Khi hôn nhân đang trên bờ vực thẳm, người phụ nữ này đã dùng hành động nhỏ mà cực thông minh xuất sắc kéo được chồng về
Không khóc lóc, buồn bã, sầu thảm, Văn Quân xử lý “khủng hoảng hôn nhân” một cách rất nhẹ nhàng, tinh tế mà đầy thông minh.
Gặp bạn trai tình tứ với gái lạ, cô nàng bình thản buông một câu mà khiến anh tái mặt, còn ả thì bỏ đi Màn vùng lên để đời của nàng dâu khiến nhà chồng và em chồng từ lần sau phải “chừa mặt” ra Chồng lén lút qua lại với cô đồng nghiệp còn ngang nhiên hỏi vợ tư vấn địa chỉ khám thai Cuộc ly hôn êm đềm có 1-0-2 trong lịch sử Trung Quốc và triết lý “buông bỏ bình yên” chị em nào cũng phải nhớ!
Khoảng cách chính là kẻ vô hình làm chết hôn nhân. Bởi người ta không nhìn thấy nhau, người ta cứ mải miết với công việc trong sự cách xa biền biệt. Khuôn mặt vợ dần nhạt nhòa trong tâm trí chồng còn nỗi nhớ thương mong mỏi cứ mài mòn thân xác vợ theo thời gian. Đã có bao nhiêu người vợ từng rơi vào tình cảnh ấy? Luôn canh cánh nỗi nghi ngờ về sự chung thủy của chồng nhưng lại chẳng thể làm gì, bất lực nhìn hôn nhân cứ thế mà vụn vỡ.
Nhưng người phụ nữ ấy lại khác. Sống trong thời phong kiến, dưới thân phận đàn bà nhỏ bé, luôn phải kìm nén cảm xúc để âm thầm theo chồng trong bước đường công danh thì Trác Văn Quân đã không bỏ cuộc khi nhận ra chồng có ý định thay lòng. Một chút tính toán, một tấm chân tình và một bầu trời hi vọng, Văn Quân đã kéo được cả thể xác lẫn trái tim phu quân của mình về dễ dàng một cách không tưởng.
Trót phải lòng nam nhân, chỉ bởi một khúc nhạc mà bỏ nhà bỏ cửa để theo chàng đến nơi cùng trời góc biển
Trác Văn Quân sống thời Tây Hán. Trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, nàng nổi tiếng là một trong những tài nữ với nhan sắc chim sa cá lặn và tài năng xuất chúng. Xuất thân trong gia đình đại phú, 16 tuổi nàng đã được gả cho một vị tú tài. Nhưng hạnh phúc ngắn chẳng tày gang. Văn Quân phải mang danh góa phụ khi phu quân không may mắc bệnh qua đời đột ngột.
Tranh minh họa
Hồng nhan bạc mệnh, Trác Văn Quân trở về nhà bố mẹ đẻ sống sau khi chồng mất. Dù là góa phụ nhưng Văn Quân tuổi đời còn trẻ, dung mạo hơn người, lại có tài thơ ca, thanh lịch, tao nhã. Một lần, Trác viên ngoại có hai vị khách đến chơi là quan huyện Lâm Nghi và bạn của ông là Tư Mã Tương Như. Tương Như là một văn sĩ nổi tiếng đương thời, vừa giỏi thi phú, vừa có ngón đàn tuyệt diệu nên nhân cơ hội này, chàng thi sĩ thể hiện hết tài năng của mình.
Biết con gái chủ nhà góa chồng, lại đam mê thơ ca, nhạc họa nên Tương Như nảy sinh ý định đàn một khúc hát trêu ghẹo. Tiếng đàn bài “Phụng Cầu Hoàng” (Chim phượng trống tìm chim phượng mái) vang lên khiến giai nhân Văn Quân đứng nấp sau rèm thả hồn theo từng điệu nhạc.
Vốn ngưỡng mộ tài năng của Tư Mã Tương Như đã lâu, nay lại được ngắm chàng say sưa gảy từng khúc nhạc mà thiếu phụ cô đơn bao lâu bỗng tê tái cõi lòng. Trái tim nàng bị tiếng đàn đốn gục. Ngay từ giây phút ấy, Văn Quân đã quyết định dứt bỏ vành khăn tang để đi theo tiếng gọi của tình yêu.
