Khí hậu khắc nghiệt ‘càn quét’ Đông Á

Theo dõi VGT trên

Hàn Quốc vừa trải qua trận tuyết tháng 11 lớn nhất trong lịch sử nước này, trong khi mưa lũ đã khiến hàng chục người chết ở 3 nước Đông Nam Á.

Trận tuyết tháng 11 kỷ lục

Cục Khí tượng Hàn Quốc (KMA) hôm qua (29.11) dự báo nước này sẽ phải đối mặt với một mùa đông được đánh dấu bằng sự xuất hiện thường xuyên hơn của tuyết dày và ẩm ướt hơn bình thường, theo tờ The Korea Herald.

Khí hậu khắc nghiệt càn quét Đông Á - Hình 1

Một công nhân (trái) đang kiểm tra chiếc máy bay tại sân bay quốc tế Incheon (Hàn Quốc) ngày 27.11. ẢNH: AFP

Bắt đầu từ ngày 27.11, Hàn Quốc đã chứng kiến đợt tuyết rơi kỷ lục kéo dài 2 ngày trong tháng 11. Tuyết rơi dày bất thường vào tháng 11 ở Hàn Quốc được cho là do nhiệt độ nước biển ấm hơn bình thường ở phía tây bán đảo Triều Tiên gặp phải luồng không khí lạnh.

Trong đó, thủ đô Seoul của Hàn Quốc hôm 27.11 đã chứng kiến lượng tuyết rơi tháng 11 lớn nhất kể từ khi việc quan sát thời tiết hiện đại bắt đầu vào năm 1907, với tuyết rơi dày 16,5 cm. Tính đến 8 giờ sáng 28.11 (giờ Hàn Quốc), lượng tuyết rơi tại Seoul đo được ở mức dày 28,6 cm. Đây là điều hiếm thấy không chỉ đối với tháng 11 mà còn đối với toàn bộ mùa đông, theo Yonhap. Lượng tuyết rơi lớn nhất được ghi nhận dựa trên các phép đo tiêu chuẩn tại trạm thời tiết Seoul ở phường Jongno là 31 cm vào ngày 24.3.1922.

Tuyết rơi dày ở Hàn Quốc ngừng hoàn toàn vào lúc 13 giờ ngày 28.11, với lượng tuyết tích tụ trung bình trên 31 thành phố và huyện là 16,7 cm, theo The Korea Herald. Trong đó, lượng tuyết rơi ở một số khu vực của tỉnh Gyeonggi giáp Seoul dày tới hơn 40 cm.

Yonhap đưa tin có ít nhất 5 trường hợp tử vong liên quan đến tuyết rơi ở tỉnh Gyeonggi, trong đó có 4 người thiệt mạng khi các công trình đổ sập do tuyết rơi đè. Giới chức cho hay khoảng 142 chuyến bay đã bị hủy và 76 tuyến phà bị tạm dừng. Ngoài ra, có khoảng 1.285 trường học đã đóng cửa tại tỉnh Gyeonggi.

Khí hậu khắc nghiệt càn quét Đông Á - Hình 2

Tuyết dày đặc trước một tòa nhà chung cư ở TP.Goyang của Hàn Quốc ngày 27.11

Video đang HOT

Chính quyền TP.Seoul cho hay hơn 11.000 nhân viên và gần 20.000 thiết bị đã được huy động để dọn tuyết trên các con đường.

Mưa lũ gây chết người

Trong khi đó, mưa lớn dẫn tới lũ lụt và lở đất gây chết người ở Malaysia, Thái Lan và Indonesia trong mấy ngày gần đây. Tại Malaysia, báo The Star hôm qua đưa tin tính đến 6 giờ sáng cùng ngày đã có 4 người thiệt mạng do lũ lụt ở 3 bang Kelantan, Terengganu và Sarawak. Ngoài ra, 80.589 nạn nhân phải di dời do lũ lụt và 467 trung tâm cứu trợ tạm thời đã được kích hoạt ở 7 bang của Malaysia.

Khí hậu khắc nghiệt càn quét Đông Á - Hình 3

Nhân viên cứu hộ ngày 25.11 khiêng thi thể của một nạn nhân chết do lở đất ở tỉnh Bắc Sumatra (Indonesia)

Phó thủ tướng Malaysia kiêm Chủ tịch Ủy ban Quản lý thảm họa quốc gia Ahmad Zahid Hamidi hôm 28.11 thông báo lũ lụt dự kiến sẽ nghiêm trọng hơn năm 2014, khi gần 250.000 người phải rời bỏ nhà cửa. Ông Ahmad Zahid cho biết thêm chính phủ Malaysia đã triển khai hơn 82.000 nhân viên an ninh cũng như xuồng cứu hộ và trực thăng, theo Reuters.

