Khi hành động cực quen thuộc trở thành… tự hoại: Đây là 6 lý do để bạn làm gì thì làm, đừng nên ngoáy mũi
Một hành động ai cũng có nhưng lại tiềm ẩn những nguy cơ đầy bất ngờ.
Bạn có chối thế nào cũng được, nhưng sự thật là ai mà chẳng có lúc phải… ngoáy mũi? Dù là hotgirl xinh như nữ thần hay không được đẹp cho lắm thì cũng chẳng thể thoát khỏi cái thú vui trần tục này được.
Dĩ nhiên, chúng ta cũng biết rằng ngoáy mũi nơi công cộng là không nên. Chỉ là ngay cả khi ở nhà, bạn cũng không nên làm vậy quá nhiều đâu, bởi đó là một hành động ẩn chứa rất nhiều rủi ro.
1. Nguy cơ nhiễm trùng rất cao
Càng ngoáy mũi lâu, khả năng ngón tay của bạn gây trầy xước trong mũi sẽ là càng lớn, dẫn đến việc vi khuẩn tích tụ và gây nhiễm trùng.
Theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Science Daily , những người hay ngoáy mũi hoặc ngoáy mũi có nguy cơ nhiễm vi khuẩn gây viêm phổi cao hơn hẳn. Đặc biệt, loại vi khuẩn này có khả năng xâm nhập kể cả khi mũi bạn khô hay ướt. Hơn thế nữa nếu bạn lười rửa tay, vi khuẩn ấy thậm chí có thể lây lan sang cho người khác.
Vậy nên để tránh nguy cơ ấy xảy ra, ít nhất hãy đảm bảo rửa tay thật sạch sẽ trước khi ngoáy mũi.
2. Gây tổn thương khoang mũi
Nếu có thói quen ngoáy mũi lâu và thường xuyên, khả năng khoang mũi của bạn chịu tổn thương cũng sẽ cao hơn. Theo nghiên cứu trên Cureus , người có thói quen ngoáy mũi thường xuyên có nguy cơ bị sưng viêm mô khoang mũi, thậm chí dẫn đến hẹp lỗ mũi nữa.
Video đang HOT
3. Bạn cũng dễ ốm hơn rất nhiều
Dịch nhầy trong lỗ mũi đóng vai trò giữ lại mọi thứ bạn hít vào, từ vi khuẩn cho đến bụi bẩn. Vậy nên ngoáy mũi cũng đồng nghĩa với việc khiến những thứ ghê rợn đó chuyển sang tay bạn.
Thế rồi từ đôi tay, số vi khuẩn ấy sẽ bám lên các bề mặt xung quanh, hoặc thậm chí lọt vào miệng của bạn (dù là vô tình hay cố ý). Đó là chưa kể tay bạn cũng chưa chắc sạch nữa, khiến cơ thể vô tình nhiễm khuẩn và dễ đổ bệnh hơn.
4. Gây chảy máu cam
Ngoáy mũi sẽ làm tăng ma sát lên mạch máu trong mũi, làm tăng nguy cơ vỡ mạch và gây chảy máu.
5. Mọc mụn
Khi ngoáy mũi, bạn có thể vô tình… nhổ bớt một vài sợi lông, và mụn cũng theo đó mà mọc lên.
6. Thương tổn vách ngăn
Vách ngăn là phần chia cắt 2 bên lỗ mũi. Việc ngoáy mũi có thể khiến khu vực này chịu tổn thương, thậm chí thành một lỗ thủng, rất khó phục hồi.
Vậy phải làm thế nào?
Đơn giản thôi, hãy đảm bảo cho tay bạn thật sạch sẽ, sử dụng khăn giấy mềm khi ngoáy và chỉ ngoáy trong thời gian ngắn, tuyệt đối không hình thành thói quen (vì nó rất xấu).
Điểm mặt một số thói quen gây hại sức khỏe
Thường ngày chúng ta nhất định phải nuôi dưỡng những thói quen và chế độ ăn uống tốt, để tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể, đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, hỗ trợ việc kéo dài tuổi thọ.
Có một số người đã và đang hình thành những thói quen xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Khạc nhổ bừa bãi làm bệnh lây lan
Khạc nhổ thường được xem là một hành động của sự tức giận và thiếu tôn trọng người xung quanh, tuy nhiên đôi khi nó chỉ đơn giản là một thói quen của nhiều người. Khi mắc các bệnh về mũi, họng, phế quản, phổi, người bệnh thường hay bị ho khan hoặc có đờm.
Nhiều người hay tùy tiện khạc nhổ đờm bất kỳ chỗ nào như mặt đường, chân tường, phòng họp, sàn nhà, bệnh viện... Ruồi nhặng đậu vào đờm rồi bâu vào thức ăn, bát đũa truyền bệnh đường tiêu hóa.
Đờm khô, quyện vào bụi bay đi khắp nơi, reo rắc vi khuẩn, virus, nhất là vi khuẩn lao, làm bệnh lây lan trong cộng đồng rất nguy hiểm. Đặc biệt hiện nay, với dịch bệnh COVID-19, hành vi này càng nên được thay đổi.
