Khi nào tê nhức chân tay là bệnh lý?
Tê nhức chân tay là chứng bệnh khá phổ biến ở nhiều lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau nhưng thường gặp ở người cao tuổi.
Tê nhức chân tay là chứng bệnh khá phổ biến ở nhiều lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau nhưng thương găp ơ ngươi cao tuôi. Tê nhức chân tay có khi là biểu hiện sinh lý bình thường và không cần điều trị, nhưng cũng có thể là triệu chứng báo động những bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến yếu liệt tứ chi và nguy cơ tử vong nêu không đươc chân đoan va điêu tri sơm. Vây yêu tô nao gây tê nhưc chân tay va khi nao la bênh lý?
Ai dễ bị tê nhức chân tay?
Những người làm công việc dễ bị chấn thương, ngay cả những chấn thương nhỏ (vi chấn thương) lặp đi lặp lại, chẳng hạn như: những người làm việc văn phòng sử dụng máy vi tính liên tục trong môi trường lạnh (máy lạnh), người làm công việc khuân vác, phải chạy xe gắn máy liên tục nhiều giờ mỗi ngày. Những người phải sử dụng cổ tay thường xuyên như buôn bán thịt cá phải chặt thịt, những người nội trợ…; cầm nắm những thiết bị rung nặng nề như cầm khoan cắt bê tông, lái máy cày…
Chèn ép rễ thần kinh thắt lưng cùng, gây tê bì.
Dâu hiêu nhân biêt tê nhưc chân tay bênh ly
Thông thường, tê chân tay khởi phát rất nhẹ nhàng như tê các đầu ngón tay, cảm giác như châm chích, dị cảm, kiến bò, tê buốt, chuột rút rất khó chịu. Càng về sau mức độ tê đau càng tăng. Các ngón tay bị tê nhức, buốt nhiều hơn và đau lan dọc cánh tay, cẳng tay làm cho người bệnh khó cử động. Những triệu chứng này cũng có thể xuất hiện tương tự ở các ngón chân, bàn chân, cổ chân, cẳng chân, đùi, mông, vùng thắt lưng… Người bệnh có cảm giác rất khó chịu ở các đầu ngón tay, ngón chân. Nhiều khi nửa đêm giật mình thức giấc, thấy tay hoặc chân như mất cảm giác, rồi lại có lúc như có kim châm, có kiến bò làm cho người bệnh bị mất ngủ. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh còn có các triệu chứng kèm theo như đau vai gáy, đau thắt lưng do thoái hóa cột sống; đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng; nếu do viêm đa dây thần kinh thì người bệnh bị liệt vận động; nếu do đái tháo đường thì người bệnh sẽ có thêm biểu hiện ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhanh. Ngoai ra, vị trí tê nhưc có liên quan mật thiết vùng dây thần kinh chi phối: như tê ngón cái, ngón trỏ và giữa trong hội chứng ông cổ tay; tê các ngón út và áp út như trong tổn thương thần kinh trụ và người bệnh có thể có các triệu chưng khác kèm theo như đau cứng các khớp bàn tay trước đó trong bệnh lý thấp khớp, hoặc đau mỏi cổ gáy, vai trong chèn ép rễ thần kinh cổ, tương tự tê bì có thể xuất hiện ở bàn chân, cẳng chân, mông đùi… trong các trường hợp chèn ép rễ thần kinh thắt lưng cùng hay cũng có thể gặp trong các bệnh lý toàn thể như trong viêm đa dây thần kinh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tê bì cũng có thể xuất hiện ở những vùng cục bộ khác của cơ thể như ở đỉnh đầu, một bên đầu, ở ngực lưng hoặc ngay cả quanh bộ phận sinh dục… Tóm lại, tê bì có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào trên cơ thể tùy theo vị trí phân bố của các dây thần kinh và nguyên nhân gây bệnh.
