm.
Trong số 280.000 công nhân được tiêm vắc xin phòng Covid-19 đợt này, có khoảng 40.000 người làm việc tại khu công nghệ cao, 20.000 người tại Công viên phần mềm Quang Trung.
“Ban đầu, thành phố dự tính chỉ tiêm vắc xin Covid-19 cho phần lớn công nhân. Sau khi có lượng vắc xin lớn và nhận thấy họ đang duy trì sản xuất, đóng góp lớn cho kinh tế thành phố, nên Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM quyết định tiêm dứt điểm cho nhóm đối tượng này”, ông Dương Anh Đức chia sẻ.
70% người dân TPHCM được tiêm trong năm nay
Dân trí tiếp tục đặt câu hỏi về thời gian dự kiến thành phố hoàn tất tiêm bao phủ vắc xin Covid-19 cho người dân và tiến độ nghiên cứu, sản xuất đối với nguồn vắc xin nội.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho biết, mục tiêu của thành phố là có 14 triệu liều vắc xin để tiêm cho toàn bộ người dân. Với số lượng vắc xin tiếp nhận qua 4 đợt, thành phố đã tiêm bao phủ cho khoảng 6% dân số.
“Thành phố đang nỗ lực tất cả các nguồn để tiếp cận các loại vắc xin. Mục tiêu của thành phố là hết năm 2021, khoảng 70% dân số của địa bàn đã được tiêm”, lãnh đạo Sở Y tế TPHCM nêu rõ.
Vắc xin Covid-19 do Việt Nam sản xuất đang đạt nhiều kết quả khả quan trong giai đoạn 2 thử nghiệm (Ảnh minh họa: Phạm Nguyễn).
Đối với nguồn vắc xin nội, ông Phạm Hoài Nam cho hay các đơn vị đã bắt đầu thực hiện thử nghiệm giai đoạn 3. Theo Báo cáo của Bộ Y tế, nguồn vắc xin này đang đạt nhiều kết quả khả quan.
Sau khi hoàn tất các công đoạn và tham khảo ý kiến Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn sản xuất đại trà. Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM hi vọng những lô vắc xin nội đầu tiên sẽ được sử dụng vào năm 2022.
Thông tin thêm về chiến dịch tiêm chủng lần này, lãnh đạo Sở Y tế TPHCM thông tin từng phần việc đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo an toàn. Sở đã bố trí lực lượng gần 1.000 đội tiêm với 946 đội chính thức và 59 đội dự phòng cho các tình huống.
Bên cạnh đó, gần 4.000 đoàn viên, thanh niên cũng được huy động để trợ giúp thành phố trong công tác phân luồng, sàng lọc và hỗ trợ.
Sáng 17/6, lô hàng gồm hơn 800.00 liều vắc xin phòng Covid-19 đã được chuyển tới TPHCM. Lượng vắc xin phòng Covid-19 này nằm trong số gần 1 triệu liều được Nhật Bản tặng Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, trong ngày 17/6, Bộ phận thường trực phòng, chống Covid-19 của Bộ Y tế đã làm việc với Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM, Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố để xây dựng kế hoạch chi tiết, đảm bảo có thể thực hiện tiêm chủng ngay sau khi lô vắc xin được kiểm định.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức chuyên trách chống dịch
Tính đến trưa 16-6, TP.HCM ghi nhận hơn 1.000 ca mắc COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng. Đây là ngưỡng ca bệnh đòi hỏi TP.HCM phải chuyển sang kịch bản chống dịch COVID-19 khác.
Phó chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại Công ty PouYuen - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa ký văn bản phân công công tác tạm thời cho Thường trực UBND TP trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ thực hiện mục tiêu kép năm 2021.
Theo đó, chủ tịch UBND TP tạm thời phân công Phó chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức tập trung chỉ đạo tất cả những vấn đề liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan tạm thời phụ trách công tác chỉ đạo, xử lý các công việc thuộc lĩnh vực công tác của Phó chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức.
Thời gian phân công công tác tạm thời của Thường trực UBND TP.HCM bắt đầu từ ngày 16-6 cho đến khi có chỉ đạo khác.
Trước đó, ngày 14-6, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong quyết định tiếp tục giãn cách xã hội toàn TP.HCM theo chỉ thị 15 thêm 2 tuần, bắt đầu từ 0h ngày 15-6.
Việc giãn cách thêm 2 tuần là cần thiết để các lực lượng chức năng có thể khoanh vùng, truy vết, giải quyết căn cơ được các chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng.
Người dân TP cần tuân thủ để hợp tác với ngành y tế, chính quyền địa phương quyết tâm dập dịch trong 2 tuần tiếp theo này. Trong đó, cần tiếp tục thực hiện biện pháp 5K, đặc biệt mang khẩu trang, khử khuẩn tay và vệ sinh cá nhân.
Hơn 710.000 người TP HCM liên quan các ca Covid-19 TP HCM đã lấy mẫu 711.762 người, trong đó 14.391 F1, hơn 91.800 F2 và hơn 605.507 diện F khác liên quan các ca Covid-19 cộng đồng, tính đến 21/6. Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC), số mẫu xét nghiệm trên được lấy từ ngày 26/5 đến nay, tăng hơn 23.200 mẫu so với hôm qua. Trong số F1,...