Không còn là một trò trêu ghẹo, Tương Như cũng đã có tình cảm thật sự với Văn Quân. Hai người dứt áo ra đi, tìm đến mảnh đất mới cùng nhau làm uyên ương liền cành.
Video đang HOT
Cuộc sống cơ cực khiến một tiểu thư như Văn Quân phải lăn lộn trong cái quán trọ nhỏ để kiếm sống. Cha nàng biết được cũng chẳng đành lòng bỏ mặc con. Nhờ thế mà cuộc sống của vợ chồng Văn Quân mới khấm khá hơn.
Thời thế thay đổi, lòng người đổi thay
Bấy giờ, tác phẩm Zi Xu Fu của Tư Mã Tương Như được Hán Vũ Đế đánh giá cao. Hoàng đế cho gọi Tương Như vào cung và ban cho chức Lang quan (phụ tá thân cận vua). Tương Như một bước được “làm bạn” với vua nên phấn khởi bỏ vợ ở quê nhà lên kinh thành thỏa ước nguyện bút mực bấy lâu.
Trong suốt 5 năm xa cách, trong khi Văn Quân vò võ chờ chồng thì cuộc sống náo nhiệt nơi phồn hoa kinh thành đã khiến Tương Như quên mất người vợ hiền nơi quê nhà. Theo thời gian cùng sự nhớ nhung khôn xiết dày dò, cô gái Văn Quân xinh đẹp năm nào đã trở nên cũ kĩ với những nếp nhăn in hằn năm tháng. Vậy là vài lần thăm nhà không đủ hâm nóng tình yêu xưa kia vốn dĩ nồng nhiệt của Tương Như, chàng ta bắt đầu có ý định lấy vợ lẽ chốn kinh kì.
Tạo hình Trác Văn Quân và Tư Mã Tương Như trên phim
Qua những lá thư hời hợt hay lần gặp ngắn ngủi, với linh cảm của một người vợ, Văn Quân hiểu rõ chồng mình đang muốn điều gì.
Dùng “độc chiêu” để kéo chồng về
Một lần, Tương Như gửi cho Văn Quân bức thư với vài chữ ngắn ngủi mà nội dung thì khá khó hiểu: “Một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, một trăm, hàng nghìn, hàng vạn”. Có lẽ Tư Mã Tương Như đang có sự đắn đo trong quyết định của mình nên đã gợi nhắc đến khoảng cách vợ chồng hiện tại mà muốn biết tâm ý của Văn Quân thế nào, có xứng với vị thế của Tương Như hiện giờ không.
Chẳng cần suy nghĩ nhiều, Văn Quân thảo một mạch bức thư trả lời: “Sau khi một biệt, lòng gởi hai nơi/ Chỉ hẹn rằng ba bốn tháng/ Nào ngờ lại năm sáu năm/ Bảy dây trống trải đàn cầm/ Tám hàng thư không thể gởi/ Chín mối bội hoàn dang dở/ Mười dặm trường đình mỏi mắt ngóng trông/ Trăm tương tư, ngàn dằn vặt, muôn chung nào nỡ oán chàng/ Vạn lời ngàn tiếng nói sao đang/ Trăm cô liêu tựa mười hiên vắng/ Mùng chín tháng chín lên cao trông lẻ nhạn/ Tháng tám trung thu tròn trăng chẳng thấy người/ Tháng bảy nửa vầng hương cầm đuốc hỏi ông trời/ Tháng sáu phục hiên ai ai lay quạt lạnh lòng ai/ Tháng năm lửa lựu lập loè sầm sập mưa dầm hoa tả tơi/ Tháng tư tỳ bà lạnh vắng người toan soi gương tâm ý loạn, Chợt hối hả tháng ba hoa đào theo nước trôi/ Cháng hai gió gảy tiếng rã rời. Ôi chàng, chàng ơi/ Nguyện cho được sau một kiếp/ Chàng thành nhi nữ để thiếp làm phận trai”.