Còn tại Thái Lan, giới chức hôm qua thông báo 4 bệnh viện ở tỉnh Pattani đã tạm thời đóng cửa do nước lũ dâng cao đã nhấn chìm nhiều khu nhà của những bệnh viện đó, đòi hỏi phải sơ tán bệnh nhân đến các bệnh viện dã chiến, theo tờ Bangkok Post. Hôm 28.11, AFP dẫn lời một quan chức địa phương tên Wasan Chaitaweewong cho hay lũ lụt đã giết chết một học sinh ở tỉnh Narathiwat và khiến hơn 2.700 người sơ tán. Ông Wasan cho biết thêm mưa kéo dài cũng đã buộc 65 trường học phải đóng cửa.

Cũng trong ngày 28.11, AFP dẫn lời ông Sariman Sitorus, phát ngôn viên của cơ quan tìm kiếm và cứu hộ ở huyện Deli Serdang thuộc tỉnh Bắc Sumatra của Indonesia, cho hay đã có 7 người chết và 16 người bị thương trong trận lở đất ở làng Sembahe hôm 26.11. Trận lở đất đó xảy ra trên một con đường hẻo lánh sau những trận mưa như trút nước, chôn vùi một số xe, trong đó có một chiếc xe buýt du lịch. Trong cuối tuần trước, lũ lụt và lở đất đã xảy ra ở tỉnh Bắc Sumatra, khiến ít nhất 20 người thiệt mạng, theo thống kê của cơ quan ứng phó thảm họa quốc gia Indonesia.

COP29 - kỳ vọng không trọn vẹn

Cuối cùng thì vấn đề tài chính khí hậu - vấn đề tranh cãi gay gắt nhất của Hội nghị khí hậu Liên hợp quốc lần thứ 29 (COP29) tại thành phố Baku, Azerbaijan, cũng đã được giải quyết một phần, nhưng chỉ sau một loạt cuộc đàm phán kéo dài dai dẳng.

Cuộc tranh cãi căng thẳng

Thỏa thuận được kỳ vọng nhất về tài chính khí hậu đã được các nước giàu và đang phát triển ký kết vào sáng sớm 24/11, sau các cuộc đàm phán kéo dài và nhiều ngày. Theo thỏa thuận, các nước đang phát triển sẽ nhận được ít nhất 1,3 nghìn tỷ USD mỗi năm dưới dạng quỹ để giúp họ chuyển sang nền kinh tế ít phát thải carbon và ứng phó với tác động của thời tiết khắc nghiệt vào năm 2035.

Nhưng, chỉ có 300 tỷ USD trong số đó sẽ chủ yếu đến từ hình thức mà họ cần nhất - các khoản tài trợ và các khoản vay lãi suất thấp từ các nước phát triển. Phần còn lại sẽ đến từ các nhà đầu tư tư nhân và một loạt nguồn tiền mới tiềm năng, chẳng hạn như các khoản thuế có thể áp dụng đối với nhiên liệu hóa thạch và các chuyến bay thường xuyên, vẫn chưa được thống nhất.

Mohamed Adow, Giám đốc nhóm nghiên cứu Power Shift Africa cho biết: "Hội nghị này là một thảm họa đối với thế giới đang phát triển. Đây là sự phản bội đối với cả con người và hành tinh. Các quốc gia giàu có đã hứa sẽ "huy động" một số quỹ trong tương lai, thay vì cung cấp ngay bây giờ. Tấm séc đã được gửi qua đường bưu điện. Nhưng, sinh mạng và kế sinh nhai ở các quốc gia dễ bị tổn thương hiện đang bị mất đi".

COP29 - kỳ vọng không trọn vẹn - Hình 1
Mặc dù đạt mốc quan trọng về khuôn khổ thị trường carbon, song COP29 vẫn được xem là không như kỳ vọng.

Mục tiêu 1,3 nghìn tỷ USD xuất phát từ ước tính của các nhà kinh tế hàng đầu trong Nhóm chuyên gia cấp cao độc lập (IHLEG). Họ phát hiện rằng cần khoảng 2,4 nghìn tỷ USD mỗi năm vào năm 2035 để cho phép các nước đang phát triển, ngoại trừ Trung Quốc, cắt giảm khí nhà kính và điều chỉnh cơ sở hạ tầng của họ theo tác động của thời tiết khắc nghiệt. Nhưng, phần lớn số tiền này sẽ đến từ ngân sách trong nước hiện có của các nước đang phát triển.

