Khi nào cần nội soi dạ dày?
Gần đây, tôi thấy khó chịu ở dạ dày, hay ợ nóng, đầy bụng. Bác sĩ tư vấn giùm, tôi có nên nội soi dạ dày để thăm dò, tình huống nào thì nên nội soi dạ dày? Cảm ơn bác sĩ!
Trần Vũ (Hải Dương)
Ảnh minh họa
Nội soi dạ dày được chỉ định thực hiện với các mục đích: Phát hiện và điều trị các bệnh dạ dày, tiêu hóa: loét dạ dày, trào ngược dạ dày, đau thượng vị dạ dày, xuất huyết dạ dày, giãn tĩnh mạch thực quản…
Lấy các dị vật trong đường tiêu hóa; Chẩn đoán, phát hiện vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) trong dạ dày. Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày. Tầm soát và điều trị các bệnh ung thư và tiền ung thư dạ dày, đại trực tràng…
Người bệnh cần tiến hành nội soi dạ dày khi thấy các triệu chứng bất ổn về đường tiêu hóa như: Đau ở vùng xương ức, vị trí thượng vị dạ dày; Thường xuyên ợ chua, ợ hơi; Có cảm giác bị trào ngược. Chán ăn. Chậm tiêu, đầy hơi. Buồn nôn hoặc nôn, nôn ra máu;
Video đang HOT
Đi ngoài ra máu; Đau và nóng rát thượng vị dạ dày; Ho liên tục, viêm họng kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần; Nuốt đau hoặc khó nuốt, cảm giác vướng ở cổ họng; Sụt cân nhanh chóng, không rõ nguyên nhân; Gia đình có người đã nhiễm vi khuẩn HP…
Anh nên đi khám để có chỉ định làm các xét nghiệm thăm dò cần thiết, chẩn đoán kịp thời và có hướng xử trí phù hợp.
Những dấu hiệu trào ngược dạ dày bạn cần nắm vững
Trào ngược dạ dày là tình trạng trào ngược dịch dạ dày lên thực quản. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây ra viêm, loét dạ dày, ung thư,.. Do vậy, cần nắm vững những dấu hiệu của trào ngược dạ dày để sớm có phương án chữa trị.
Những dấu hiệu trào ngược dạ dày. Ảnh: On Track Diabetes
Hầu hết người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng trào ngược dạ dày bằng cách thay đổi lối sống và dùng thuốc. Nhưng quan trọng nhất, người bệnh cần sớm phát hiện ra bệnh để quá trình điều trị diễn ra dễ dàng hơn.
Dưới đây là những dấu hiệu trào ngược dạ dày:
Ợ nóng, ợ chua
Các thành phần của dịch dạ dày trào ngược lên thực quản khiến bệnh nhân ợ nóng, ợ chua. Ợ nóng thường tăng lên sau khi ăn, khi nằm xuống hoặc ưỡn người về phía trước, nhất là vào ban đêm.
Buồn nôn, nôn
Dịch vị và axit, thức ăn trào ngược vào trong khoang miệng làm miệng tiết nhiều nước bọt trong thời gian ngắn. Thêm vào đó, dạ dày co thắt liên tục đẩy axit và thức ăn ra ngoài khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn và bị nôn trớ. Tình trạng này có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào nhưng thường nặng nhất vào ban đêm do tư thế khi ngủ.
Đau tức ngực thượng vị
Trào ngược dạ dày không chỉ làm cho axit mà đôi khi cả thức ăn bị tràn lên thực quản, làm người bệnh cảm thấy căng tức, đau ở ngực và khó chịu. Bạn có thể có cảm giác bị đè ép, đau thắt ở ngực và xuyên ra sau lưng, cánh tay.
Khó nuốt
Sự tiếp xúc thường xuyên giữa thực quản và axit dạ dày làm niêm mạc thực quản bị viêm, sưng tấy, thu hẹp đường kính thực quản. Do đó, đường ống dẫn thức ăn sẽ trở nên hẹp hơn làm người bệnh có cảm giác nuốt khó, vướng ở cổ.
Khản giọng và ho
Người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể bị khản giọng, kho nói, và lâu ngày thành ho do dịch viêm chảy xuống thanh phế quản. Hiện tượng này là do dây thanh quản bị tổn thương khi tiếp xúc với axit dạ dày.
Miệng tiết nhiều nước bọt
Miệng tiết nhiều nước bọt là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể ở vùng miệng nhằm trung hòa bớt lượng axit trào lên.
Đắng miệng
Trào ngược dạ dày làm cho van môn vị bị đóng mở quá mức. Dịch mật theo đó trào ngược từ tá tràng vào trong dạ dày, theo axit tràn lên thực quản và vào tới khoang miệng gây ra cảm giác đắng miệng. Hiện tượng này thường xảy ra vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy.
Bệnh nhân phát hiện bị ung thư dạ dày sau 3 tháng đau bụng Bà Chen (người Trung Quốc) phát hiện bị ung thư khi nội soi dạ dày sau 3 tháng chịu đựng những cơn đau bụng âm ỉ. Bà Chen nhập viện do bị đau vùng bụng trên. Bà đã chịu đựng tình trạng này suốt 3 tháng. Ban đầu, người phụ nữ 55 tuổi không quá bận tâm vì chỉ đau âm ỉ. Nhưng...