Khi Facebook mở quán café, Apple tạo quảng trường và Google lập thành phố thông minh
Cà phê miễn phí, xe đạp cho mượn và các sự kiện công cộng: Đây là một số tiện ích mà các thương hiệu công nghệ và ngân hàng cung cấp tại những không gian bán lẻ thế hệ mới.
Sau khi đối mặt với nhiều vụ bê bối về quyền riêng tư, Facebook đã công bố kế hoạch mở một loạt năm “Facebook Café” trên khắp Vương quốc Anh vào đầu tháng 9.
Ở đó, bạn sẽ có thể kiểm tra quyền riêng tư của mình cùng với cà phê miễn phí, theo Evening Standard. Kế hoạch này được gọi là một “trò PR”, có thể là vậy. Nhưng trong bối cảnh mà các công ty công nghệ đang xây dựng sự hiện diện trong các thành phố, có lẽ Facebook gia nhập bữa tiệc có phần hơi muộn.
Nhiều thành phố lớn vẫn đang hình dung xem cần phải làm gì trong một thế giới thời “hậu Amazon”: Những cửa hàng bán lẻ quen thuộc từng phủ đầy các con đường đã bị đóng cửa ồ ạt trong thập niên qua và điều này có vẻ không dừng lại.
Năm ngoái, 5.824 cửa hàng ở Mỹ đã phải đóng cửa và trong năm nay 7.062 cửa hàng đã đóng cửa; các nhà phân tích tin rằng cho đến cuối năm 2019 sẽ có hơn 12.000 cửa hàng phải đóng cửa.
Các doanh nghiệp thành công chuyển vào những chỗ trống này thường tập trung vào trải nghiệm, cung cấp dịch vụ cần thiết do con người phục vụ hơn là các loại hàng hóa mà người tiêu dùng dễ dàng đặt hàng qua mạng trực tuyến.
Chẳng hạn, các trung tâm trị liệu thể chất là một trong những dịch vụ “ nóng nhất” trong xu hướng bán lẻ mới hiện giờ. Không chịu thua kém, ngành công nghệ cũng đang xây dựng một dấu ấn ngoại tuyến, tìm cách tái định vị các thương hiệu công nghệ như những sự hiện diện thân thiện, dễ tiếp cận ở các thành phố và khu vực lân cận.
Video đang HOT
Năm 2017, Apple bắt đầu điều chỉnh các cửa hàng của họ và miêu tả chúng như là những “town square” ( quảng trường thành phố). Đây là một sự chuyển đổi tinh tế về mặt ngôn ngữ nhằm tái định vị các cửa hàng Apple như “những nơi tụ tập” và dĩ nhiên mang lại cơ hội để công chúng được sống cùng thương hiệu – sống cùng Apple.
Trong khi đó, công ty mẹ Alphabet của Google đang tiến xa hơn và “chiếm chỗ” trong các thành phố. Chẳng hạn, Alphabet có kế hoạch phát triển Quayside thành “một khu vực thành phố thông minh” ở Toronto – nơi sẽ có mọi thứ từ nhà cửa, không gian văn phòng cho đến khu vực công cộng – tất cả đều được sản xuất bởi tập đoàn công nghệ khổng lồ này.
Trở lại với ý tưởng Facebook Café. Facebook, với tư cách là một nền tảng kỹ thuật số, là một thương hiệu được xây dựng dựa trên bạn bè của bạn.
Bạn có thể không đánh giá cao các chính sách quyền riêng tư lỏng lẻo của Mark Zuckerberg, nhưng bạn yêu tất cả những bức ảnh cún con và em bé trên Facebook. Và bạn có khuynh hướng so sánh cuộc sống của mình với những người khác, vì vậy bạn tiếp tục quay lại đây.
Thế mạnh lớn nhất của Facebook là họ đã thực sự xây dựng quảng trường thành phố (kỹ thuật số), tuy nhiên, cũng đã làm méo mó quảng trường đó thông qua các thuật toán của họ.
Facebook có thể vẫn là một điểm đến phổ biến, nhưng nó không phải là một địa điểm. Ngoài các hoạt động bảo mật kém, việc giao dịch với dịch vụ khách hàng mơ hồ của Facebook cũng giống như hét vào một khoảng không. Chính vì thế, một quán cà phê ngoại tuyến có thể là một động thái PR thông minh của Facebook, làm dịu đi cảm xúc của công chúng, nhưng nó cũng là biểu hiện đầu tiên của Facebook cho một vị trí thực trên bản đồ với đội ngũ nhân viên mà bạn thực sự có thể nói chuyện với họ.