Vậy thì tại sao việc đặt mục tiêu 1,3 nghìn tỷ USD lại khó khăn đến vậy và tại sao lại mất nhiều thời gian đàm phán như vậy? Mặc dù, đây là hội nghị gần như thường niên, bắt đầu từ năm 1992, nhưng COP29 đã đặt ra một nhiệm vụ mà không có cuộc họp nào trước đó từng thực hiện. Đàm phán về tiền bạc chưa bao giờ là vấn đề của COP. Các cuộc họp trước đây tập trung vào việc cắt giảm khí nhà kính và đạt được các mục tiêu khoa học. Mục tiêu tài chính trước đó, là cung cấp 100 tỷ USD mỗi năm vào năm 2020 - không đạt được cho đến năm 2022 - đã được đặt ra mà không có cuộc đàm phán thực sự tại Copenhagen COP năm 2009.

Thậm chí, không có bất kỳ định nghĩa rõ ràng nào về những gì cấu thành các hình thức hoặc cách sử dụng phù hợp cho nguồn tài chính này. "Nếu chúng ta cố gắng định nghĩa tài chính khí hậu, chúng ta sẽ ở đây cho đến năm 2100", một nhà đàm phán đã nói đùa.

Một số quốc gia nghèo và dễ bị tổn thương nhất thế giới đã đấu tranh quyết liệt trong suốt 2 tuần đàm phán căng thẳng tại hội nghị COP29 tại thủ đô Baku của Azerbaijan để giành được một phần lớn hơn trong số tiền này trực tiếp từ các quốc gia phát triển. Họ cũng muốn nhiều nguồn tài chính khả dụng hơn được chuyển đến các quốc gia cần nhất, thay vì chia sẻ với các nền kinh tế mới nổi lớn hơn, chẳng hạn như Ấn Độ. Hai nhóm quốc gia đặc biệt dễ bị tổn thương gồm Liên minh các đảo quốc nhỏ và Các quốc gia kém phát triển nhất, đã bỏ ra khỏi một cuộc họp để phản đối vào chiều muộn ngày 23/11, nhưng sau đó đã quay lại.

Các cuộc đàm phán có tính rủi ro cao ngay từ đầu, vì chúng diễn ra chỉ vài ngày sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2. Ông Trump có ý định rút Mỹ ra khỏi Thỏa thuận Paris khi ông nhậm chức vào tháng 1/2025 và có khả năng sẽ phản đối việc cung cấp bất kỳ khoản tài chính khí hậu nào cho thế giới đang phát triển.

Đối mặt với viễn cảnh phải triệu tập lại vào năm tới với Nhà Trắng của ông Trump, nhiều quốc gia đã quyết định rằng việc không đạt được thỏa thuận về một giải pháp tài chính mới tại Baku là quá rủi ro. Các nước phát triển khẳng định rằng họ không thể cung cấp thêm nữa do những hạn chế về ngân sách của chính họ. Một nhà đàm phán chỉ ra rằng: "Chúng tôi sẽ gánh chịu mọi rủi ro" nếu Mỹ không đóng góp vào tài chính khí hậu trong tương lai. Nhiều quốc gia đang phát triển, bao gồm Ấn Độ, Bolivia, Cuba và Nigeria... đã phản ứng dữ dội thỏa thuận này.

Những người vận động vì môi trường cũng chỉ trích thỏa thuận này. Claudio Angelo, thuộc Đài quan sát khí hậu tại Brazil, cho biết: "Các nước giàu đã dành 150 năm để chiếm đoạt không gian khí quyển của thế giới, 33 năm trì hoãn hành động vì khí hậu và 3 năm đàm phán một giải pháp tài chính mà không đưa ra con số cụ thể. Bây giờ, với sự giúp đỡ của một Chủ tịch COP và sử dụng chính quyền ông Trump sắp tới làm mối đe dọa, họ buộc các nước đang phát triển phải chấp nhận một thỏa thuận không chỉ không đại diện cho bất kỳ khoản tiền mới thực tế nào mà còn có thể làm tăng nợ của họ". Ấn Độ đã đưa ra phản đối vào phút chót nhưng không ngăn được việc Chủ tịch COP - Bộ trưởng Môi trường Mukhtar Babayev của Azerbaijan thông qua bản thỏa thuận. Đại diện Ấn Độ cho biết "không thể chấp nhận" giải pháp này.

