Khi nào chứng hay quên của bạn trở thành bệnh lý
Nhiều người nghĩ việc không nhận ra người quen cũ, hay bị lẫn mất đồ đạc trong nhà… là bình thường. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu của tình trạng suy giảm nhận thức nhẹ, cần can thiệp sớm.
Ths Lê Thị Phương Thảo, phòng Điều trị tâm thần người già, Viện sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch mai (Hà Nội) cho biết sa sút trí tuệ là bệnh thường gặp trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta không biết được. Đây là tình trạng suy giảm nhận thức- chức năng cao cấp của vỏ não, trí nhớ, ngôn ngữ, xử lý thông tin, quên cái này cái kia….
Sa sút trí tuệ thường gặp ở người cao tuổi, nhưng những dấu hiệu sớm có thể xuất hiện từ độ tuổi 50. Nếu được can thiệp trong giai đoạn vàng- khi mới chỉ có biểu suy giảm nhận thức nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể hồi phục được.
“Quên sinh lý là tình trạng bình thường ở tất cả người cao tuổi. Trong những trường hợp này sẽ có một phần suy giảm nhận thức nhẹ, một số sa sút trí tuệ. Vì thế, điều quan trọng là can thiệp ngay từ khi có dấu hiệu suy giảm nhận thức nhẹ”, Ths Thảo nhấn mạnh.
Người bệnh được test bài kiểm tra tình trạng sa sút trí tuệ.
Vì thế, người dân cần biết khi nào việc quên là bình thường, khi nào cần phải khám và điều trị. Suy giảm nhận thức thức được gọi là bệnh lý khi xuất hiện sớm, tiến triển nhanh, mức độ nặng.
Các triệu chứng của suy giảm nhận thức nhẹ gồm: dễ quên sự việc mới xảy ra; hay bị lẫn mất đồ đạc trong nhà, quên đồ vật thông dụng; dễ bị lạc ở nơi mới đến; không nhận ra người quen cũ. Vì thế, họ có nhu cầu kiểm tra mọi thứ, nhắc đi nhắc lại nhiều lần một câu chuyện, làm đi làm lại một việc nhiều lần.
Khi đã bước sang giai đoạn sa sút trí tuệ, biểu hiện bệnh rõ ràng, nặng nề hơn. Người bệnh có sự thay đổi nhận thức(quên, giảm giao tiếp bằng lời và chữ viết, rối loạn định hướng, không biết sự kiện phổ biến), thậm chí có biểu hiện rối loạn tâm thần (hoang tưởng, ảo giác, lo âu, trầm cảm, lãnh đạm, nghi ngờ, sợ hãi, thu mình, ghen tuông, cóp nhặt, đi lang thang…).
Video đang HOT
Những dấu hiệu sớm của suy giảm nhận thức có thể xuất hiện ngay từ độ tuổi 50.
Nguyên nhân sa sút trí tuệ do tổn thương não, với đặc trưng là các biểu hiện suy giảm nhận thức, trí nhớ, ngôn ngữ, tri giác, giảm khả năng suy luận, phán đoán… Đó là lý do vì sao nhiều bệnh nhân bị rối loạn định hướng về không gian, thời gian, nhầm ngày là đêm và ngược lại.
Alzheimer (thường mắc sau tuổi 65) là nguyên nhân phổ biến nhất gây sa sút trí tuệ, chiếm 60-80%, tuy nhiên các bệnh khác như Parkinson hoặc các tổn thương não như u não, chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não… cũng là nguyên nhân gây sa sút trí tuệ. Đáng lưu ý, sa sút trí tuệ hiện cũng đang có xu hướng trẻ hóa, bệnh nhân trẻ nhất điều trị tại Viện sức khỏe tâm thần mới 49 tuổi.
Đáng tiếc, hầu hết các trường hợp bị sa sút trí tuệ đến viện khi đã ở giai đoạn muộn, khi bệnh nhân không chỉ đơn thuần bị suy giảm trí nhớ mà đã có những rối loạn tâm thần, người nhà không chăm sóc được.
Do đó, người dân cần trang bị kiến thức về căn bệnh này, để khi thấy người thân hay quên tăng dần, rối loạn hành vi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống cần đưa đến gặp bác sĩ để khám, đánh giá xem bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ do tuổi tác hay mắc sa sút trí tuệ.
Dấu hiệu bệnh rối loạn tuần hoàn não
Khác với rối loạn tiền đình (chỉ là biểu hiện), rối loạn tuần hoàn não còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não hay thiếu máu não là bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Rối loạn tuần hoàn não mạn tính ở người già gây ra nhức đầu, chóng mặt và sa sút trí tuệ.
Tăng cường thể thao đúng cách. Ảnh: INT
Bệnh có nguy cơ gây tử vong cao (đứng hàng thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư) do phát triển thành tai biến mạch máu não.
Nguồn cung cấp máu cho bộ não
Bộ não được cung cấp "dinh dưỡng" từ hai nguồn, một nguồn là hệ động mạch cảnh và một nguồn là hệ động mạch sống nền. Ở người lớn bình thường, lưu lượng máu cung cấp cho não là 55mL/100g não/ phút, khi lưu lượng này vì lý do gì đó mà giảm còn 20mL/100g não/ phút thì não sẽ bị thiếu máu.
Các yếu tố như huyết động học, độ quánh của máu, cấu tạo lòng động mạch, hoạt động tim mạch và stress... đều là nguy cơ dẫn đến rối loạn tuần hoàn não.
