Khi mình dừng lại
Đừng để con lớn lên mang tâm lý oán trách mẹ và nghĩ rằng mẹ bỏ rơi mình. Bây giờ, ngay cả việc muốn sống cùng con mà bạn cũng đắn đo sao?
Kính gửi chị Hạnh Dung,
Em năm nay 37 tuổi, đã ly hôn cách đây bốn năm và hiện sống một mình. Em quyết định ly hôn khi phát hiện mình bị ung thư vú giai đoạn hai, phải phẫu thuật đoạn nhũ.
Khi đó, vợ chồng em đều còn trẻ, kinh tế gia đình chưa tích lũy được gì. Thời gian phải chạy vạy khắp nơi, vay mượn tiền bạc để chữa bệnh em mới thấy không dễ dàng nhờ vả người khác, dù đó là người thân, họ hàng, bạn bè dư dả.
Khi em mổ xong, khối nợ còn lớn hơn khối u nhiều lần. Cuộc sống gia đình em đảo lộn, tình cảm vợ chồng nguội lạnh, em biết mình phải dừng lại để những người thân yêu trong gia đình được sống tiếp cuộc đời của họ.
Em quyết định ly hôn, thuận tình cho con em sống với chồng và ông bà nội. Vì không muốn làm phiền người khác, em về quê ở với ba mẹ. Khoản tiền chia tài sản sau ly hôn, em dùng để trả nợ.
Đến nay, em thấy sức khỏe của mình đã khá hơn và muốn bắt đầu lại cuộc sống bình thường. Em đã chuẩn bị tinh thần rất nhiều, theo dõi thông tin về chồng cũ, biết anh ấy đã lấy vợ, biết con em đang ở chung với ông bà nội chứ không ở với gia đình mới của ba.
Em có cảm giác mình đã dừng lại, đứng qua một bên đường, trong khi cuộc sống vẫn trôi đi, mọi việc tiếp diễn quá nhanh. Em đã lén đến trường con học, chờ để nhìn thấy con. Em rất muốn đưa con về sống với mình, dù sao thì có mẹ vẫn hơn phải không chị?
Em băn khoăn không rõ mình quyết định như vậy có đúng không. Đã một lần bước ra khỏi cuộc đời của chồng con, giờ muốn bước vào trở lại, liệu có phải tiếp tục kéo con mình vào chuỗi những chuyện rắc rối, mệt mỏi khác?
Video đang HOT
Hoài Thảo (TP.HCM)
Ảnh mang tính minh họa. SHUTTERSTOCK
Em Hoài Thảo thân mến,
Em là một phụ nữ quyết đoán và dám đương đầu với nghịch cảnh. Mừng em đã qua được giai đoạn khó khăn nhất khi phát hiện bệnh và bắt đầu điều trị, cũng là bắt đầu sắp xếp lại cuộc đời mình, chịu đựng những cú sốc, duy trì niềm hy vọng và nỗ lực chống lại bệnh tật.
Những quyết định ngày trước giờ đã qua rồi, đúng sai gì giờ mình cũng không bàn tới nữa. Khi mình tạm dừng hoặc đi chậm lại, mọi việc vẫn sẽ tiếp tục đi qua. Cuộc sống tiếp diễn nhưng không có nghĩa là mình đứng mãi bên lề.
Mình sẽ hòa trở lại vào dòng chảy ấy, đi theo nhịp điệu riêng của mình. Đây là lúc mình lập kế hoạch cho quãng đời sắp tới.
Hạnh Dung ủng hộ việc em chăm sóc con, lo cho con. Đứa trẻ nào cũng cần cha mẹ. Hoàn cảnh của cha bé có thể không thuận lợi để đưa bé về sống chung, bé càng cần mẹ hơn. Thế nhưng, em hãy chuẩn bị kỹ trước khi quyết định.
Cần cân nhắc các điều kiện để lo cho con ăn học, đưa đón, phát triển: tiền bạc như thế nào, nhà ở, đi lại, chăm sóc hằng ngày trong khi em vẫn phải tiếp tục điều trị bệnh.
Nếu các điều kiện ổn thỏa, em có thể trở lại thành phố tìm việc làm, đón con về sống với mình, chăm lo cho con, sao cho cuộc sống và việc học hành của con không bị xáo trộn nhiều.
Nếu các điều kiện chưa được ổn lắm, em có thể vẫn để con sống với ông bà nội, em đến thăm, chăm lo cho con một phần. Về cơ bản, em phải tự lập thì mới có thể lo cho con được.
Em nên bắt đầu bằng việc tìm việc làm phù hợp, chuẩn bị chỗ ở, tiền bạc, kể cả sắp xếp người đỡ đần khi mình mệt mỏi, đau ốm. Khi các việc này tạm ổn, em có thể đến thăm ông bà, thăm con, rồi bàn bạc cùng ông bà.
Điều quan trọng nhất là tương lai của đứa trẻ. Có lẽ ông bà cũng muốn cháu mình có ba, có mẹ chăm lo. Niềm hy vọng được sống cùng con, chăm lo cho con sẽ là liều thuốc tuyệt vời giúp em nỗ lực vượt qua bệnh tật và khó khăn để bước tiếp trên đường đời.