COP29 - kỳ vọng không trọn vẹn - Hình 2
Ủy viên EU về khí hậu Wopke Hoekstra (trái) và Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock (giữa) tại COP29.

Tương lai sẽ càng khó khăn

Khi được đưa ra vào ngày 22/11, lời đề nghị ban đầu là 250 tỷ USD/năm vào năm 2035 đã bị chế giễu là quá thấp. Sáng hôm sau, các quốc gia đã tăng con số lên 300 tỷ USD, cuối cùng đã được chấp nhận một cách miễn cưỡng. Ngay cả khi ký kết thỏa thuận, các nước giàu vẫn quanh co - tiền không chỉ đến dưới hình thức tài trợ và các khoản vay lãi suất rất thấp mà các nước đang phát triển cần, mà một số cũng có thể đến từ "nhiều nguồn khác nhau, công và tư, song phương và đa phương và các nguồn thay thế". Tiền sẽ được "huy động" thay vì được cung cấp - một sự phân biệt hay cho phép đưa hoạt động đồng tiền đầu tư của khu vực tư nhân vào được tính cùng với đống tiền công từ ngân sách chính phủ và các ngân hàng phát triển.

Thêm vào đó, các nước giàu sẽ chỉ phải "dẫn đầu" trong việc cung cấp khoản tiền này - một số tiền có thể đến từ các nền kinh tế mới nổi lớn, chẳng hạn như Trung Quốc hoặc Hàn Quốc hoặc thậm chí là các quốc gia dầu mỏ như Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Và, con số 1,3 nghìn tỷ USD/năm cho các nước đang phát triển vào năm 2035 phụ thuộc vào 300 tỷ USD được bổ sung bằng số tiền đầu tư lớn hơn nhiều từ khu vực tư nhân và các hình thức tài chính "sáng tạo" như thuế mới đối với nhiên liệu hóa thạch và chương trình bay thường xuyên, không có hình thức nào trong số đó thậm chí còn chưa được áp dụng.

Các nước đang phát triển phải đối mặt với tổn thất kinh tế hơn 500 tỷ USD/năm do tác động của thời tiết khắc nghiệt, có khả năng đẩy ít nhất 100 triệu người vào cảnh nghèo đói vào năm 2030, theo ước tính của Ngân hàng Thế giới. Trong bối cảnh đó, 1,3 nghìn tỷ USD một năm có thể được xem là một món hời.

Mặc dù năm nay gần như chắc chắn là năm nóng nhất từng được ghi nhận trên toàn cầu, với lũ lụt và nắng nóng hoành hành ở châu Âu, châu Á, Mỹ và Mexico, cuộc khủng hoảng khí hậu chủ yếu là vấn đề trong các cuộc bầu cử, ngoại trừ ở Ấn Độ, nơi các cuộc biểu tình của nông dân, những người có mùa màng bị thiệt hại do thời tiết khắc nghiệt và mưa không thể đoán trước.

Ở châu Âu, các đảng cánh hữu tuyên bố hành động vì khí hậu là tốn kém, không cần thiết và họ đã đạt được kết quả tốt trong cuộc bầu cử EU, trong khi ở Mỹ, ông Trump đã giành chiến thắng sau khi đưa ra những lời hứa rõ ràng về việc bãi bỏ các quy định về môi trường và từ bỏ các chính sách khí hậu "lừa đảo xanh mới". Còn ở Anh, Công đảng đã đánh bại đảng Bảo thủ một cách vang dội trong khi đưa tăng trưởng năng lượng sạch trở thành câu thần chú và phe cực hữu bất ngờ bị đánh bại trong cuộc bầu cử Quốc hội Pháp. Ngay cả trong cuộc bầu cử EU, các đảng trung dung phần lớn vẫn giữ vững lập trường bất chấp những tiến bộ của phe cánh hữu.

Nhưng, năm nay đã cho thấy sự chững lại trong động lực toàn cầu để đối phó với nhiệt độ tăng cao, trong bối cảnh các nhà khoa học cảnh báo về các mục tiêu khí hậu bị vi phạm và sự gia tăng của lượng khí thải làm nóng hành tinh. "Thật sai lầm khi nói rằng đã có một cơn sóng thần dân túy, không phải tất cả những người bỏ phiếu cho ông Trump đều ủng hộ chương trình nghị sự cực hữu", Jan-Werner Muller, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Princeton cho biết. "Nhưng, có những dấu hiệu đáng lo ngại. Nếu bạn nhìn vào những người hoạt động trung hữu ở châu Âu, một số người trong số họ nghĩ rằng họ nên nhượng bộ về khí hậu để mọi người nghĩ rằng họ đang lắng nghe và không đi quá xa, quá nhanh".