Facebook sẽ xuất hiện như một trải nghiệm thực với những con người bằng xương bằng thịt thay vì chỉ hiện diện trên môi trường kỹ thuật số.
Giống như Apple, Amazon và Google/Alphabet, Facebook muốn đưa thương hiệu của mình vào thế giới thực bằng một quán cà phê địa phương thân thiện, nơi bạn có thể dừng lại để uống cà phê nếu bạn đồng ý kiểm tra chính sách riêng tư trên tài khoản của bạn.
Khi các thương hiệu này trở thành địa điểm, chứ không chỉ là nền tảng kỹ thuật số, chúng sẽ có tác động sâu sắc đến các thành phố, biến các Phố chính ( Main Street) trở nên tương đương với màn hình chính trên điện thoại thông minh của bạn.
Chúng ta vẫn phải chờ đợi để thấy chính xác bằng cách nào họ có thể làm điều đó và thay đổi cuộc sống của các cộng đồng. Nhưng các thành phố của chúng ta sẽ không bao giờ còn giống y như cũ.
Theo người đưa tin
Từ nay, làm ở Google sẽ không như xưa
Những quy tắc nội bộ mới của Google buộc nhân viên phải chịu trách nhiệm về những gì đã nói tại trụ sở làm việc và sẽ có những quản trị viên để quản lý bảng trò chuyện công ty.
Theo Bloomberg, công ty mẹ của Google, Alphabet .Inc đã ban hành một số quy tắc nội bộ mới nhằm ngăn chặn các nhân viên bàn tán về những vấn đề chính trị.
Cụ thể, "những điều lệ cộng đồng" khuyến cáo nhân viên không nên có các cuộc hội thoại "gây chia rẽ" và đồng thời cảnh báo, họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những gì đã nói tại trụ sở làm việc.
Một nhân viên Google tại San Francisco giơ tấm bảng có nội dung: "Tôi báo cáo lại sự việc và ông ta được thăng chức"..
Theo một người phát ngôn của Google, công ty đang xây dựng một công cụ để cho phép nhân viên gắn cờ những bài đăng nội bộ có vấn đề. Ngoài ra, Google cũng sẽ tạo ra một nhóm những quản trị viên để theo dõi các cuộc hội thoại trên bảng trò chuyện của công ty.
"Chia sẻ thông tin và ý tưởng với các đồng nghiệp có thể giúp ích trong việc xây dựng cộng đồng. Tuy nhiên, việc gián đoạn ngày đi làm để có một cuộc tranh luận gay gắt về các vấn đề chính trị hoặc tin tức mới nhất thì không. Trách nhiệm chính vẫn là thực hiện các công việc mà chúng ta được thuê để làm", nội quy nêu rõ.
Google từ trước đến nay vẫn luôn khuyến khích các nhân viên đặt ra những câu hỏi cho nhau và lên tiếng phản đối các nhà quản lý mà họ nghĩ rằng đã đưa ra quyết định sai lầm.
Những người sáng lập Google cho rằng văn hóa mở này đã góp phần tạo nên sự thành công của cuộc cách mạng mà công ty đã tạo ra trong ngành công nghệ 2 thập kỷ vừa rồi.
Tuy nhiên, cũng chính sự tự do và thoải mái trong văn hóa làm việc đã dẫn tới một loạt những vấn đề trong quản lý của Google vài năm gần đây.
Một số nhân viên thậm chí còn sử dụng bảng trò chuyện nội bộ để tập hợp những người khác nhằm chống lại một số dự án của Google như kế hoạch làm công cụ tìm kiếm cho riêng Trung Quốc hay các hợp đồng sử dụng công nghệ AI cho quân đội Mỹ.
"Tôi cho rằng điều này chỉ nhằm làm câm lặng những bất đồng chính kiến. Đây chính là hồi kết cho những gì quan trọng nhất trong văn hóa mở của Google. Cuối cùng thì lợi ích kinh doanh luôn chiến thắng", Irene Knapp - một kỹ sư tại Google cho biết.
Theo Zing
Vượt qua Apple, Google trở thành công ty nhiều tiền nhất thế giới Cụ thể hơn, danh hiệu này vừa được dành cho Alphabet, công ty mẹ của gã khổng lồ tìm kiếm Google. Alphabet - công ty mẹ của Google đã trở thành công ty có nhiều tiền mặt nhất thế giới năm 2019. Theo Financial Times, Alphabet có 117 tỷ USD tiền mặt, bỏ qua công ty đứng ở vị trí thứ 2 là...