Khi nào startup nên thay đổi chiến lược đang theo đuổi?
Không dễ để thừa nhận tầm nhìn ban đầu của bạn thất bại của, sản phẩm của bạn đã thất bại hoặc những điều sai lầm khác. Nhiều người sẵn sàng chia sẻ cách mà họ đốt tiền đầu tư và tiền tiết kiệm như thế nào, đã sao lầm như thế nào hoặc hay những thăng trầm trên con đường mà mình đã chọn.
Tuy nhiên một vài người không làm được điều này vì họ vẫn còn bị mờ mắt bởi ảo tưởng của mình hoặc bởi niềm hi vọng nhỏ nhoi rằng mọi thứ sẽ thay đổi.
Và đây là những ví dụ về những startup từng đổi hướng thành công.
Burbn, ứng dụng bản đồ HTML5-> Instagram.
Game Neverending, 1 game online (MMORPG) ) -> Flickr.
1 trang web video hẹn hò với cái tên “Tune in Hook Up” -> YouTube.
Thanh toán PDA (Palm) ->Web thanh toán trực tuyến Paypal
Odeo, nền tảng podcasting-> Twitter.
Công cụ hoạt hình->Xưởng sản xuất phim hoạt hình Pixar
Video đang HOT
Chip nhớ-> Bộ vi xử lý Intel
Mạng xã hội dành cho Gay -> trang thương mại điện tử cho các sản phẩm thiết kế Fab
Sẽ thật khó khăn để quyết định xem công ty của bạn có nên chuyển hướng hay không và làm thế nào để biết được thời điểm thích hợp? Giả sử công ty bạn đã vượt qua giai đoạn “tồn tại hay không tồn tại” và đang hoàn toàn tập trung vào một chiến lược trong 6 tháng tới – có thể lâu hơn. Không có 1 thuật toán hoặc công thức kì diệu nào cho bạn sử dụng, nhưng đây là những dấu hiệu bạn nên để ý để biết liệu đã đến lúc “pivot” chưa?
1. Bạn liên tục phải “giáo dục” thị trường rằng bạn là ai.
Trong lần startup gần đây nhất của tôi, GoingOn Networks, chúng tôi thường xuyên “giáo dục” những khách hàng tiềm năng về những lợi ích của mạng xã hội và trao đổi cởi mở với khách hàng. Đó là một mạng xã hội và nền tảng xuất bản hướng tới thị trường B2B, và chúng tôi đã đi hơi sớm với thị trường. Tôi đầu hàng sau hơn 3 năm (2004-2007) tuyên truyền liên tục về một tương lai của truyền thông xã hội (social media) và liên lạc hai chiều chiều. GoingOn cuối cùng đã tập trung vào mảng thị trường cần giáo dục và thu hút được sự chú ý ở mảng thị trường này.
Có 1 ranh rới mập mờ giữa việc trở thành người dẫn đầu chiếm lĩnh mảng thị trường mới với việc quăng mình ra giữa đại dương cho cá mập xơi. Nếu bạn thường xuyên phải nói lại với khách hàng mục tiêu về giá trị của mình và cố tạo ra 1 mảng thị trường mới, có lẽ bạn đang làm quá sớm. Đó là 1 quả trình dài và gian khổ nên bạn có thể chuyển hướng chiến lược.
2. Người dùng thử nghiệm không thích sản phẩm của bạn
Hãy lắng nghe những khách hàng tiềm năng của bạn. 99,9% trong số chúng ta đều không phải là những Steve Jobs, do đó bạn không thể đơn giản bỏ qua các nghiên cứu thị trường và phản hồi của khách hàng.
Bạn say mê với sản phẩm của mình là điều tốt nhưng nếu việc bảo thủ và không chịu lắng nghe có thể khiến startup của bạn chết yểu. Nếu đại đa số người dùng đều không thích sản phẩm của bạn hay không nhận ra giá trị của nó, hãy chuyển hướng ngay.
Hãy chú ý, nếu bạn chỉ hỏi ý kiến của bạn bè, người thân hoặc cộng đồng công nghệ nội bộ, cần biết phân biệt đâu là những lời góp ý chân thành và đâu là những lời khen mang tính khích lệ và xã giao.
3. Nhà đầu tư mà bạn gặp không có hứng thú với nó
Sau hàng tá những cuộc gặp gỡ các nhà đầu tư và hàng tá những lời từ chối, nếu phản hồi là tiêu cực về sản phẩm hay thị trường mục tiêu, bạn nên quan tâm đến việc chuyển hướng chiến lược. Câu chuyện sẽ khác nếu họ nói rằng đầu tiên bạn cần tìm người dùng trước mới hi vọng có đầu tư, hoặc họ nói bạn thiếu 1 thành viên chủ chốt, hay họ không đầu tư vào lĩnh vực này; nhưng nếu phản hồi lại rằng sản phẩm chưa đủ sức thuyết phục hoặc thị trường này quá nhỏ, hãy cân nhắc các hướng đi mới.
Có những câu chuyện ngoài lề về sự kiên trì đáng kinh ngạc, ví dụ như Tim Westergren của Pandora, người đã từng bị từ chối bởi hơn 300 nhà đầu tư mạo hiểm và trải qua 2 năm rưỡi đầy khó khăn trước khi kết thúc tốt đẹp. Đa số trường hợp khác sẽ không được như vậy. Như cha tôi đã từng nói, “Bernard, kinh doanh giống như trò chơi Poker. Con phải biết khi nào cần dừng lại.”