Yếu tố nguy cơ gây rối loạn
Tình trạng thiếu máu não xảy ra là do xơ vữa động mạch. Đây là nguyên nhân chính. Sự xơ vữa động mạch đã làm cho lòng động mạch hẹp lại giảm lưu lượng máu tuần hoàn lên não, nhất là khi lòng động mạch cảnh (động mạch nằm hai bên cổ) hẹp đến 70%.
Ngoài nguyên nhân thiếu máu do xơ vữa động mạch còn gặp các nguyên nhân dị dạng bẫm sinh mạch máu não, chèn ép do khối u, thoái hóa các đốt sống cổ hay bán tắc do có cục máu đông trong lòng mạch, bệnh lý valve tim, rối loạn nhịp tim hoặc suy thận mạn. Ngoài ra, còn có tác động của yếu tố thời tiết và khí hậu.
Các nghiên cứu cho thấy, tai biến mạch máu não tại Việt Nam xảy ra nhiều ở phía Nam và thường vào các tháng 8, 12 và tháng 1; ở phía Bắc vào các tháng 2, 3 và 10, 11 (liên quan đến chuyển mùa từ nóng sang lạnh và gió mùa đông bắc).
Cơn thiếu máu não cục bộ thường xảy ra từ nửa đêm về sáng, là thời điểm mà theo nhịp sinh học hoạt động của tim và huyết áp giảm thiểu tối đa khiến cho sự tưới máu lên não giảm làm tình trạng thiếu máu não trở nên nghiêm trọng hơn.
Bệnh thiếu máu não thực chất là bệnh thiếu oxy não, có khả năng diễn biến xấu thành tai biến mạch máu não.
Biểu hiện của thiếu máu não
Biểu hiện của bệnh rối loạn tuần hoàn não. Ảnh: INT
Các biểu hiện của thiếu máu não rất đa dạng tùy thuộc vào mức độ thiếu máu. Từ các triệu chứng nhẹ nhàng như mệt mỏi, mất ngủ, căng thẳng, giảm khả năng tập trung, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai đến cơn vắng ý thức, giảm trí nhớ, mất thăng bằng, giảm hoặc mất thị lực tạm thời, nói khó, rối loạn cảm giác và liệt nhẹ nửa người.
Hình thức biểu hiện cấp tính và nặng nhất của thiếu máu não là tai biến mạch máu não. Người bệnh có thể ngừng tim ngừng thở và tử vong ngay tức thì.
Bệnh cảnh này vừa có tính "kinh điển", vừa mang tính hiện đại và "thời sự" vì ngày càng có nhiều người trẻ tuổi đột ngột tử vong, có nghi ngờ hoặc được xác định là bị tai biến mạch máu não. Những biểu hiện có thể có ở người tai biến mạch máu não là nhức đầu dữ dội, liệt nửa người, méo miệng, nói khó, mất tiếng, buồn nôn, nôn hoặc hôn mê.
Điều trị và phòng bệnh
Việc điều trị thiếu máu não nhằm tái lập sự cung cấp máu với đầy đủ lượng oxy theo nhu cầu của não. Các phương pháp điều trị bao gồm việc dùng thuốc và phẫu thuật khi cần thiết.
Oxy cao áp là phương pháp được cho là hữu hiệu vì cung cấp nhanh và đủ lượng oxy lên não ngay cả khi lượng máu lên não thiếu. Oxy cao áp còn góp phần điều hòa vận mạch và làm tan cục máu đông (nếu có). Tuy nhiên Oxy cao áp chỉ có ở những cơ sở lớn được trang bị hiện đại.
Việc phòng bệnh nhằm vào các yếu tố nguy cơ đến xơ vữa mạch máu như không hút thuốc lá, không dùng nhiều bia rượu, hạn chế ăn mỡ động vật và điều trị các bệnh phối hợp như đái tháo đường, tăng huyết áp... Thường xuyên rèn luyện thân thể, tập dưõng sinh, tập Yoga, tránh các stress, duy trì tốt giấc ngủ và ăn uống điều độ, chế độ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi.
Người cao tuổi cần mặc ấm, tránh nơi gió lùa, mỗi khi thức giấc, nhất là lúc nửa đêm hoặc sáng sớm cần nằm một lúc rồi từ từ ngồi dậy. Tư thế thay đổi đột ngột luôn là điều bất lợi cần được lưu ý. Không nên tắm nước lạnh ngay sau khi mới đi ngoài nắng về, hoặc khi trời lạnh. Nên tắm lúc trời ấm vào buổi trưa tốt hơn là chiều tối và khuya.
Mọi người cần khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là những người có yếu tố nguy cơ. Qua đó, không những phát hiện và điều trị sớm bệnh rối loạn tuần hoàn não mà còn phát hiện và điều trị sớm những bệnh lý khác.
Các nghiên cứu cho thấy, tai biến mạch máu não tại Việt Nam xảy ra nhiều ở phía Nam và thường vào các tháng 8, 12 và tháng 1; ở phía Bắc vào các tháng 2, 3 và 10, 11 (liên quan đến chuyển mùa từ nóng sang lạnh và gió mùa Đông Bắc).
Độ cao ảnh hưởng tới thể chất của trẻ nhỏ Theo một nghiên cứu mới được công bố, những đứa trẻ sinh ra ở độ cao trên 1.500 m so với mực nước biển thường có vóc dáng nhỏ và có khả năng bị còi cọc hơn so với những đứa trẻ sinh ra ở độ cao thấp hơn. Tỷ lệ nghịch với môi trường sống Theo nghiên cứu được công bố hôm...