Khi nào tổ chức tín dụng không cần dự trữ bắt buộc?
Thông tư số 30/2019/TT- NHNN ngày 27/12/2019 về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã quy định về trường hợp các tổ chức tín dụng không thực hiện dự trữ bắt buộc.
Theo đó, có 03 trường hợp tổ chức tín dụng không cần thực hiện dự trữ bắt buộc, cụ thể:
Một là, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt: Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc từ tháng tiếp theo tháng tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt đến hết tháng tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt.
Hai là, tổ chức tín dụng chưa khai trương hoạt động: Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc đến hết tháng tổ chức tín dụng khai trương hoạt động; tổ chức tín dụng thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) về ngày khai trương hoạt động trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày khai trương hoạt động.
Ba là, tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc có quyết định mở thủ tục phá sản hoặc có quyết định thu hồi Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền: Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc từ tháng tiếp theo tháng tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc quyết định mở thủ tục phá sản, thu hồi Giấy phép có hiệu lực; tổ chức tín dụng có quyết định mở thủ tục phá sản gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) quyết định mở thủ tục phá sản trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định này.
Thông tư số 30/2019/TT-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2020. Đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực và đang không thực hiện dự trữ bắt buộc theo các văn bản của Ngân hàng Nhà nước, thời điểm bắt đầu không thực hiện dự trữ bắt buộc theo các văn bản của Ngân hàng Nhà nước mà tổ chức tín dụng đang áp dụng.
Đối với tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc có quyết định mở thủ tục phá sản hoặc có quyết định thu hồi Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực và đang thực hiện dự trữ bắt buộc theo quy định hiện hành, thời điểm bắt đầu không thực hiện dự trữ bắt buộc từ tháng tiếp theo tháng Thông tư này có hiệu lực.
Theo tapchitaichinh.vn
Video đang HOT
Thêm dư địa đẩy vốn ra thị trường
Việc giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc mặc dù có ảnh hưởng nhưng không đáng kể tới lợi nhuận của các tổ chức tín dụng, ngược lại các tổ chức tín dụng sẽ có thêm lượng tiền mang cho vay hoặc đầu tư để mang lại hiệu quả cao hơn cho đồng vốn.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa thông báo giảm mạnh lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc (DTBB) của các tổ chức tín dụng (TCTD) sau 14 năm duy trì, xuống 0,8%/ năm. Cùng với đó, việc áp dụng lãi suất tiền gửi của Kho bạc Nhà nước (KBNN) tại NHNN là 1%/năm với tiền đồng và 0,05%/năm đối với ngoại tệ. Quyết định này được các chuyên gia lý giải là do sự điều tiết và can thiệp khá nhịp nhàng của NHNN và có ảnh hưởng tích cực cho chính sách tài khóa.
Tiết kiệm chi phí cho ngân hàng
NHNN cho biết để phù hợp với diễn biến của kinh tế vĩ mô và mặt bằng lãi suất trên thị trường, cơ quan này đã quyết định hạ lãi suất đối với tiền gửi DTBB và tiền giữ vượt DTBB của các ngân hàng tại NHNN.
Theo đó, lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND của các ngân hàng giảm còn 0,8%/năm thay vì mức 1,2%/năm trước đó; lãi suất tiền gửi vượt DTBB về mốc 0%/ năm. Đối với ngoại tệ, lãi suất tiền gửi DTBB là 0%/năm, vượt DTBB là 0,05%/năm.
NHNN cũng quyết định hạ lãi suất đối với tiền gửi bằng VND tại Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển, quỹ tín dụng, tổ chức tài chính vi mô là 0,8%/năm.
Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng việc giảm lãi suất trả cho các khoản tiền gửi DTBB và vượt DTBB của NHNN có hai mục đích chính.
Thứ nhất là sẽ khuyến khích các ngân hàng đang có thanh khoản dư thừa, thường xuyên có tiền gửi vượt mức DTBB tại NHNN tăng cường hoạt động cho vay ra nền kinh tế thay vì để tiền ở NHNN để hưởng lãi suất.
Khi chi phí cơ hội của hoạt động cho vay giảm xuống do nhận được ít tiền lãi hơn từ NHNN, các ngân hàng thương mại (NHTM) có thể sẽ xem xét tăng cho vay nhiều hơn. Nhiều khả năng là do tình hình tăng trưởng tín dụng trong 11 tháng đầu năm còn cách khá xa mục tiêu 14%, nên NHNN đang tăng cường các giải pháp để thúc đẩy tín dụng.