4. Bạn đang cố gắng đáp ứng tất cả mọi thứ cho tất cả mọi người
Đó không chỉ đơn thuần là dấu hiệu cho công ty của bạn mà còn là một lời dự báo trước. Hầu hết các startup cố gắng trở thành tất cả đối với mọi người đều thất bại vì họ đã tiêu quá nhiều nguồn lực và nhân lực trong quá trình phát triển sản phẩm lớn hơn khả năng của họ. Tập trung là 1 chiến lược tốt. Hãy chọn một thị trường mục tiêu, một tập người dùng mục tiêu.
Đáp ứng tất cả hoặc hầu hết mọi người đều có thể gây nhầm lẫn cho người dùng của bạn. Họ có cần tôi không? Họ có thích tôi không? Đây có phải là sản phẩm dành cho tôi không? Tôi đã được trải nghiệm quả đắng này trong lần startup thứ 2 của mình. Chúng tôi tạo ra dịch vụ thông tin qua voice cho tất cả mọi người và về mọi thứ (thời tiết,tin tức,thông tin chứng khoán, thể thao…). Sau khi phát triển chậm chạp, công ty quyết định chuyển hướng sang lĩnh vực thông tin giải trí tập trung vào nhóm thanh thiếu niên, và sự chuyển hướng này đã đem lại lợi nhuận cho chúng tôi.
Sự đam mê, khả năng xuất sắc và một tầm nhìn sâu rộng nên được cân bằng với năng lực lắng nghe, sự linh hoạt để có thể nhận ra cơ hội tốt hơn, sẵn sàng chuyển hướng công ty theo con đường thành công hơn.
Theo Genk
Lãnh đạo bộ phận tìm kiếm của Facebook là sếp cũ Google
Sau buổi họp báo mang nhiều bất ngờ vào đêm qua, thì cộng đồng hoàn toàn có thể kết luận rằng Facebook đã chính thức đứng lên "tuyên chiến" với Google trên lĩnh vực mà Google đang "bá chủ": Tìm kiếm. Tất nhiên để tránh khỏi bước đường "châu chấu đá xe", thì Facebook buộc phải khai thác một mảng mà chính họ cũng đang làm trùm: Tìm kiếm xã hội hóa, phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm bạn bè, địa điểm, ảnh và những nội dung được người sử dụng cũng như bạn bè của họ quan tâm.
Thế nhưng đằng sau Graph Search, Facebook cũng đang chơi một trò chơi trực diện với Google trên cả khía cạnh nhân sự. Bằng chứng dễ thấy nhất chính là hai đồng trưởng bộ phận Graph Search, Lars Rasmussen và Tom Stocky.
Rasmussen gia nhập Facebook vào khoảng cuối năm 2010 sau dự án cuối cùng của anh tại Google, công cụ Wave bị hủy bỏ để tập trung vào dự án khác. Vậy Rasmussen có gì nổi bật khiến cho Facebook phải chiêu mộ anh? Xin thưa, vào năm 2004, một startup mà Rasmussen đồng sáng lập đã được Google mua lại, sau đó sản phẩm của startup này được phát triển thành Google Map.
Khi Rasmussen gia nhập Faecbook, anh cho biết CEO Mark Zuckerberg cần anh vào một vị trí rất quan trọng, nhưng chưa hề nói đó là gì, mãi đến hè năm 2012, trong một cuộc trao đổi với báo giới, Rasmussen mới tiết lộ rằng anh về Facebook để đảm nhiệm vai trò nâng cấp công cụ tìm kiếm của MXH lớn nhất hành tinh này.
Trong khi đó đồng sự của anh trong dự án Graph Search, Tom Stocky thì chuyển trực tiếp từ vị trí quản lý sản phẩm của Google sang Facebook vào tháng 7/2011. Bên cạnh đó, Stocky còn có tiếng từ khi làm việc tại LinkedIn, nơi các đồng nghiệp cũ của anh đánh giá đây là một nhân sự "tuyệt vời, cũng như là một nhà sáng chế được quan tâm tại Phòng thí nghiệm Media Lab của học viện công nghệ Massachusett (MIT).
Theo phóng viên Steven Levy của trang tin Wire, Stocky và Rasmussen làm việc độc lập nhưng đều gặp mặt trong một buổi họp có sự hiện diện của Mark Zuckerberg vào mỗi thứ 6 để cập nhật tình hình dự án, sau khi nhóm làm việc với số lượng nhân sự lên đến 70 người đã cùng góp sức.
Trước đây đã có không ít nguồn tin cho rằng những người rời bỏ Google sang Facebook sẽ bị mất đi không ít quyền lợi. Thế nhưng rõ ràng ông trùm tìm kiếm vẫn không thể ngăn được dòng nhân sự đầy tài năng lần lượt ra đi.
Theo Genk
"Nokia Lumia chạy Android": Nhầm lẫn dịch thuật Những ngày qua trên hàng loạt các trang công nghệ lớn xôn xao với thông tin Nokia vẫn nuôi ý định sản xuất smartphone chạy Android trong tương lai. Tuy nhiên, thực chất, đây chỉ là thông tin nhầm do... lỗi dịch thuật. Cụ thể, trong một bài phỏng vấn mới đây với trang báo tiếng Tây Ban Nha El Pais, khi được...