Chân đoan xac đinh: Cân thăm kham lâm sang, đồng thời làm các xét nghiệm để tìm ra căn nguyên của bệnh như bệnh đái tháo đường, bệnh do thiếu vitamin, rối loạn chức năng gan – thận cũng như rối loạn chuyển hóa và dấu hiệu bất thường của hệ miễn dịch, kiểm tra hoạt động của hệ thần kinh hoặc có thể chụp CT, chụp cộng hưởng từ, đo điên cơ…
Phòng ngừa co kho?
Môt sô phương phap co thê giup ngăn ngưa bênh tê nhưc như: tăng cường vận động cơ thể, thương xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe, tạo được chất đàn hồi tốt. Đối với người đã bị tê nhức chân tay, có thể ngâm tay trong nước nóng có pha muối giup lưu thông mau tôt, nắm bàn tay lại xòe mạnh thẳng bàn tay và cánh tay ra, dùng tay trái xoa bóp cho tay phải và ngược lại; cần có chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung các vi chất kịp thời, tránh làm việc quá sức với những công việc nặng nhọc, làm việc nhiều giờ trước máy vi tính hay ngồi xổm quá lâu dẫn đến mạch máu khó lưu thông gây tê chân tay; tránh hoặc hạn chế uống nhiều rượu bia, không hut thuôc la, thuôc lao; khi mùa đông giá rét có thể dùng túi chườm nóng ở tay chân vì chườm nóng có tác dụng giảm đau nhức.
Video đang HOT
Lơi khuyên cua thây thuôc
Tê nhức chân tay có khi là biểu hiện sinh lý bình thường và không cần điều trị, nhưng cũng có thể là triệu chứng báo động những bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến yếu liệt tứ chi và nguy cơ tử vong, cho nên người bệnh không nên chủ quan, chẳng hạn đi châm cứu, giác lê.., đến khi bệnh nặng mới đi khám bệnh ma đa bo lơ cơ hôi đươc khám sớm về chuyên khoa thần kinh hay mạch máu để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh nhằm có những phương pháp điều trị thích hợp. ặc biệt khi thấy hiện tượng tê chân tay ngày càng nặng, nhất là ở những người bị đái tháo đường, phụ nữ mang thai, người bị tim mạch, ,cần có chế độ khám sức khỏe định kỳ để kịp thời điều trị phòng tránh biến chứng.
BS. Đinh Thi Thanh
Theo Sức khỏe & Đời sống
Khám sức khỏe định kỳ cá nhân: Chưa bao giờ là thừa!
"Phòng bệnh hơn chữa bệnh" là chân lý sống còn giúp con người bảo vệ sức khỏe của chính mình. Việc phát hiện sớm mầm bệnh giúp nâng cao tỷ lệ chữa trị thành công và ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Quan niệm truyền thống về khám sức khỏe cá nhân định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ là việc làm quan trọng và cần thiết. Hiện nay, nhiều người đã nhận thức sâu sắc và rất chú trọng vấn đề này. Tuy nhiên, cũng có không ít người dù hiểu được, nhưng lại không thực hiện thường xuyên vì nhiều lý do, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi hay những gia đình có đời sống khó khăn.
Khám sức khỏe định kỳ là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết
Bên cạnh đó, một bộ phận người dân quan niệm rằng cơ thể đang khỏe mạnh thì không cần phải thăm khám. Lại có những người e ngại đi khám định kỳ vì sợ khám sẽ ra nhiều loại bệnh tốn kém chi phí điều trị. Chính vì thế nhiều người đã bỏ qua cơ hội "vàng" để phát hiện sớm và điều trị thành công, đặc biệt là bệnh lý nguy hiểm như ung thư, tiểu đường, tim mạch...
Khám sức khỏe định kỳ cá nhân như thế nào là đúng?
Khám sức khỏe định kỳ là việc làm thiết thực giúp bảo vệ sức khỏe, tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất thì cần thực hiện đúng cách và đúng hướng. Đặc biệt là thời điểm cần đi khám sức khỏe và bao lâu nên đi tái khám.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, khám sức khỏe 2 lần/ năm là biện pháp tối ưu nhất giúp phát hiện kịp thời các vấn đề của cơ thể. Tuy nhiên, thời gian khám sức khỏe cá nhân định kỳ 6 tháng/ lần, 1 năm/ lần còn tùy thuộc vào lứa tuổi, thể trạng cũng như tiền sử mắc bệnh của gia đình. Nếu gia đình có tiền sử mắc một số bệnh di truyền thì khoảng cách giữa các lần khám định kỳ sẽ ngắn hơn một gia đình có nền tảng sức khỏe vững chắc.