Lương có 6 triệu rưỡi 1 tháng, chồng nằng nặc đòi mua xế hộp đi cho oai, cho nở mày nở mặt
Nói mãi chồng em mới chịu đi làm. Em vừa thở phào nhẹ nhõm được 1 tí, ai ngờ mới đi được vài hôm còn chưa được 1 tuần thử việc, lão lại về yêu cầu vợ phải mua ô tô cho chạy thì mới đi làm tiếp.
Mấy ngày nay đầu óc em căng thẳng, mệt mỏi với lão chồng quá các chị ạ. Chồng con đã chẳng được nhờ lại còn thêm gánh nặng. Em từ khi lấy chồng chắc phải già đi chục tuổi rồi ấy.
Các cụ có câu "Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn". Em với lão nhà em bằng tuổi, đúng là "nằm duỗi" ăn thật, có điều người được "nằm" là lão, em thì long đong đứng ngồi, siêu vẹo lo kinh tế.
Chồng em thuộc dạng đàn ông không có chí tiến thủ, chỉ thích ngồi không, há miệng chờ sung, hoặc ai gắp sung bỏ miệng thì ăn. Bằng cấp đã không có, chỉ tốt nghiệp trường đòa tạo nghề nhưng lúc nào cũng thích làm lớn làm to, xin đâu cũng nhắm vị trí bàn giấy đòi chỉ đạo người ta, chỉ tay 5 ngón nên chẳng chỗ nào nhận.
Lương có 6 triệu rưỡi 1 tháng, chồng nằng nặc đòi mua xế hộp đi cho oai, cho nở mày nở mặt
Đâm ra kinh tế gia đình chỉ mình em cáng đáng lo toan. Lúc trước chỉ có hai vợ chồng em còn gánh được, giờ thêm đứa con, nhà lại đang đi thuê, em cứ gọi là nai lưng cày cuốc ngày đêm, làm thêm giờ mới đủ lo chi tiêu sinh hoạt gia đình.
Nhiều lần vợ chồng căng thẳng nói về chuyện đi làm của lão. Thuyết phục mãi chồng em mới chịu tới làm thợ cho một xưởng cơ khí chỗ người quen của em.
Tuy có xa xôi một chút nhưng đổi lại lương lậu người ta trả cũng được 14 triệu một tháng, đó là lương sau khi chính thức được nhận, còn thử việc 3 tháng chỉ có 6 triệu rưỡi 1 tháng thôi. Nhưng như vậy cũng được, còn hơn ăn không ngồi rồi ở nhà, đỡ đi gánh nặng cho em rất nhiều.
Nói mãi chồng em mới chịu đi làm. Em vừa thở phào nhẹ nhõm được 1 tí, ai ngờ mới đi được vài hôm còn chưa được 1 tuần thử việc, lão lại về yêu cầu vợ phải mua ô tô cho chạy thì mới đi làm tiếp. Lão bảo chỗ này quá xa, đi xe máy 2 bánh không an toàn. Quan trọng hơn là lão sỹ diện hão:
"Ở đây 50 % họ đi làm bằng ô tô, chỉ có công nhân là đi làm xe máy. Anh không thể sáng nào cũng è è phóng con xe số cũ rách tới công ty. Mất mặt lắm, đường đường mình cũng là người thủ đô, ai lại chạy xe máy, còn gì thể diện".
Thật sự thái độ đua đòi trẻ trâu hết sức của chồng làm em ớn lạnh không tả nổi, mà giải thích cỡ nào lão cũng không chịu cho vào tai. Cảm giác như một đứa trẻ về nhà đòi mua đồ. Trong khi tiền bạc 2 vợ chồng không có, lão đòi vay bố mẹ hai bên, bảo khi nào có sẽ trả. Em bực lên bảo:
"Anh lấy gì mà trả họ. Lương mười mấy triệu, toàn đổ xăng, gửi xe đã hết sạch sẽ rồi. Đấy là con cái, ăn uống sinh hoạt em lo hết đó".
Lão nghe thế lại quay sang bảo em khinh rẻ chồng, coi thường lão không làm ra tiền. Thế là vợ chồng cãi nhau ầm ĩ. Nghĩ thật sự chán các chị ạ. Đã nghèo lại gặp phải cái eo, vớ phải thằng chồng dở hơi, sỹ hão. Không biết bao giờ em mới thoát khỏi cái kiếp khổ này nữa.
Mọi người cho em lời khuyên với, thực sự mấy ngày nay em chán lắm rồi, chả lẽ bỏ quách đi cho xong...
Thương mẹ sống một mình, tôi liên tục gửi tiền vế biếu và sự thật khiến tôi tổn thương quá đỗi Nội dung của cuộc trò chuyện giữa mẹ và người lạ khiến tôi điếng người. Ba tôi mất sớm, một mình mẹ tần tảo nuôi tôi ăn học thành người. Tôi lấy chồng xa, căn nhà của mẹ lại thêm một phần trống trải. Đường xa xôi, tôi chỉ có thể về nhà thăm mẹ vào ngày giỗ ba, ngày nghỉ lễ hoặc...