Một năm đáng lo ngại đối với cuộc khủng hoảng khí hậu đã khép lại bằng Hội nghị khí hậu COP29 đầy rắc rối tại Azerbaijan, sự kiện đã bị hầu hết các nhà lãnh đạo thế giới bỏ qua. Đây là cuộc họp về khí hậu thứ hai liên tiếp diễn ra tại một quốc gia dầu mỏ, sau Dubai (UAE) vào năm ngoái.

Mặc dù các chính phủ đã đồng ý vào năm ngoái sẽ từ bỏ nhiên liệu hóa thạch, nhưng vẫn có một giọng điệu thách thức tại hội nghị năm nay khi Tổng thống nước chủ nhà Ilham Aliyev gọi dầu khí là "món quà của Chúa" và Argentina, do Tổng thống dân túy Javier Milei lãnh đạo, đã rút khỏi các cuộc đàm phán trong bối cảnh có đồn đoán rằng nước này sẽ rút khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris.

COP29 - kỳ vọng không trọn vẹn - Hình 3
Các nhà hoạt động khí hậu phản đối nhiên liệu hóa thạch tại COP29.

Việc thiếu tiến triển trong việc cắt giảm khí thải hoặc đồng ý tài trợ khí hậu cho các nước đang phát triển dễ bị tổn thương đã khiến các nhà hoạt động tức giận. "Chúng tôi bắt đầu COP29 với sự lo ngại rằng kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ ngăn cản hành động vì khí hậu toàn cầu - rõ ràng là các hội trường của COP29 đã tràn ngập rất nhiều người kiểu như ông Trump", Gerry Arances, Giám đốc điều hành của Trung tâm Năng lượng, Sinh thái và Phát triển (CEED) cho biết khi đề cập vấn đề thiếu hụt tài trợ từ các quốc gia giàu có. "Chúng tôi tự hỏi làm sao chính phủ của các quốc gia gây ô nhiễm nặng vẫn dám xuất hiện với tuyên bố về sự lãnh đạo và cam kết về khí hậu?"

Ngay cả một số nhà lãnh đạo cũng đã công khai bày tỏ sự thất vọng tương tự. Thủ tướng Albania Edi Rama đặt vấn đề: "Chúng ta đang làm gì trong cuộc họp này vậy? Liệu nó có ý nghĩa gì đối với tương lai của thế giới hay không nếu những quốc gia gây ô nhiễm lớn nhất vẫn tiếp tục như thường lệ?".

Mặc dù năm nay cũng chứng kiến sự tiến triển trong việc phát triển năng lượng tái tạo và hy vọng rằng việc sử dụng dầu sẽ sớm đạt đỉnh, nhưng những sự chậm trễ đang diễn ra và nhiệm kỳ tổng thống sắp tới của ông Trump đang đến gần đã làm giảm bớt sự lạc quan. Ông Muller nói: "Mọi người đã nói vào năm 2016 khi ông Trump thắng cử rằng có thể sẽ không hoàn toàn là ngày tận thế như dự đoán. Nhưng, bây giờ chúng ta không còn bất kỳ sự khoan nhượng nào đối với biến đổi khí hậu. Chúng ta đang hết thời gian quý báu. Bây giờ, mỗi ngày trôi qua đều quan trọng"

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hàn Quốc khôi phục hộp đen ghi lời nói cuối cùng của phi hành đoàn Jeju AirHàn Quốc khôi phục hộp đen ghi lời nói cuối cùng của phi hành đoàn Jeju Air
16:02:44 02/01/2025
Châu Âu phản ứng trái chiều khi ngừng chuyển khí đốt từ Nga qua UkraineChâu Âu phản ứng trái chiều khi ngừng chuyển khí đốt từ Nga qua Ukraine
21:08:13 01/01/2025
Vụ tai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Chính phủ chỉ thị hỗ trợ tối đa gia đình các nạn nhânVụ tai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Chính phủ chỉ thị hỗ trợ tối đa gia đình các nạn nhân
16:05:39 01/01/2025
Tai nạn máy bay Hàn Quốc: Hoàn tất trích xuất dữ liệu ghi âm buồng láiTai nạn máy bay Hàn Quốc: Hoàn tất trích xuất dữ liệu ghi âm buồng lái
20:05:04 01/01/2025
Thế hệ Beta: Khởi đầu một kỷ nguyên con người mới từ 2025Thế hệ Beta: Khởi đầu một kỷ nguyên con người mới từ 2025
11:07:03 02/01/2025
Cú sốc của người chứng kiến từ đầu đến cuối thảm kịch máy bay Jeju AirCú sốc của người chứng kiến từ đầu đến cuối thảm kịch máy bay Jeju Air
17:00:20 02/01/2025
Lỗ hổng trong hệ thống ứng phó với chim vào thời điểm máy bay Jeju Air gặp nạnLỗ hổng trong hệ thống ứng phó với chim vào thời điểm máy bay Jeju Air gặp nạn
04:47:49 01/01/2025
Khi Elon Musk và ông Trump ở cách nhau chỉ một cánh cửaKhi Elon Musk và ông Trump ở cách nhau chỉ một cánh cửa
19:02:14 01/01/2025