Động thái này cũng "đồng pha" với một loạt chính sách tiền tệ mới gần đây liên quan đến giảm trần lãi suất huy động và cho vay các lĩnh vực ưu tiên, giảm lãi suất cho vay thị trường mở (OMO), giảm lãi suất phát hành tín phiếu...
Nhìn rộng ra thế giới, hiện nay, Nhật Bản và châu Âu đang áp mức lãi suất âm (lần lượt là -0,1% và -0,5%) cho các khoản tiền của NHTM gửi tại ngân hàng trung ương khi vượt một ngưỡng nhất định. Điều này đồng nghĩa các NHTM thậm chí phải trả một khoản phí cho ngân hàng trung ương thay vì được hưởng lãi.
Thứ hai, việc giảm lãi suất trả cho các khoản DTBB cũng giúp NHNN tiết kiệm được một khoản chi phí nhất định trong quá trình điều hành chính sách.
Giảm lãi suất tiền gửi DTBB có tác động tích cực
Thúc đẩy vốn ra thị trường
Việc NHNN quy định mức lãi suất tiền gửi của KBNN tại NHNN đối với tiền gửi bằng VND là 1%/năm, với ngoại tệ là 0,05%/năm cũng được nhìn nhận có ảnh hưởng tích cực.
Theo các chuyên gia, lâu nay tình hình giải ngân vốn đầu tư công ì ạch đã tạo ra một lượng lớn tiền nhàn rỗi chảy mạnh hơn vào tài khoản tại các NHTM.
Tại báo cáo tài chính quý III/2019, 3 ngân hàng có vốn nhà nước là BIDV, Vietcombank, VietinBank "hút" hơn 145.000 tỷ đồng tiền gửi từ KBNN. Trong đó, Vietcombank đang là ngân hàng nhận nhiều tiền gửi của KBNN nhất với 74.583 tỷ đồng; tiếp đến là VietinBank với 70.690 tỷ đồng, tăng 19% so với đầu năm; BIDV: 67.892 tỷ đồng, giảm 3%. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn là 63.250 tỷ đồng, tiền gửi thanh toán là 4.642 tỷ đồng. Ngoài ra, tại BIDV, Bộ Tài chính còn gửi hơn 15.600 tỷ đồng.
KBNN cũng có gửi tiền tại một số NHTM khác nhưng với số dư không lớn, thường là 2.000 tỷ đồng. Chẳng hạn, tại MB là 2.633 tỷ đồng, LienVietPostBank: 2.000 tỷ đồng và HDBank 2.000 tỷ đồng...
Theo đánh giá của các chuyên gia, nguồn tiền gửi rất lớn từ KBNN giúp những NHTM này có được sự hỗ trợ lớn cho thanh khoản, hưởng lợi từ nguồn vốn giá rẻ, có điều kiện để hạ lãi suất và tạo vị thế cạnh tranh rõ rệt với các ngân hàng tư nhân.
Thực tế, hầu hết số tiền gửi ở các NHTM là không kỳ hạn, với lãi suất hiện phổ biến ở mức 0,2- 0,8%/năm.
Một số ý kiến lo ngại việc KBNN rút dần tiền ở các NHTM sẽ khiến thanh khoản hệ thống ngân hàng căng thẳng, nhưng các chuyên gia khẳng định thanh khoản các ngân hàng hiện vẫn duy trì ổn định.
Ngoài ra, giới phân tích cũng cho rằng tiền gửi của KBNN thường nhằm mục đích "nằm chờ" giải ngân, nhưng nếu các khoản tiền gửi kỳ hạn ngắn này chảy vào các tài sản đầu cơ, nhất là thị trường chứng khoán, bất động sản có thể tác động tiêu cực đến thị trường tài chính, hệ quả sẽ là rất lớn nếu như không được kiểm soát và lan ra toàn bộ nền kinh tế.
Vì vậy, động thái của NHNN nhằm giảm thiểu tới mức tối đa lượng tiền thừa của KBNN trong khi ngân sách vẫn phải chi trả lãi suất đều đặn hàng ngày.
Theo Huyền Anh/thoibaokinhdoanh.vn
Tỷ giá bất ngờ cuối năm, Ngân hàng Nhà nước tăng mạnh giá mua Ngân hàng Nhà nước vừa có một quyết định đảo chiều chính sách sau khi nâng chốt chặn tỷ giá lần đầu tiên trong năm 2019. Đây là một diễn biến cho thấy sự tự tin của cơ quan quản lý về tình hình ngoại hối vào cuối năm. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sáng 4/12 bất ngờ nâng tỷ giá tham khảo...