Đối với những người vô tình đứng cạnh hoặc ở gần người khạc nhổ bừa bãi thì nên ngay lập tức rửa sạch tay, mặt... (những phần cơ thể nghi ngờ giọt nước bọt có thể bắn vào) bằng xà phòng và nhiều nước sạch. Nếu nước bọt bắn vào mắt, mũi hoặc miệng, hãy rửa sạch bằng nhiều nước sạch, nhỏ mũi và mắt bằng nước muối sinh lý, súc họng. Nếu nghĩ mình có nguy cơ bị nhiễm bệnh, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra sức khỏe.
Xỉa răng bằng tăm nhọn, to là thói quen gây hại cho sức khoẻ.
Xỉa răng bằng tăm nhọn to, ngoáy mũi
Cũng tương tự nhiều người có thói quen dùng tăm nhọn, to chọc vào khe răng hoặc chỗ răng bị sâu làm vỡ men răng, cạnh tăm cật sắc làm tổn thương lợi, tụt lợi, viêm quanh chân răng. Chọc tăm vào khe răng làm kẽ răng ngày càng rộng, dễ gây rụng răng. Do đó, chỉ nên xỉa trên bề mặt răng hoặc đánh răng bằng bàn chải.
Ngoài ra, ngoáy mũi bằng tay cũng không tốt, móng tay sắc làm xây xước niêm mạc mũi. Chỗ chân lông bị nhổ sẽ gây viêm hoặc tạo nên các nhọt trong vách mũi, từ đó có thể gây nhiễm khuẩn huyết, rất nguy hiểm đến tính mạng. Đối với lông mũi, nên dùng kéo cắt bớt, không nên nhổ. Không nên dùng ngón tay ngoáy mũi. Nên dùng khăn sạch hay tăm bông lau nhẹ phía trong vách mũi.
Uống rượu, hút thuốc
Uống rượu là thói quen của một số người, tuy nhiên uống rượu nhiều làm suy tế bào gan, gây xơ gan. Rượu làm xơ cứng động mạch, kích thích thần kinh, gây loạn nhịp tim, tăng huyết áp, gây tai biến mạch máu não. Bia rượu gây kích thích niêm mạc dạ dày, thúc đẩy quá trình viêm loét dạ dày, tá tràng. Người nghiện rượu lâu, tinh thần sa sút, làm việc kém năng suất, dễ gây tai nạn lao động.
Tương tự, hút thuốc lá là một thói quen không tốt của nhiều người, khoa học cho biết chắc chắn trong thuốc lá có 60 chất gây các bệnh viêm răng lợi, viêm họng, viêm phế quản, loét dạ dày, ung thư phế quản, ung thư dạ dày, bàng quang, bệnh mạch vành tim. Vợ, con người nghiện thuốc lá cũng có nguy cơ mắc các bệnh trên chẳng kém người nghiện. Vì vậy, người nghiện nên dần dần bỏ thuốc.
Không rửa tay đúng cách và thường xuyên
Với đa phần các bệnh truyền nhiễm thì vệ sinh bàn tay là một trong các biện pháp phòng bệnh khá hiệu quả. Cũng giống như nhiều loại virus khác, virus corona mới cũng thông qua bề mặt da tay và tiếp xúc với niêm mạc mắt, miệng và nhiễm bệnh.
Bàn tay cũng là 1 bộ phận tham gia nhiều hoạt động của cơ thể nhất là các hoạt động liên quan đến giao lưu giữa người với người. Đặc biệt những người tham gia công việc nội trợ, đầu bếp... nếu bàn tay không được đảm bảo vệ sinh thì khả năng lây nhiễm bệnh cho người khác là rất cao.
Theo khuyến cáo của các tổ chức y tế trên thế giới, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nước sạch hoặc các dung dịch sát khuẩn giúp hạn chế tình trạng lây lan dịch bệnh. Để bảo vệ đôi tay trong các đợt dịch bệnh, mọi người cần, rửa tay đúng cách, thường xuyên. Hạn chế cầm nắm trực tiếp vào các vật dụng chung như tay nắm cửa...
Nếu phải sử dụng những vật dụng chung nên lót giấy sạch hoặc đeo găng tay dùng 1 lần. Vệ sinh tay trước khi chế biến thực phẩm, sau khi đi vệ sinh, sau khi di chuyển từ ngoài về. Nên sử dụng xà phòng để rửa tay. Cọ kỹ nhất là phần móng tay ít nhất 20 giây trước khi rửa lại bằng nước sạch và lau khô.
7 "không" vào bữa tối để bảo vệ sức khỏe, tránh bệnh về tiêu hóa và ngừa ung thư Một trong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh, khó phòng ngừa ung thư là do thói quen ăn uống không tốt vào bữa tối. Hãy ghi nhớ 7 điều khi ăn tối để bảo vệ sức khỏe, ngừa ung thư. 1. Không ăn cố thức ăn thừa vào bữa tối Ảnh minh họa Nhiều người sợ lãng phí thức ăn, do đó...