Tin đang nóng

Chân tướng kẻ hành hạ Triệu Lộ Tư: Là sao nữ bí ẩn nhất Trung Quốc, quyền lực đến mức không ai dám vạch mặt?Chân tướng kẻ hành hạ Triệu Lộ Tư: Là sao nữ bí ẩn nhất Trung Quốc, quyền lực đến mức không ai dám vạch mặt?
17:09:35 02/01/2025
Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng: Công ty xổ số trả lại phí và kết quả giám địnhVụ vé số trúng 2 tỷ đồng: Công ty xổ số trả lại phí và kết quả giám định
15:18:30 02/01/2025
Vụ ô tô đâm vào rạp đám tang ở Hải Dương: Tài xế là cán bộ huyệnVụ ô tô đâm vào rạp đám tang ở Hải Dương: Tài xế là cán bộ huyện
16:49:30 02/01/2025
1 cô gái gây dậy sóng khi "bóc" chuyện hẹn hò bí mật với HIEUTHUHAI, nam rapper nói 1 câu hot khắp cõi mạng!1 cô gái gây dậy sóng khi "bóc" chuyện hẹn hò bí mật với HIEUTHUHAI, nam rapper nói 1 câu hot khắp cõi mạng!
15:32:01 02/01/2025
Triệu Lộ Tư bị tố nói dối, đóng vai nạn nhân nhằm thao túng dư luận, danh tính người tố cáo khiến ai cũng bất ngờTriệu Lộ Tư bị tố nói dối, đóng vai nạn nhân nhằm thao túng dư luận, danh tính người tố cáo khiến ai cũng bất ngờ
17:34:19 02/01/2025
3 bức ảnh trong ngày đón đâu để lộ thái độ nhà chồng hào môn với MC Mai Ngọc3 bức ảnh trong ngày đón đâu để lộ thái độ nhà chồng hào môn với MC Mai Ngọc
16:12:41 02/01/2025
Triệu Lộ Tư sẽ giải nghệ sớm?Triệu Lộ Tư sẽ giải nghệ sớm?
15:10:56 02/01/2025
Ngôi nhà không có 1 ai xấu ở Trung Quốc: Sốc visual khi xem lần lượt nhan sắc từng ngườiNgôi nhà không có 1 ai xấu ở Trung Quốc: Sốc visual khi xem lần lượt nhan sắc từng người
15:18:40 02/01/2025

Tin mới nhất

Chính quyền mới Syria đối mặt áp lực tái thiết

Chính quyền mới Syria đối mặt áp lực tái thiết

20:39:00 02/01/2025
Các quốc gia láng giềng, đặc biệt là Israel và các quốc gia Vùng Vịnh, đang theo dõi sát sao tình hình tại Syria khi chính quyền lâm thời bắt đầu thiết lập vị thế của mình.
Thủ tướng Đức Scholz gặp khó trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới

Thủ tướng Đức Scholz gặp khó trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới

20:34:16 02/01/2025
Theo đó, cuộc thăm dò cho thấy chỉ khoảng 16% người Đức tin rằng Thủ tướng đương nhiệm Olaf Scholz sẽ tiếp tục tại nhiệm sau cuộc bầu cử, trong khi đó chỉ 7% tin rằng đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của ông sẽ giành chiến thắng.
Vấn đề người di cư: Anh thắt chặt hạn chế đối với các nghi phạm buôn người

Vấn đề người di cư: Anh thắt chặt hạn chế đối với các nghi phạm buôn người

20:15:45 02/01/2025
Bộ trưởng Nội vụ Anh Yvette Cooper nêu rõ: Chúng tôi trao cho lực lượng thực thi pháp luật quyền hạn mạnh hơn để truy tố và ngăn chặn được nhiều hơn những mạng lưới này .
Lữ đoàn tinh nhuệ của Ukraine chật vật vì nạn đào ngũ