Bức thư trả lời là một bài thơ với đầy đủ những cung bậc cảm xúc của người vợ xa chồng, vừa nhớ thương, tủi hờn, oán trách lại muốn gánh vác thay chồng. Không những Văn Quân đối đáp theo bức thư của phu quân mà nàng còn mượn 12 tháng trong năm để nói nên nỗi lòng khắc khoải chờ đợi mỏi mòn. Vừa là lời thương cảm cho sứ mệnh của chồng, vừa là tâm nguyện được một lần chồng hiểu cho hoàn cảnh của mình. Quả thật quá xuất sắc!
Tạo hình Trác Văn Quân trên phim
Sau khi nhận được bức thư hồi đáp, đọc những dòng thư thấm đẫm nỗi lòng người phương xa, mỗi câu, mỗi vần đều được sử dụng khéo léo từ những từ ngắn ngủi mà mình đã gửi, Tương Như không khỏi xúc động. Ông nghĩ về tình nghĩa phu thê, về người vợ tài sắc vẹn toàn đã cùng mình trải qua bao khó khăn, thử thách mà hối hận, nhung nhớ, giữ vững lòng dạ cạnh người thương.
Trong bài thơ “Bạch đầu ngâm” mà Văn Quân gửi tới chồng, có cả những lời lẽ oán trách, nhắc lại chuyện cũ, những kí ức tươi đẹp hai người đã có với nhau. Chính vì vậy, đọc thư, Tương Như vừa thấu hiểu vợ lại vừa thấy xấu hổ. Ông bèn từ quan về quê và bỏ mọi ý định lấy thêm vợ lẽ.
Từ một Văn Quân mạnh mẽ, liều lĩnh dám bất chấp để theo đuổi tình yêu đến khi đối diện với danh giới đổ vỡ mất mát, nàng sâu sắc nhưng vẫn giữ được cái đầu “lạnh”. Không khóc lóc, buồn bã, sầu thảm, Văn Quân xử lý “khủng hoảng hôn nhân” một cách rất nhẹ nhàng, tinh tế mà đầy thông minh. Cho đến thời nay, cách giữ chồng của Văn Quân vẫn được hậu thế ngưỡng mộ và khâm phục.
Theo afamily
Đời đàn bà đừng bao giờ im lặng vào những thời khắc này
Sự im lặng của đàn bà nếu có thể tự cứu mình thì thật đáng giá. Nhưng nếu đàn bà im lặng để càng đau lòng thua thiệt thì chỉ là dại là sai...
Sự im lặng của đàn bà trong hôn nhân, một là để bảo vệ mình, hai là để răn đe bạn đời, chứ đừng im lặng để chịu đau - Ảnh minh họa: Internet
Khi bị tổn thương
Đàn bà khi bị tổn thương, tuyệt đối đừng im lặng. Có nghĩa là bạn có thể im lìm làm điều gì đó bảo vệ mình, chứ đừng im lặng cho qua. Nếu chồng phản bội, đừng im lặng cam chịu. Nếu hôn nhân không hạnh phúc, đừng im lặng giả bình yên. Nếu bạn không còn nhìn thấy giá trị của mình trong mắt đối phương, cũng đừng im lặng tự mình trách mình. Sự im lặng của đàn bà trong hôn nhân, một là để bảo vệ mình, hai là để răn đe bạn đời, chứ đừng im lặng để chịu đau.
Sự lên tiếng của đàn bà bị tổn thương trong hôn nhân hay tình yêu chính là cách đàn bà đảm bảo giá trị của bản thân. Không ai có quyền tổn thương bạn, dù bạn yêu và hy sinh cho người đó nhiều thế nào. Không ai có quyền đánh giá thấp bạn, ngay cả là bạn đời bên cạnh. Đừng đau lòng chỉ khóc một mình, đừng xem tổn thương là đương nhiên. Khi bạn công bằng với chính mình, biết bảo vệ bản thân thì cũng không ai dám làm gì bạn cả. Phụ nữ nên biết quý trọng bản thân, dù là một vết thương nhỏ.