Lợi ích tuyệt vời của khám sức khỏe định kỳ cá nhân
Khám sức khỏe định kỳ cá nhân đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời
Khám sức khỏe định kỳ cá nhân mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời như:
- Phát hiện sớm mầm bệnh: Nhiều người trông rất khỏe mạnh nhưng bên trong cơ thể lại tiềm ẩn những mầm bệnh nguy hiểm như tế bào ung thư hay chỉ số bất thường liên quan đến các bệnh tiểu đường, mỡ máu... Khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện những mầm bệnh ấy sớm nhất.
- Nâng cao hiệu quả điều trị: Khi mầm bệnh được phát hiện sớm hiệu quả điều trị cũng sẽ tăng cao. Việc chữa trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với khi bắt đầu ở giai đoạn muộn.
- Tiết kiệm chi phí điều trị: Mỗi năm chúng ta chi ra một khoản để khám sức khỏe định kỳ dù không có bệnh. Nếu so sánh chi phí điều trị bệnh ở giai đoạn đầu với chi phí điều trị bệnh ở giai đoạn nặng thì con số này chắc chắn ít hơn.
- Phòng ngừa bệnh hiệu quả: "Phòng bệnh hơn chữa bệnh" là mục đích hàng đầu của việc khám sức khỏe định kỳ. Căn cứ trên những chỉ số xét nghiệm, bác sĩ sẽ tư vấn tận tình về việc thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng cần thiết giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể để phòng ngừa bệnh tật.
- Thiết lập hồ sơ bệnh án: Việc khám sức khỏe định kỳ giúp bạn thiết lập hồ sơ bệnh án cá nhân đầy đủ nhất. Trường hợp sau này bạn mắc một căn bệnh nào đó, bác sĩ sẽ dựa vào đó để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp, hiệu quả giúp tiết kiệm thời gian cũng như chi phí thực hiện một số kiểm tra trong trường hợp khẩn cấp.
Với những lợi ích tuyệt vời mà khám sức khỏe định kỳ cá nhân mang lại, thì đây rõ ràng là "cánh cửa thép" giúp ngăn chặn sự tấn công của bệnh tật, cũng như là chìa khóa để mở ra một "sức khỏe vàng" cho bạn và những người thân yêu.
Nhân dịp khai trương Trung tâm Khám sức khỏe Savico - Bệnh viện Hồng Ngọc triển khai chương trình ưu đãi vô cùng hấp dẫn "Ưu đãi 30% goi khám sức khỏe (gói Tổng quát, Chuyên sâu, VIP 2, Nhi1, Nhi 2) và 10% cho cac dich vu phat sinh ngoai goi từ ngày 10/09 - 10/12/2018".
Đây chính là cơ hội "vàng" để quý khách hàng được trải nghiệm dịch vụ khám sức khỏe chất lượng cao với chi phí vô cùng hợp lý.
Để được tư vấn và đặt lịch khám vui lòng liên hệ
Hotline: 0932 232 016
Điện thoại: (84-4) 39 275 568 Ext: *2261 hoặc *2263 (Trong giờ hành chính)
Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn
Theo Dân trí
Dấu hiệu ung thư miệng không nên bỏ qua, nhất định phải đi khám Ung thư miệng nếu được phát hiện sớm có thể cải thiện kết quả điều trị. Dưới đây là một số triệu chứng của ung thư miệng bạn không nên bỏ qua. 1. Các đốm đỏ hoặc trắng trong khoang miệng và/hoặc họng Vết loét đóng vảy ở miệng hoặc cổ họng không lành trong vòng hai tuần là dấu hiệu chính của...