Lữ đoàn tinh nhuệ của Ukraine chật vật vì nạn đào ngũ

15:27:18 02/01/2025
Lữ đoàn 155 của Ukraine được thành lập với kỳ vọng mang lại luồng gió mới trong quân đội nhưng lại liên tục gặp phải vấn đề do nạn đào ngũ.
F-16 Ukraine bị bắn hạ: Danh tiếng lẫy lừng ở Trung Đông chưa tái hiện

F-16 Ukraine bị bắn hạ: Danh tiếng lẫy lừng ở Trung Đông chưa tái hiện

15:24:57 02/01/2025
Mặc dù chiến đấu cơ F-16 đã phát huy tốt tính năng kỹ chiến thuật trong lực lượng không quân Israel ở Trung Đông, nhưng vì sao chúng lại khá lặng thầm trên chiến trường Ukraine?
Trợ lý thân tín của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đồng loạt từ chức

Trợ lý thân tín của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đồng loạt từ chức

15:21:56 02/01/2025
Đảng cầm quyền Quyền Lực Nhân Dân của ông Yoon đã chỉ trích quyết định của ông Choi, cho rằng nó thiếu sự tham vấn đầy đủ trước khi được đưa ra.
Iran nêu điều kiện đàm phán hạt nhân với Mỹ

Iran nêu điều kiện đàm phán hạt nhân với Mỹ

15:16:01 02/01/2025
Ông Araghchi cảnh báo rằng nếu Mỹ quyết định sử dụng các chiến thuật trước đây để gây sức ép với Iran như đã từng thực hiện trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống đắc cử Trump thì Mỹ sẽ gặp phải sự phản kháng tương tự.
Thế giới 2024: Kinh tế Singapore tăng trưởng vượt dự báo

Thế giới 2024: Kinh tế Singapore tăng trưởng vượt dự báo

15:15:37 02/01/2025
Theo Bộ Thương mại Singapore, mức tăng trưởng này đánh dấu sự tăng tốc đáng kể từ 1,1% ghi nhận trong năm 2023, cao hơn mức dự báo 3,5% đưa ra vào tháng 11/2024.
Trùm tình báo Ukraine nêu mục tiêu cần thực hiện trong năm 2025

Trùm tình báo Ukraine nêu mục tiêu cần thực hiện trong năm 2025

15:14:10 02/01/2025
Kyrylo Budanov, người đứng đầu Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine, nhấn mạnh rằng cần phải tìm ra giải pháp để ngăn chặn Nga sử dụng các UAV FPV cáp quang vào năm 2025.
Rừng Amazon tại Brazil ghi nhận số vụ cháy cao nhất trong 17 năm qua

Rừng Amazon tại Brazil ghi nhận số vụ cháy cao nhất trong 17 năm qua

15:01:43 02/01/2025
Thành quả này được cho là nhờ vào các chính sách bảo tồn quyết liệt của chính phủ Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva - người đưa mục tiêu bảo vệ Amazon trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel từ chức nghị sĩ

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel từ chức nghị sĩ

14:41:59 02/01/2025
Ngày 5/11 vừa qua, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã quyết định cách chức Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant, với lý do không còn tín nhiệm quan chức này trong thời gian xảy ra cuộc xung đột tại Dải Gaza.
Phát hiện thêm thi thể nạn nhân trong vụ sập cầu ở Brazil

Phát hiện thêm thi thể nạn nhân trong vụ sập cầu ở Brazil

14:34:22 02/01/2025
Trước đó, công tác tìm kiếm đã bị gián đoạn do xảy ra vụ tai nạn giữa 3 chiếc xe tải chở hàng chục lít thuốc trừ sâu và axit sulfuric. Tuy nhiên, sau khi phân tích mẫu nước trong khu vực, các nhà chức trách cho biết không phát hiện dấu ...

Có thể bạn quan tâm

Bị "phong sát", Lý Dịch Phong lách luật trở lại sau 3 năm bị bắt vì mua dâm bằng cách thức gây tranh cãi

Bị "phong sát", Lý Dịch Phong lách luật trở lại sau 3 năm bị bắt vì mua dâm bằng cách thức gây tranh cãi

Sao châu á

20:43:52 02/01/2025
Mới đây nhất, Lý Dịch Phong thông báo mở world tour mang tên The Covenant Of The Green Sea. Chặng đầu tiên của tour này sẽ diễn ra ở Thái Lan vào ngày 12/4.
Puka gặp sự cố nguy hiểm khi mang thai con đầu lòng