Khi chồng phản bội
Nhiều đàn bà chọn im lặng khi chồng phản bội, chính là không làm bất cứ điều gì, như chồng chưa từng tổn thương họ. Họ bằng lòng sống chung với sự bội bạc của chồng. Họ nghĩ sự im lặng của mình sẽ đổi lấy bình yên tạm bợ cho gia đình, một người cha cho con. Nhưng thật ra đây lại là sự im lặng đáng thương và đáng trách nhất. Đáng thương là vì không có sự đồng thuận nào với bội bạc sẽ có kết quả. Đáng trách lại là vì sự im lặng này rồi sẽ kéo dài tội lỗi và hư hỏng ở đàn ông.
Đây lại là sự im lặng đáng thương và đáng trách nhất - Ảnh minh họa: Internet
Đàn bà nên hiểu nếu bạn im lặng trước người đàn ông bội bạc thì điều bạn nhận được chỉ là sự xem thường của họ. Vì bạn chấp nhận tội lỗi của họ, thì cũng không có gì để họ phải sợ thêm, càng chỉ xem bạn quá kém giá trị. Hãy hiểu, đàn bà biết giữ đúng giá trị của mình không sống cùng bội bạc. Bạn có thể chọn bất cứ điều gì, trừ sự phản bội.
Khi hy sinh không được công nhận
Bạn từ bỏ công việc mình yêu thích để ở nhà vì chồng vì con. Bạn gói ghém đam mê để lùi về sau nhường lối cho chồng. Bạn cố gắng vẹn toàn chuyện nhà, một chút thời gian cho bản thân cũng hiếm có. Nhưng chồng bạn lại xem việc bạn ở nhà là vô ích, là không sinh tiền bạc. Chồng bạn nghĩ bạn không có khả năng làm điều to tát như anh ta. Chồng bạn cho rằng chuyện nhà cũng chỉ cỏn con như việc vặt. Đó chính là khi hy sinh của bạn không được công nhận. Và bạn im lặng, vì bạn nghĩ chồng rồi sẽ nhận ra.
Thật ra mọi hy sinh của đàn bà, không phải ai cũng nhìn thấy, nhất là người bạn đời bên cạnh. Nếu bạn làm và im lặng khi người ta xem nhẹ, thì đừng mong điều đó sẽ thay đổi. Mọi sự công nhận đều đến từ cảm thông và thấu hiểu. Họ không công nhận vì họ không nhìn thấy, vì không ai nói họ biết, vì họ không đủ cảm thông cho bạn. Nếu vậy, bạn im lặng được gì?
Đàn bà nên biết lựa chọn hy sinh đáng bỏ ra, và lên tiếng để yêu cầu được công nhận trong hôn nhân - Ảnh minh họa: Internet
Đàn bà nên biết lựa chọn hy sinh đáng bỏ ra, và lên tiếng để yêu cầu được công nhận trong hôn nhân. Có nghĩa là, đã hy sinh thì phải đáng, phải được công nhận. Đừng hy sinh vô ích, đã cho điều gì phải để đối phương thấy đúng giá trị. Còn không, đừng cho, đừng hy sinh. Đàn bà hạnh phúc nhất định phải tự làm mình giá trị trong cả việc hy sinh và cho đi.
Đàn bà đừng im lặng và cam chịu, dù là trong bất kì trường hợp nào...
Trong hôn nhân, đàn bà hãy biết yêu thương mình hơn. Có nghĩa là cũng hãy biết lên tiếng khi không hạnh phúc, cũng hãy để người ta hay mình đang không vui vẻ. Đó là cách bạn bảo vệ và đòi công bằng cho mình. Đàn bà bước vào hôn nhân không thể lên tiếng thì mãi mãi là thua thiệt...
Theo Phunuvagiadinh
Tưởng chừng ngọt ngào nào ngờ những hành động này của vợ khiến chồng cứ muốn đi kiếm... Trong hôn nhân, nhiều cô vợ cứ tưởng những hành động này là ngọt ngào, nào ngờ chúng là thủ phạm khiến tình cảm của vợ chồng bạn ngày càng rạn nứt. Đàn bà càng ghen càng khiến chồng mệt mỏi - Ảnh minh họa: Internet Dưới đây là những hành động của vợ khiến cho chồng càng chán nản, luôn muốn đi...