Puka gặp sự cố nguy hiểm khi mang thai con đầu lòng

Sao việt

20:39:36 02/01/2025
Không chỉ luôn quan tâm và để ý mọi hành động của vợ, Gin Tuấn Kiệt còn đảm nhận hết công việc nội trợ cho Puka nghỉ ngơi.
Hình ảnh trái ngược đến khó tin được ghi nhận tại 1 ngã tư Hà Nội so với 1 tháng trước đây

Hình ảnh trái ngược đến khó tin được ghi nhận tại 1 ngã tư Hà Nội so với 1 tháng trước đây

Netizen

20:00:55 02/01/2025
Sau 2 ngày áp dụng mức xử phạt vi phạm giao thông mới, tình hình giao thông tại các nút giao có chuyển biến rõ rệt, phần lớn người dân đều có ý thức chấp hành đèn tín hiệu.
Vi phạm của nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp trong vụ án ở Bộ Công Thương

Vi phạm của nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp trong vụ án ở Bộ Công Thương

Pháp luật

19:55:11 02/01/2025
Theo kết luận điều tra bổ sung, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu cùng nhiều cá nhân khác đã có vi phạm nhưng là hành chính, nên không bị xử lý hình sự.
Diễn biến mới vụ rơi gãy 9 phiến dầm cầu trên cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Diễn biến mới vụ rơi gãy 9 phiến dầm cầu trên cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Tin nổi bật

19:44:33 02/01/2025
Liên quan sự cố rơi gãy 9 phiến dầm khi thi công cầu trên cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị đánh giá lại quá trình chuẩn bị thi công về kỹ thuật, độ an toàn, vị trí đặt xe cẩu.
Mỹ Linh và MisThy thích thú khi được fan tiếp sức bằng món quà tinh thần

Mỹ Linh và MisThy thích thú khi được fan tiếp sức bằng món quà tinh thần

Tv show

19:33:58 02/01/2025
Tập 10 Chị đẹp chuyện chưa lên sóng 2024 chia sẻ những khoảnh khắc tổng duyệt của Đường đua chị đẹp Thu Phương với những khó khăn của sân khấu nước.
Canh khoai tây xay nhuyễn nấu rau cần của người Thái Bình đang là 'trend' tiktok có gì đặc biệt?

Canh khoai tây xay nhuyễn nấu rau cần của người Thái Bình đang là 'trend' tiktok có gì đặc biệt?

Ẩm thực

19:22:19 02/01/2025
Khoai tây và rau cần đang vào chính vụ ngon và rẻ, sự kết hợp tưởng chừng lạ này nhưng lại làm nên món canh bình dân lại cuốn vị.
Cách pha và cách uống mật ong buổi sáng đảm bảo giảm cân, trẻ hóa làn da

Cách pha và cách uống mật ong buổi sáng đảm bảo giảm cân, trẻ hóa làn da

Làm đẹp

18:51:30 02/01/2025
Không cần nhịn ăn khổ sở, nước mật ong là cách giảm cân nhẹ nhàng mà hiệu quả. Với lượng calo thấp cùng các dưỡng chất như vitamin, chất chống oxy hóa, mật ong giúp bổ sung năng lượng mà không gây tích tụ mỡ thừa.
Vụ tuyển Việt Nam bị xem trộm: Người lạ qua mặt an ninh và khán đài cao 5m bằng cách nào?

Vụ tuyển Việt Nam bị xem trộm: Người lạ qua mặt an ninh và khán đài cao 5m bằng cách nào?

Sao thể thao

18:01:51 02/01/2025
Vụ việc xảy ra vào tối qua (1/1/2025) khiến dư luận xôn xao bởi mối lo tuyển Việt Nam có thể bị lộ chiến thuật trước trận chung kết AFF Cup 2024 gặp Thái Lan.
Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 53: Ông Liêm và Kiều - Vỏ quýt dày có móng tay nhọn

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 53: Ông Liêm và Kiều - Vỏ quýt dày có móng tay nhọn

Phim việt

17:37:02 02/01/2025
Hóa ra Kiều không phải phản bội Kiên và nhóm bạn cậu. Kiều cố tình trở về nhà ông Liêm là để tìm tài liệu chơi lại ông ta.
8 mẫu túi xách sang chảnh, đáng mua nhất hiện nay

8 mẫu túi xách sang chảnh, đáng mua nhất hiện nay

Thời trang

17:03:01 02/01/2025
Túi xách có dây đeo bằng kim loại tạo nên điểm nhấn sang trọng, thời thượng khi kết hợp với bất kỳ trang phục nào.